Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 70 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

3.2.2.1 Ứng dụng đòn bẩy kinh doanh vào công ty

Do công ty khá ổn định về khách hàng, công trình dự thầu đã vượt qua hòa vốn nên nếu doanh thu tăng mạnh sử dụng đòn bẩy kinh doanh rất tốt.

Đòn bẩy kinh doanh là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay do sự thay đổi về sản lượng hay doanh thu.

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được tính theo công thức: Phần trăm thay đổi trong EBIT DOL =

Phần trăm thay đổi trong doanh thu Độ lớn của DOL có thể viết lại theo công thức

EBIT+F DOL =

EBIT Trong đó: DOL: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay F: Tổng định phí chưa có lãi vay

Như vậy độ lớn đòn bẩy kinh doanh đặt trọng tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí. Nếu định phí càn lớn thì độ lớn của đòn bẩy kinh doanh càng lớn. Do đó tăng định phí hay tăng đầu tư vào một số thiết bị thi công quan trọng để thay đổi biện pháp thi công tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động.

Những thiết bị có thể đầu tư gồm: - Xe đúc dầm

- Hệ thống đà giáo di động MSS

- Trạm trộn bê tông với công suất 45m3/h - Máy đào bánh xích, máy ủi, máy san,…

Để đầu tư những thiết bị này công ty có thể lấy từ nguồn vốn góp từ cán bộ công nhân viên để gắn bó họ với công ty (tiên phong là ban giám đốc và hội đồng quản trị).

Hiệu quả của giải pháp này là: - Khuếch đại EBIT.

- Nỗ lực tìm kiếm công trình để tăng doanh thu. - Gắn kết người lao động với công ty.

3.2.2.2 Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ

Thứ nhất: Bảo toàn VCĐ bằng cách công ty nên mua bảo hiểm tài sản để tránh

những rủi ro như: thiên tai, hoả hoạn, mất mát... Hiện nay sau khi đã có những hình thức bảo hiểm rất an toàn và đa dạng, cộng với tình trạng vốn được tăng lên đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là qua việc cổ phần hoá, công ty nên thực hiện bảo toàn VCĐ bằng hình thức trên. Điều này có thể giao cho phòng Vật tư - Thiết bị thực hiện hoặc phòng Kế toán – tài chính dùng những mối quan hệ đang có. Về các vật tư thiết bị cần bảo hiểm cũng phải được xem xét dựa trên các yếu tố sau: Giá trị, đặc điểm của vật tư (giá trị lớn hay nhỏ, có cồng kềnh không, dùng thi công ở những loại công trình nào…), khả năng xảy ra rủi ro với tài sản, cuối cùng là mức phí đối với tài sản này. Cân đối các dữ kiện trên, cộng với kinh nghiệm quản lý TSCĐ, phòng vật tư sẽ cung cấp được những tài sản, vật tư nào cần được bảo hiểm. Cuối cùng là việc cân đối với ngân quỹ hiện có và các kế hoạch dài hạn sử dụng tiền mặt tại công ty, vì việc bảo hiểm này thường diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài.

Thứ hai: Phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận trong bộ phận DN để nâng cao

tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng TSCĐ, bảo đảm TSCĐ luôn hoạt động tốt trong quá trình kinh doanh. Với đặc thù của công ty ngành xây dựng thi công theo các công trình rải rác theo thời gian dài, lên tới hàng năm nên việc giao quản lý ở bộ phận và tới từng công trường là đương nhiên và cần thiết. Hiện nay vốn của công ty nằm chủ yếu trong phần TSCĐ này, trong đó chủ yếu lại phân bổ ở các công trình. Vậy trách nhiệm của các đội công

trình quản lý thiết bị phải là cao hơn cả.

Thứ ba: Huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD. Sở dĩ phải nêu lên

giải pháp này bởi việc trì trệ trong luân chuyển và sử dụng đúng mục đích các TSCĐ giữa các tổ đội công trình. Nếu khắc phục được tình trạng sử dụng thiếu hiệu quả xong vẫn lập kế hoạch giữ thiết bị, chiếm dụng sai mục đích…sẽ rất khó cho nâng cao năng suất lao động, chi phí cố định cho mỗi công trường và hiệu quả sử dụng trên từng đồng VCĐ. Đây là một vấn đề để lại từ lối làm ăn bao cấp, trông chờ vào kế hoạch và vốn rót từ cấp trên. Hiện nay khi đã trở thành công ty cổ phần, công ty có toàn quyền chỉ đạo và điều chỉnh kế hoạch luân chuyển trang thiết bị. Phòng Kỹ thuật tính toán chi tiết kết hợp với kế hoạch sản xuất chung cả năm do Ban Giám đốc thông qua lập kế hoạch luân chuyển máy móc trình Ban Giám đốc phê duyệt. Từ kế hoạch đã được duyệt từ đầu năm đó, quản đốc các công trường làm đề nghị xử dụng trang thiết bị phù hợp với hiện trạng thi công, tiến độ và kế hoạch. Nếu cần sự điều chỉnh so với kế hoạch phòng kỹ thuật kết hợp với phòng thị trường làm kiến nghị trình Ban Giám đốc quyết định.

