3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN
3.3.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở
Trong những năm vừa qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng khích lệ, minh chứng trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều dự án đã và đang được triển khai kéo theo nhu cầu và giá trị sử dụng đất tăng lên, làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trở nên quan trọng và cấp thiết. đặc biệt đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực đất đai và công tác tiếp dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Cũng như hầu hết các địa phương trong cả nước những năm gần đây tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng phức tạp. Trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã tiến hành tiếp nhận và xử lý nhiều vụ việc. Cụ thể thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trương Vĩnh Phúc qua các năm 2007 – 2011 Năm Tổng số
Thuộc thẩm quyền
Không thuộc thẩm
quyền
Khiếu nại
Tố cáo
Tranh chấp
2007 110 43 67 57 11 42
2008 114 56 58 60 17 37
2009 148 79 69 84 07 57
2010 132 73 59 79 12 41
2011 141 89 52 95 09 37
Tổng 645 340 305 375 56 214
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)
Trong 5 năm Sở đã tiếp nhận 645 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn thư phản ảnh liên quan đến khiếu nại, tố cao và tranh chấp về đất đai. Cao nhất là năm 2008 với 148 đơn thư, chiếm 22,95% tổng số đơn thư. Thấp nhất là năm 2007 với 110 đơn thư, chiếm 17,05% tổng số đơn thư. Bình quân mỗi năm có 129 đơn thư được sở tiếp nhận.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo một phần là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, sự chênh lệch giữa giá đất thu hồi cho các dự án thất hơn so với giá thị trường, bên cạnh đó sự thiếu sót, thiếu tránh nhiệm của một số cán bộ địa chính tại xã, phường, thị trấn còn vi phạm pháp luật đất đai và do pháp luật đất đai còn trồng chéo, thiếu minh bạch ảnh hưởng sử dụng đất của người dân và quản lý của cơ quan nhà nước.
Trong 5 năm đã có 305 số đơn thư gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường của nhân dân không đúng thẩm quyền giải quyết của Sở, chiếm 47,29% tổng số đơn thư.Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật và nhận thức pháp luật về đất đai của nhân dân còn nhiều hạn chế cho nên nhân dân không xác định đơn cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết cho mình.
Trong đó có rất nhiều vụ khiếu nại vượt cấp không thuộc thẩm quyền.
Tuy nhiên, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã giải thích kịp thời và hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Do nhu cầu sử dụng đất và nhận thức của người dân mỗi huyện, thành, thị khác nhau và trình độ chuyên môn của cán bộ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của các huyện, thành, thị cũng khác nhau nên số lượng đơn thư liên quan đến khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau.
Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trương giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
STT Đơn vị hành chính
Tổng số
Thuộc thẩm quyền
Không thuộc
thẩm quyền
Khiếu nại
Tố cáo
Tranh chấp
1 TP Vĩnh Yên 96 61 35 56 11 29
2 Thị xã Phúc Yên 81 50 31 52 5 24
3 H. Bình Xuyên 78 36 42 57 9 12
4 H. Lập Thạch 76 31 45 38 7 31
5 H. Sông Lô 23 16 7 14 1 8
6 H. Tam Đảo 69 27 42 32 6 31
7 H. Tam Dương 75 37 38 40 6 29
8 H. Vĩnh Tường 71 40 31 40 8 23
9 H. Yên Lạc 76 42 34 46 3 27
Tổng Số 645 340 305 375 56 214
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)
Trên địa bàn tỉnh trong 5 năm có 645 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và đơn thư phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Cao nhất là thành phố Vĩnh Yên với 96 đơn thư, chiếm 14.88%
tổng số. Thấp nhất là huyện Sông Lô với 23 đơn thư, chiếm 3,57% (do huyện Sông Lô tách từ huyện Lập Thạch năm 2008).
Nguyên nhân do thành phố Vĩnh Yên có số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cao là do trong những năm qua kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, triển khai nhiều dự án giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp.
Trong tổng số 645 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; cao nhất là đơn thư khiếu nại 375 đơn, chiếm 58,14% tổng số đơn. Thấp nhất là đơn tố cáo 56 đơn thư, chiếm 8,68% tổng số. Nguyên nhân dẫn tới số lượng vụ việc khiếu nại cao là do ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Nhìn chung công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm nhưng do quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều bất cấp và hạn chế nên chưa cấp được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Trong những năm tới Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước đưa công tác quản lý đất đai ngày một đi vào nề nếp, hiệu quả, hạn chế thấp nhất những hành vi vi phạm quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất trái mục đích giao, làm nhà trái phép, các doanh nghiệp chậm hoặc sử dụng đất không hiệu quả để có giải pháp xử lý kịp thời.
