Tình hình sử dụng đất nói chung tại địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 56 - 66)

- Thu thập số liệu thứ cấp

3.2.1.Tình hình sử dụng đất nói chung tại địa phương

3.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây

Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã đạt được một số thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như sau:

a) Công tác ban hành văn bản pháp quy

UBND tỉnh đã đề xuất Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và tổ chức ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai để cụ thể hóa Luật đất đai, các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, cụ thể là:

- Tỉnh uỷ ban hành 01 Nghị quyết của thường vụ về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, trong đó có đất đai và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 7 của Ban chấp hành trung ương khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách quản lý đất đai.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất HĐND tỉnh ban hành 11 Nghị quyết, trong đó:

+ Ban hành 02 Nghị quyết về chuẩn y quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010.

+ Ban hành 03 Nghị Quyết về thông qua nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án chuyển tiếp năm 2010 và dự án công trình cấp bách thực hiện năm 2011; thông qua các dự án có nhu cầu sử dụng đất đã triển khai thực hiện trước ngày 31/12/2010 và thông qua nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án, công trình cấp bách năm 2012 trên địa bàn tỉnh.

+ Ban hành 06 Nghị quyết về giải quyết chính sách đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

b) UBND tỉnh đã ban hành 29 quyết định, trong đó

- Ban hành 01 Quyết định về quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước. - Ban hành 01 Quyết định về quy định về đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bản tỉnh.

- Ban hành 04 Quyết định về công tác hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất.

- Ban hành 06 Quyết định về ban hành bảng giá đất hàng năm.

- Ban hành 02 Quyết định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành 06 Quyết định về giải quyết đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh. - Ban hành 01 Quyết định quy định về xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

- Đồng thời ban hành 02 chỉ thị về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.

- Ngoài ra UBND tỉnh còn ban hành một số văn bản giao nhiệm vụ cũng như hàng loạt các công văn hướng dẫn, đôn đốc yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tăng cường nhiệm vụ quản lý sử dụng đất đai.

c) Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN QSDĐ

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và để đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính nói riêng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 07/2007/NQ12 ngày 12/11/2007 về việc đẩy mạnh công tác cấp GCN, lập HSĐC để tiến tới cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận. Cụ thể hóa Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 4/12/2008 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, để hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất, lập HSĐC theo Nghị quyết số 07/NQ của Quốc hội.

Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 23/06/2009 “về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Vĩnh Phúc”, Kế hoạch số 2349/KH-UBND ngày 17/06/2009 về đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính và Chỉ thị số 44/2009/CT-UBND ngày 09/07/2009 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm ban hành các Kế hoạch cụ thể hóa Dự án, đồng thời yêu cầu UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch chi tiết của địa phương để thực hiện các mục tiêu do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra.

Ngày 24/8/2011 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Chỉ thị số 1474/CT- TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo, ban hành Công văn số 2419/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/7/2012 V/v đẩy mạnh cấp Giấy chứng nhận để cơ bản hoàn thành trong năm 2013 theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII.

UBND tỉnh ban hành Công văn số 3042/UBND-NN2 ngày 23/7/2012 V/v đẩy mạnh cấp GCNQSDĐ để cơ bản hoàn thành trong năm 2012 theo yêu cầu của QH khóa XII để chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cấp, ngành thực hiện các nội dung yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện các các Nghị quyết, Chỉ thị của Quốc hội và Chính phủ, các Văn bản của Bộ TN&MT, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện, cụ thể:

Quyết định số 1908/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/06/2009 “về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Vĩnh Phúc”

Kế hoạch số 2349/KH-UBND ngày 17/06/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính.

Chỉ thị số 44/2009/CT-UBND ngày 09/07/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội.

Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 25/05/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh

Các văn bản giao nhiệm vụ, công văn đôn đốc, yêu cầu các cấp, ngành thực hiện nhiệm vụ về cấp GCN.

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các ngành, các cẩp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chủ động là đơn vị chủ trì phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn tỉnh.

- Kết quả thực hiện: Luật Đất đai năm 2003 ra đời, nhìn chung đã tháo gỡ được một số những khó khăn nhất định trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, tình hình lập và hoàn thiện hệ thống HSĐC, cập nhật biến động đất đai chưa tốt, chưa kịp thời; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đầy đủ, đồng bộ, đa số còn lạc hậu; trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp còn chưa cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, trong đó có công tác cấp GCN.