Thứ tư: Công ty nên tiến hành thanh lý các TSCĐ hư hỏng, không cần dùng đến

nhằm thu hồi VCĐ, bổ sung thêm cho nguồn VKD, hoặc để tái đầu tư vào TSCĐ mới. Cùng với việc thanh lý các TSCĐ, cũng phải luôn chú ý sử dụng an toàn, có hiệu quả và bền dùng các máy móc hiện đang sử dụng, đặc biệt là ở các công trình ở xa. Nếu có hỏng hóc mất mát sẽ rất khó khắc phục và tốn kém. Trong chiến lược phát triển chung của công ty như đã nêu, việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ trong vòng vài năm tới là cần thiết và bắt buộc để có thể tồn tại và cạnh tranh. Trong đó, trang thiết bị về máy móc thi công là một phần quan trọng nhất, quyết định chất lượng và tiến độ công trình, tạo lợi thế trong đấu thầu và cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất.

Thứ năm: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ mỗi năm một lần

để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu suất sử dụng VCĐ. Khác với phân tích các chỉ tiêu hiệu quả VLĐ, các chỉ tiêu của VCĐ chỉ cần xem xét theo từng năm vì đặc thù TSCĐ khấu hao và tính tuổi theo số năm, việc thay đổi, đổi

mới cũng không tuần hoàn thường xuyên như VLĐ. Như đã trình bày về phần đặc điểm của TSCĐ, điều quan trọng nhất đó là tính khấu hao, sử dụng trong thời gian dài, tính bằng năm. Mặt khác những thay đổi, sửa chữa, hỏng hóc cũng không thường xuyên diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn năm (nếu diễn ra theo chu kỳ nhỏ hơn một năm cần xem xét xử lý). Theo các thống kê và quy trình thẩm định TSCĐ tại các Ngân hàng Thương mại ở nước ta hiện nay khi định giá TSCĐ và chi phí sử dụng thường chỉ tính chi phí sửa chữa lớn và nhỏ hàng năm của TSCĐ trong khoảng 2 – 3% nguyên giá. Như vậy có thể nói tất cả các đánh giá, theo dõi về TSCĐ đều chấp nhận theo chu kỳ năm. Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ cũng vì vậy mà cũng chỉ cần tiến hành theo năm để đảm bảo chính xác và hợp lý.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.2.3.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD 3.2.3.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD

Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, DN muốn hoạt động không thể thiếu vốn tiền tê. Do vậy, việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn SXKD là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh của công ty.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với đặc điểm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty là không thường xuyên. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thường phải dự trữ khá lớn nguyên vật liệu. Mùa khô là mùa của xây dựng cơ bản nên nguyên vật liệu thường có giá trị cao, sản phẩm sản xuất ra cũng tiêu thụ được vào thời kỳ này. Do đó nhu cầu vốn cho thu mua nguyên vật liệu dự trữ cũng tăng vào thời gian trước đó. Việc này đòi hỏi công ty phải huy động vốn lớn đáp ứng cho thu mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

điều này chứng tỏ công ty chưa có sự độc lập về mặt tài chính, nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để đảm bảo tổ chức và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, theo em khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn cần chú trọng tới một số vấn đề sau:

Xác định nhu cầu VLĐ

Công ty nên chú trọng hơn nữa tới việc định mức nhu cầu VLĐ, Khi xác định nhu cầu về VLĐ phải có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại đơn vị ở từng thời kỳ và ở từng khâu. Sau đây là một đề xuất về cách xác định nhu cầu vốn lưu động, để từ đó Công ty có thể phân phối VLĐ cho các khâu của quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhất.

Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Cách xác định nhu cầu VLĐ:

B1: Tính số dư của các khoản mục trên bảng Cân đối kế toán

B2: Chọn các khoản mục (cả bên tài sản và nguồn vốn) trên bảng Cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, sau đó đi tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

B3: Lấy tỷ lệ phần trăm của tài sản so với doanh thu trừ đi tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn so với doanh thu.

B4: Lấy doanh thu kỳ kế hoạch trừ đi doanh thu kỳ thực tế. B5: Nhu cầu VLĐ tăng thêm = B3*B4

Ví dụ: Doanh thu của công ty năm 2011 là 108.752 trđ, dự kiến doanh thu năm 2013 là 240.000 trđ, giả sử công ty dành toàn bộ LN sau thuế để tái đầu tư.

