TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CUỘC THANH TRA

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 33 - 107)

2. CƠ SỞ THỰC TẾ

2.1. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CUỘC THANH TRA

2.1.1. Thanh tra Nhà nước

Năm 2011, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, trong đó 8.875 cuộc thanh tra hành chính và 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế là 8.507 tỷ đồng, 286.408 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 5.123 tỷ đồng, 11.845 ha đất (đã thu hồi được 776 tỷ đồng, 981 ha đất); xử phạt vi phạm hành chính 8.011 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 3.473 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.363 tập thể, 2.180 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 166.151 tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 83 vụ việc, 102 người.

2.1.2. Thanh tra đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 04 cuộc thanh tra tra tại 20 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thái

Nguyên, Tuyên Quang, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hải Dương, Bạc Liêu, Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh và Phú Thọ.

- Trên cơ sở kết quả báo cáo có 3.293/5.138 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai với diện tích 21.837,56 ha, trong đó:

+ Đã xử lý 1.713 tổ chức, đạt 52,01 %, tổng diện tích đất đã xử lý là 14.323,2 ha, đạt 65,58 % ha (trong đó thu hồi 778 tổ chức, với diện tích 11.550,39 ha, xử lý khác 935 tổ chức, với diện tích 1.353,99 ha và đang lập hồ sơ thu hồi 143 tổ chức, với diện tích 1.418,82 ha).

+ Còn 1.580 tổ chức chưa xử lý (trong đó có 466 tổ chức chưa kiểm tra), chiếm 47,9% với diện tích là 7.514,36 ha, chiếm 34,42%.

2.2. TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANHCHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN CẢ NƯỚC CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN CẢ NƯỚC

2.2.1. Về tiếp công dân

Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo với 830.855 vụ việc; trong đó có 13.876 đoàn đông người với 161.123 người, 8.824 vụ việc, trong đó:

+ Các địa phương đã tiếp 1.333.474 lượt người với 775.744 vụ việc (tiếp dân thường xuyên 1.060.276 lượt với 624.372 vụ việc và 7.244 đoàn đông người; lãnh đạo các cấp tại địa phương tiếp định kỳ và đột xuất được 273.198 lượt người với 151.372 vụ và 4.057 đoàn đông người với 3.118 vụ việc).

+ Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tiếp 125.119 lượt người với 21.670 vụ việc, 2.112 đoàn đông người.

2.2.2. Về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn khiếu nại, tố cáo với 495.017 vụ việc, có 329.672 vụ việc thuộc thẩm quyền. Trong đó: + Về khiếu nại: tiếp nhận, xử lý 583.673 đơn khiếu nại với 433.304 vụ việc, 290.565 vụ việc thuộc thẩm (chiếm 88,14 % tổng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền);

+ Về tố cáo: tiếp nhận, xử lý 89.317 đơn tố cáo với 61.713 vụ việc, có 39.107 vụ việc thuộc thẩm quyền (chiếm 11,86 % tổng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền).

2.2.3. Thống kê sơ bộ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước

- Các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết 257.419 đơn, trong tổng số 290.565 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 88%). Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.

- Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 33.160 đơn tố cáo trong tổng số 39.107 đơn thuộc thẩm quy`ền (đạt trên 84%). Qua phân tích cho thấy, có16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai, 54,2% đơn tố cáo sai.

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng và 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ với 382 người.

2.24. Kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai ở đồng bằng sông Cửu Long đai ở đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2010, tình hình khiếu nại về đất đai ở các tỉnh Nam bộ diễn ra khá gay gắt, tình trạng khiếu nại vượt cấp kéo đông người về các cơ quan Trung ương khá phổ biến ở nhiều địa phương trong khu vực. Trong đó chủ yếu là khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào các tập đoàn, hợp tác xã; đất có nguồn gốc chưa đảm bảo tính pháp lý (đã được cấp nhưng chưa làm đầy đủ các thủ tục theo quy định) nay thu hồi lại; khiếu nại giá đất, loại đất, bồi thường, tái định cư chưa thoả đáng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... Riêng ở Đồng Tháp thời gian qua cũng phát sinh một số vụ việc khiếu nại bức xúc phức tạp, đông người, kéo dài, điển hình như: vụ tranh chấp đất tràm ở vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông; vụ tranh chấp đất tràm ở nông trường Gáo Giồng,

huyện Cao Lãnh, vụ tranh chấp ở Cồn Tân Long,huyện Thanh Bình, vụ tranh chấp ở Khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự...

Nguyên nhân chính của việc khiếu kiện, tái khiếu, khiếu tố vượt cấp, đông người là do các địa phương khi thu hồi đất chỉ chú trọng đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi hỗ trợ một phần để đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người bị thu hồi đất, chứ chưa quan tâm đầy đủ đến các chính sách chăm lo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, do vai trò trách nhiệm Thủ trưởng các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai nhất là ở cơ sở còn nhiều thiếu sót, bất cập; các yếu kém về tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, công chức, quan điểm vận dụng pháp luật còn máy móc, thiếu thực tiễn; giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đôi khi không kịp thời, chưa chú trọng đến quyền lợi chính đáng của người dân, gây bức xúc cho nhân dân dẫn đến khiếu kiện. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo, bất cập, thiếu đồng bộ, vấn đề xung đột thẩm quyền đối với những tranh chấp khiếu kiện về đất đai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước 15/10/1993...Ngoài ra do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhận thức và hiểu biết pháp luật của công dân về quan hệ sở hữu đất đai còn sai lệch nên dễ bị kích động, lôi kéo, xúi giục khiếu kiện.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành Chỉ thị số 03 CT/TU ngày 08/3/2001 về việc tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời tổ chức quán triệt và thực hiện một số văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. UBND tỉnh cũng ban hành các Chỉ thị nhằm chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở để giải quyết các khiếu nại về đất đai (như khung giá đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...)