- Kết quả cụ thể như sau: Tính đến thời điểm tháng 09/2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp được 426.756 giấy chứng nhận cho người sử dụng đất với diện tích 56.008 ha. Diện tích cấp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

+ Đối với tổ chức

Trên địa bàn tỉnh đã cấp 6605 Giấy chứng nhận với diện tích 4014,88 ha/27737,82 ha đạt 14% diện tích cần cấp. Số lượng giấy cấp nhiều nhất là cho loại đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT, đất an ninh và đất ở tại các khu đô thị. Trong đó:

Nhóm đất nông nghiệp: đã cấp được 43 giấy với diện 719,69 ha trên diện tích đất cần cấp 20.423,52 ha, mới đạt 4% khối lượng;

Nhóm đất phi nông nghiệp: đã cấp được 6562 giấy với diện 3295,19 ha trên diện tích đất cần cấp 7361,4 ha, đạt 45% khối lượng.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân

Trên địa bàn toàn tỉnh đến hết tháng 09/2012 Số lượng giấy cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 420.151 giấy với diện tớch 51993,16 ha/68211.72 ha đạt 76%.

Cụ thể từng đơn vị hành chính như sau:

Bảng 3.2 Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh

TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỐ LƯỢNG (giấy) TỶ LỆ (%) DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) 1 Thành phố Vĩnh Yên 31599 96,34 1826,87 74,75 2 Thị xã Phúc Yên 27153 93,73 3802,48 55,72 3 Huyện Lập Thạch 63096 93,75 8085,04 70,81

4 Huyện Tam Dương 36919 83,33 5671,22 74,74

5 Huyện Tam Đảo 30614 96,70 4441,35 78,37

6 Huyện Bình Xuyên 34049 84,31 4590,57 66,64

7 Huyện Yên Lạc 68192 99,10 7380,42 93,54

8 Huyện Vĩnh Tường 83210 93,34 8751,22 90,51

Tổng 420151 92,94 51993,16 77,12

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)

Và theo từng nhóm như sau:

Nhóm đất nông nghiệp đã cấp được 181.627 giấy với diện 45304 ha trên diện tích đất cần cấp 59943,14 ha, đạt75,6%. Diện tích đất đã cấp giấy chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 40588,91 ha đạt 90% diện tích cần cấp. Trong đó đất Lâm nghiệp đã cấp được 4231 giấy chứng nhận với diện tích 4303,62 ha trên diện tích cần cấp là 12598,76 ha đạt 34,2% diện tích cần cấp.

Nhóm đất phi nông nghiệp đã cấp được 238524 giấy với diện 6689,06 ha trên diện tích đất cần cấp 8268,58 ha,đạt 81%.

Như vậy kết quả cấp cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đạt 94% số hộ (420151/446879), đạt 76% về diện tích (51993,16ha/68211,72ha).

- Đánh giá chung: Nhìn chung công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu của NQ 07/NQ- QHcủa Uỷ ban thường vụ Quốc Hội. Tuy nhiên, diện tích đã cấp giấy nếu tính chung cho các loại cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân mới đạt khoảng 60% (55930 ha/94555,4 ha cần cấp). Đặc biệt là đất lâm nghiệp mới đạt 34,2%. Trong đó phần lớn diện tích đất chưa được cấp thuộc về các tổ chức sử dụng với diện tích lớn như Vườn Quốc gia Tam Đảo (hơn 14.000 ha), đất Quốc Phòng (800 ha), đất có nguồn gốc nông lâm trường quốc doanh (1.700 ha), Trung tâm nghiên cứu lâm sinh Đông bắc bộ (460 ha), Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch (1.300 ha) và một phần đất ở do hồ sơ đất chưa rõ ràng.

- Việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất sau khi đo đạc bản đồ địa chính chính quy đạt kết quả rất thấp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là việc lập Hồ sơ địa chính hầu như không được chính quyền cơ sở quan tâm thực hiện mặc dù UBND tỉnh và ngành đã chỉ đạo quyết liệt.