3.3.2.1. Tình hình tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai tại Sở Tài nguyên vàMôi trương Vĩnh Phúc giai đoạn 2007– 2011
Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các vụ khiếu nại chủ yếu liên quan đến vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất dòng họ, đòi lại đất dòng họ là những vấn đề nổi cộm gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan nhà nước và gây bức xúc cho nhân dân. Cụ thể tình hình tiếp dân và xử lý đơn thư khiến nại được thể hiện qua bảng 3.7:
Bảng 3.7: Tổng hợp đơn thư khiếu nại về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trương giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
ST
T Đơn vị hành chính Tổng số
Thuộc thẩm quyền
Không thuộc
thẩm quyền
nội dung đơn thư khiếu nại Lấn,
chiếm đất
Đền bù GPMB
Nội dung khác
1 TP Vĩnh Yên 56 39 17 21 26 9
2 Thị xã Phúc Yên 52 28 24 19 21 12
3 H. Bình Xuyên 57 31 26 14 36 7
4 H. Lập Thạch 38 22 16 20 11 7
5 H. Sông Lô 14 9 5 7 6 1
6 H. Tam Đảo 32 14 18 15 10 7
7 H. Tam Dương 40 25 15 22 16 2
8 H. Vĩnh Tường 40 23 17 18 15 7
9 H. Yên Lạc 46 26 20 11 26 9
Tổng Số 375 217 158 147 167 61
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)
Trong nội dung của các đơn thư khiếu nại, kiến nghi, phản ánh liên quan đến khiếu nại thì các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ cao với 44,53% so với tổng số các đơn thư liên quan đến khiếu nại. Việc đền bù GPMB chưa thoả đáng đã gây lên nhiều bức xúc trong nhân dân. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm chạp trong khâu GPMB cho các dự án làm cho tiến độ của các dự án bị chậm lại gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và phát triển kinh tế của địa phương . Các đơn thư khiếu nại này chủ yếu xảy ra trong quá trình thực hiện các dự án như: Dự án xây dựng trường Quốc tế UNIS CAMPUS; Dự án trường Đại học dầu khí, Dự án Khu Đô thị Lạc Hồng; dự án Khu tổ hợp sân golf Đại Lải; Dự án đường vành đai phía bắc giai đoạn 2; Dự án hạ tầng tái định cư đường vành đai phía bắc, dự án các khu công nghiệp và dự án các đường cao tốc… nguyên nhân chủ yếu do người dân đòi giá đền bù cao hơn với giá nhà nước qui định, do gia đền bù
của các dự án thân hơn so với giá thị trường. Việc thực hiện chủ trương đất dịch vụ khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa kịp thời và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể.
Các đơn thư khiếu nại liên quan đến việc đòi lại đất chiếm 39,20% so với tổng số đơn thư khiếu nại. Do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã làm ảnh hưởng trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng.
Các nội dung khác khiếu nại bao gồm khiếu nại về quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quyết định xử phạt hành chính, cấp GCNQSDĐ, khiếu nại quyết định của UBND huyện, thành, thị…. Các vụ khiếu nại ở những nội dung này ít chiếm 16,27% song đây là những vụ việc khó giải quyết vì nằm ở nhiều góc độ khác nhau.
3.3.2.2. Tình hình tiếp nhận đơn thư tố cáo về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2011
Từ năm 2007 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 56 vụ tố cáo liên quan đến đất đai như: Tố cáo cán bộ Đảng viên vi phạm pháp luật đất đai (tố cáo chính quyền địa phương giao đất trái thẩm quyền, giao đất không đúng diện tích được phê duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quy hoạch…), lấn chiếm đất công sử
dụng sai mục đích. Tổng hợp tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư liên quan đến tố cáo thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Tổng hợp đơn thư tố cáo về đất đaitại Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
STT Đơn vị hành chính
Tổng số
Thuộc thẩm quyền
Không thuộc thẩm quyền
nội dung tố cáo Lấn
chiếm, SD sai MĐ
CB, ĐV vi phạm
pháp LĐĐ
Nội dung khác
1 TP Vĩnh Yên 11 7 4 4 6 1
2 Thị xã Phúc Yên 5 2 3 1 3 1
3 H. Bình Xuyên 9 5 4 3 4 2
4 H. Lập Thạch 7 4 3 2 4 1
5 H. Sông Lô 1 1 0 1 0 0
6 H. Tam Đảo 6 4 2 4 1 1
7 H. Tam Đảo 6 2 4 1 4 1
8 H. Vĩnh Tường 8 3 5 3 4 1
9 H. Yên Lạc 3 1 2 0 2 1
Tổng Số 56 29 27 19 28 9
(Nguồn: Sở Tàinguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)
Về số lượng đơn thư tố cáo, đơn thư phản ánh liên quan đến tố cáo nội dung cán bộ Đảng viên vi phạm Luật Đất đai có xu hướng tăng với tỷ lệ là 50%. Nguyên nhân của những vi phạm đó là do một số cán bộ đảng viên về năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai hiện nay. Đây là vấn đế vô cùng nhạy cảm một số cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất đã cố tình làm sai pháp luật đất đai gây
bất bình trong nhân dân dẫn như vụ bà Nguyễn Thị Lý tố cáo Chủ tịch UBND phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên giao đất trái thẩm quyền, Dự án 24 ha đất nông nghiệp của phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên...