Bảng Cân đối kế toán năm 2011

Đơn vị tính: trđ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A.TSLĐ & ĐTNH 134.606 A.Nợ phải trả 143.484

1.Vốn bằng tiền 1.342 I.Nợ ngắn hạn 133.251

2.Các khoản phải thu 21.449 1.Vay ngắn hạn 38.005

4.TSLĐ khác 11.836 3.Người mua trả trước 44.176

B.TSCĐ & ĐTDH 24.277 4.Phải nộp NSNN 1.047

1.TSCĐ hữu hình 20.670 5.Phải trả người lao động 2.183

2.TSCĐ khác 3.607 6.Chi phí phải trả 1.349

7.Phải trả khác 2.928

8.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 110

II.Nợ dài hạn 10.233

B.Vốn chủ sở hữu 15.399

1.Vốn đầu tư CSH 12.750

2.Thặng dư vốn cổ phần (33) 3.Quỹ đầu tư phát triển 545 4.Quỹ dự phòng tài chính 389 5.Lợi nhuận chưa phân phối 1748

Tổng tài sản 158.883 Tổng nguồn vốn 158.883

Ta có bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu

Tài sản Nguồn vốn

Vốn bằng tiền 1,23% Phải trả người bán 39,96%

Các khoản phải thu 19,72% Người mua trả tiền trước 40,62%

Hàng tồn kho 91,93% Phải nộp NSNN 0,96%

TSLĐ khác 10,88% Phải trả người lao động 2,01%

Chi phí phải trả 1,24%

Cộng 123,76% Cộng 84,79%

Vậy nhu cầu VLĐ cần bổ sung thêm cho năm kế hoạch là: (240.000-108.752)*(1,2377-0,8355)= 51.147 trđ

Ta có LN sau thuế năm 2011 là 1.748trđ. Do công ty dùng toàn bộ LN sau thuế để tái đầu tư nên để đáp ứng nhu cầu VLĐ công ty cần huy động vốn từ bên ngoài là: 51.147-1.748= 49.399 trđ

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của DN, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

3.2.3.2 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

Để tăng nhanh vòng quay VLĐ, Công ty cần chú trọng quản lý tốt công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Để quản lý tốt các khoản phải thu thì Công ty phải nắm vững được khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn cao thì có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì Công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng với Công ty. Đặc điểm kinh tế của ngành là sản xuất sản phẩm đơn lẻ, việc thanh toán và giải ngân theo tiến độ thực hiện công trình hay nói cách khác là theo kế hoạch. Các vấn đề phát sinh về phải thu cũng nằm trong đặc điểm trên đây. Thường thì các khoản phải thu của công ty là của một số đối tác chính, có quan hệ lâu năm và có tính tập trung. Cũng có thể do nhiều nguyên nhân các khoản phải thu này không những bị chậm thanh toán mà còn bị dây dưa qua nhiều kỳ sản xuất. Một phần cũng do cơ chế bao cấp vốn của Nhà nước trước đây. Nhưng hiện nay, môi trường kinh tế và chính sách thay đổi, lại đã trở thành một công ty cổ phần, công ty 510 cần chú trọng hơn rất nhiều quản lý các khoản nợ công trình vì đây là các khoản ảnh hưởng trực tiếp tới VLĐ của công ty. Để làm được điều đó ngoài những điều khoản chặt chẽ trên hợp đồng còn cần có những tính toán chính xác hơn nữa về tiến độ thi công và giải ngân, dự phòng biến động giá nguyên nhiên vật liệu. Đây là một trong những nhân tố quyết định.

Ngoài việc xem xét khả năng tài chính của khách hàng Công ty cũng nên xem lại khả năng tài chính của mình để quyết định điều kiện tín dụng đối với khách hàng, nếu khách hàng vẫn đủ khả năng trả chậm thì Công ty có thể bán chịu.

Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài DN, thường xuyên theo dõi và đốc thúc việc thu hồi nợ đúng hạn. Việc theo dõi các khoản này hiện chưa có kế toán chuyên trách mà là công tác của từng hợp đồng, công trường. Nếu có cán bộ kế toán chuyên trách theo dõi và xử lý kịp thời sẽ có hiệu quả khác hẳn.

Các chủ đầu tư luôn chậm trễ và trì hoãn quá trình thu hồi vốn của công ty, làm giảm quá trình luân chuyển của đồng vốn ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy biện pháp trước mắt của công ty là phải lập dự phòng kịp thời và hợp lý các khoản phải thu có biểu hiện hoặc bị coi là khó đòi. Tỷ lệ trích lập như thế nào sẽ căn cứ vào quy định hiện tại cảu ngành và công ty, đối chiếu với các công ty khác và kinh nghiệm tài chính của chính công ty.

Công ty có thể áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho các khoản phải thu, điều này làm giảm khoản phải thu, công ty nhanh chóng thu hồi khoản nợ phải thu đối với khách hàng.

Đối với các khoản nợ quá hạn lâu ngày khó có khả năng thu hồi được vì nhiều nguyên nhân (khách hàng không còn khả năng thanh toán, chủ nợ bị phá sản hoặc trốn tránh), Công ty phải tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng rủi ro và đưa vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đối với nợ quá

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 70 - 82)