3.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo số liệu kiểm kê năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 123.650,04 ha, tăng 552,23 ha so với Kiểm kê năm 2005 (đã điều chỉnh sau khi trừ diện tích huyện Mê Linh). Nguyên nhân cơ bản là do hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính tại các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc và việc điều chỉnh lại diện tích tự nhiên theo công văn số 759/BTNMT- ĐKTKĐĐ ngày 28/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 86.709,73 ha, giảm 903,17 ha so với năm 2005; - Đất phi nông nghiệp: 34.778,73 ha tăng 2244,42 ha;

- Đất chưa sử dụng: 2.161,58 ha, giảm 789,01 ha so với năm 2005;

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúcnăm 2011

Đơn vị tính: Ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số

Chia theo huyện, thành, thị Vĩnh Yên Phúc Yên Lập Thạch Tam Dương Tổng diện tích tự nhiên 123.650,0 5 5.081,27 12.013,05 17.310,22 10.821,44 I. Đất nông nghiệp 86.382,26 2.249,62 8.295,42 12.582,38 7.074,75

1. Đất sản xuất nông nghiệp 50.140,45 1.955,19 3.556,68 8.098,43 5.392,18

1.1. Đất trồng cây hàng năm 41.577,51 1.708,02 2.747,31 5.634,35 4.582,21 1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 247,17 809,37 2.464,08 809,97

2. Đất lâm nghiệp có rừng 32.574,52 144,68 4.586,33 4.270,11 1.395,72 2.1. Đất rừng sản xuất 13.486,37 144,68 2.691,23 3.462,47 1.395,72 2.2. Đất rừng phòng hộ 3.962,28 - 1.360,60 807,64 - 2.3. Đất rừng đặc dụng 15.125,87 - 534,50 - - 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.584,16 149,57 149,22 201,22 267,08 4. Đất nông nghiệp khác 83,13 0,18 3,19 12,62 19,77

II. Đất phi nông nghiệp 35.108,59 2.778,44 3.534,98 4.035,16 3.707,38

2. Đất chuyên dung 18.952,33 1.744,48 1.985,61 2.179,15 1.816,59 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 15,39 14,08 13,76 16,53 4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 749,27 52,39 51,50 148,07 66,01 5. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dung 6.948,68 200,49 636,46 1.101,11 236,70 6. Đất phi nông nghiệp khác 30,44 1,31 - - 7,09

Đơn vị tính: Ha Tam Đảo Bình Xuyên Yên Lạc Vĩnh Tường Sông Tổng diện tích tự nhiên 23.587,62 14.847,31 10.767,39 14.189,98 15.031,77 I. Đất nông nghiệp 18.968,85 10.265,10 7.459,22 9.157,87 10.329,05

1. Đất sản xuất nông nghiệp 4.326,71 6.271,06 6.282,52 8.008,06 6.249,62

1.1. Đất trồng cây hàng năm 3.134,61 5.196,98 6.274,65 7.996,73 4.302,65 1.2. Đất trồng cây lâu năm 1.192,10 1.074,08 7,87 11,33 1.946,97

2. Đất lâm nghiệp có rừng 14.614,14 3.633,59 - - 3.929,95 2.1. Đất rừng sản xuất 1.748,07 1.240,54 - - 2.803,66 2.2. Đất rừng phòng hộ 537,66 130,09 - - 1.126,29 2.3. Đất rừng đặc dụng 12.328,41 2.262,96 - - - 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,00 346,09 1.172,16 1.122,44 148,38 4. Đất nông nghiệp khác - 14,36 4,54 27,37 1,10

II. Đất phi nông nghiệp 4.523,68 4.500,48 3.271,59 5.030,71 3.726,17

1. Đất ở 436,29 684,32 1.414,20 1.454,01 468,13 2. Đất chuyên dung 2.317,78 3.295,82 1.420,66 2.435,15 1.757,09 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 55,01 22,52 26,40 23,77 14,22 4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 90,64 84,65 61,16 100,04 94,81 5. Đất song suối và mặt

nước chuyên dung 1.623,76 401,17 348,17 1.008,90 1.391,92 6. Đất phi nông nghiệp khác 0,20 12,00 1,00 8,84 -

III. Đất chưa sử dụng 95,09 81,73 36,58 1,40 976,55

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

3.2.1.3. Tình hình thanh tra, tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.

a) Thanh tra: Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo thực hiện 100 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất tại 695 đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; 100 UBND cấp xã và 06 UBND cấp huyện.

- Qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện và kiến nghị với UBND tỉnh thu hồi và hủy bỏ 12 dự án quy hoạch treo với diện tích 545 ha;thu hồi 1.425,83 ha đất đã giao cho 31 dự án thuê đất, đối với các chủ sử dụng đất chậm triển khai dự án vi phạm Khoản 12, Điều 38 Luật đất đai năm 2003; thu hồi 12.000.000 đồng do chi sai mục đích;

- Kiểm tra phát hiện và yêu cầu nộp 200.367.120.275 đồngtiền sử dụng đất của các dự án đô thị vào ngân sách Nhà nước.

b) Tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 56 - 66)