Lấn chiếm đất công đây cũng chính là nội dung chiếm một tỷ lệ khá lớn 33,93%. Trong đó có thành phố, thị xã : Vĩnh Yên, Phúc Yên do việc kinh doanh buôn bán của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã lấn chiếm đất công và chủ yếu là lấn chiếm hành lang giao thông. Còn ở một số huyện khác việc lấn chiếm đất công chủ yếu là ở những nơi đất công chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng lại bị bỏ hóa. Nguyên nhân của các vụ việc này là do công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ, đồng bộ, đất đai sử dụng không hợp lý và không có hiệu quả. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chưa thực hiện đúng, đủ quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích hầu hết đều xảy ra ở các huyện, thành, thị. Việc sử dụng sai mục đích chủ yếu là người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp để xây nhà ở hoặc để nuôi trồng thủy sản, một số hộ còn cố tình xây dựng nhà và công trình trên đất đã có quy hoạch để được bồi thường tài sản trên đất.
Những nội dung khác tuy chiếm tỷ lệ nhỏ là 16,07% nhưng đó cũng làm chúng ta phải xem xét về các hành vi vi phạm luật pháp của các cán bộ nói chung và cán bộ địa chính nói riêng trong công tác quản lí nhà nước về đất đai ở địa phương.
3.3.2.3. Tình hình tiếp nhận đơn thư tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2007– 2011
Hiện nay tranh chấp về đất đai ngày càng phức tạp, nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp đó thì rất nhiều. Việc tranh chấp về đất đai cũng chính là nguyên nhân gây mất trật tự xã hội và an ninh chính trị. Tình trạng tranh chấp về đất đai tuy không cao nhưng phức tạp, tranh chấp về đất đai có nhiều
hình thức, tranh chấp tài sản trên đất giữa những người được thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp giữa các hộ giáp danh, tranh chấp đất dòng họ,.... Tổng hợp tình hình tiếp dân và xử lý đơn thư liên quan đến tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc,thể hiện qua bảng 3.9.
Bảng 3.9: Tổng hợp đơn thư tranh chấp về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Stt Đơn vị hành
chính Tổng số
Thuộc thẩm quyền
Không thuộc thẩm quyền
nội dung tranh chấp Quyền
SDĐ
Ranh giới thửa
Nội dung khác
1 TP Vĩnh Yên 29 15 14 7 16 6
2 Thị xã Phúc Yên 24 9 15 9 13 2
3 H. Bình Xuyên 12 7 5 2 7 3
4 H. Lập Thạch 31 12 19 5 19 7
5 H. Sông Lô 8 2 6 4 2 2
6 H. Tam Đảo 31 13 18 13 11 7
7 H. Tam Dương 29 16 13 10 11 8
8 H. Vĩnh Tường 23 9 14 8 9 6
9 H. Yên Lạc 27 11 16 12 7 8
Tổng Số 214 94 120 70 95 49
(Nguồn: Sở Tàinguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)
Các vụ tranh chấp trên địa bàn tỉnh tuy không nhiều nhưng các vụ tranh chấp ngày càng phức tạp do đất đai ngày càng có giá trị kinh tế chính vì thế mà các vụ tranh chấp xảy ra thường là anh, chị, em ruột tranh chấp với nhau do đó đã làm mất đi giá trị đạo đức của con người, hủy hoại tình cảm anh, chị, ruột thịt và gây mất trật tự an toàn xã hội, làm cho quá trình hòa giải tranh chấp ở cơ sở ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó công tác quản lỹ nhà nước về đất đai tại các xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế, việc hoà giải tại địa
phương theo quy định của Luật chưa được chú trọng, dẫn đến gây bức xúc cho những bên tranh chấp.
Các đơn thư liên quan đến các vụ tranh chấp về ranh giới thửa đất chiếm một tỷ lệ khá cao với 44,39% so với tổng số vụ. Đó là do ranh giới thửa đất của người sử dụng trước đõy thường khụng được xỏc định một cỏch rừ ràng, hệ thống bản đồ chưa đảm bảo độ chính xác cao, bên cạnh đó công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn thiếu chặt chẽ….
Các đơn thư tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất chiếm 32,71%
quyền tặng cho, nhận thừa kế …. Các đơn thư có nội dung tranh chấp khác chiếm 22,9% chủ yếu là tình trạng tranh chấp về thửa đất và đường đi chung cũng có xu hướng tăng lên do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng, một số hộ tỏch đất để bỏn hoặc chia đất cho con, chuyển nhượng khụng rừ ràng.
3.3.3. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và