Từ việc tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo nói trên, vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, các cấp và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng lên, giải quyết kịp thời các khiếu kiện phát sinh trong thời gian luật định, nhất là đối với các vụ khiếu kiện bức xúc, phức tạp, đông người, kéo dài. Các cơ quan, tổ chức ngày càng xác định rõ hơn trách nhiệm của mình thể hiện qua việc xây dựng quy chế, quy ước phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu kiện theo thẩm quyền. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, xác định kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ bản đã đi vào nề nếp, tỷ lệ giải quyết hàng năm luôn đạt trên 80%, số đơn tồn đọng cũng giảm đến mức thấp nhất, từ đó đã góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại ở Đồng Tháp trong thời gian qua, có thể nêu lên một số kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại đông người như sau:

- Khi có khiếu kiện đông người lên Trung ương thì Chủ tịch UBND các địa phương phải trực tiếp chỉ đạo, nếu vì lý do bất khả kháng thì cần bố trí người có trách nhiệm để trực tiếp đối thoại với công dân, trong các trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền sở tại có biện pháp hành chính để buộc công dân phải chấp hành và trở về địa phương, chấm dứt tình trạng phó mặc cho các cơ quan Trung ương và trụ sở tiếp công dân. Việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đối với các vụ việc còn tồn đọng, hiện đang khiếu vượt cấp, đông người, Uỷ ban nhân dân các địa phương phải nhanh chóng tổ chức thống kê lại trên cơ sở đó phối hợp với các ngành của tỉnh, với các bộ, ngành chức năng của Trung ương đề ra biện pháp giải quyết tổng thể phù hợp với thực tế tại địa phương mình kể cả các biện pháp cần sự hỗ trợ của Chính phủ thì trình Chính phủ có ý kiến cho phép địa phương thực hiện (như tạo quỹ đất, điều tiết đất của các nông lâm trường, đất đang sử dụng không hiệu quả, đất cấp, cho thuê, cho mượn có nguồn gốc không hợp pháp...v.v). Trong quá trình giải quyết nếu có khó khăn thì phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thống nhất biện pháp giải quyết để công dân chấm dứt khiếu kiện.

- Các địa phương phải công khai, nhất quán các quy hoạch, tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng. Bên cạnh đó, phải quy định rõ quyền lợi người dân sống trong vùng quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch để người dân yên tâm. Trong thực tế nhiều công dân vừa qua trong diện này khiếu nại vì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lo lắng không được bồi thường, không được tái định cư... Có chính sách ưu đãi hơn đối với những hộ dân bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vận dụng linh hoạt các chính sách về giá, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ tạo công ăn việc làm để các hộ dân an tâm ổn định đời sống. Khuyến khích nhà đầu tư đào tạo nghề, thu hút lao động, ưu tiên cho những người lao động bị thu hồi đất. Đối với các dự án phát triển kinh tế, nên có tổ chức tư vấn cho người dân trong đàm phán với các nhà đầu tư, về giá trị tài sản giao dịch, nên khuyến khích các nhà đầu tư thoả thuận cho người dân góp vốn cổ phần đối với tài sản, đất đai (hoặc thuê) để người dân được trực tiếp tham gia vào dự án. Như vậy, Nhà nước vừa giảm được chi phí đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, vừa giúp người dân sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và cộng đồng trách nhiệm với các nhà đầu tư, xoá bỏ phân biệt đối xử và rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất.

- Hàng năm, các địa phương cần ban hành quyết định quy định giá đất tại địa phương sát đúng với giá thị trường để người dân thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất. Trước đấy chúng ta thường có chính sách nhẹ thu đối với người dân nên khi định giá đất để thu thuế sử dụng đất không sát đúng, thường thấp hơn giá trị thực tế, do vậy nhà nước không những bị thất thu về thuế, mà người dân bị thu hồi đất lại khiếu nại về việc giá đền bù thấp, không đúng giá thực tế gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng giao đất cho các dự án.

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc thanh tra, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố, các văn bản cụ thể:

- Hiến pháp năm 1992; - Luật dân sự;

- Luật Đất đai năm 1987;

- Lất đai năm 1993; Luật sửa đổi Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001. - Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003;

- Luật khiếu nại năm 2011; - Luật tố cáo năm 2011; - Luật Thanh tra 2011;

- Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bồ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003;

- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Nghị định số 86/2011/NĐ – CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

- Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 14/11/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại tố cáo và các luật sửa đổi bổ xung một số điều luật khiếu nại tố cáo năm 2005;

- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 33 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w