Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của DN

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 25 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của DN

1.2.4.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ

Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của DN. Nó bao gồm các chỉ tiêu sau:

 Số vòng quay của VLĐ trong kỳ

Là số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ, nó được xác định như sau: Doanh thu thuần

Số vòng quay VLĐ =

VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ VLĐ của DN luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, DN cần ít vốn mà tỷ suất lợi nhuận lại cao.

 Số ngày luân chuyển

Là số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ

Số ngày trong kỳ Số ngày luân chuyển =

Số vòng quay VLĐ  Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.

VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ =

Doanh thu thuần

1.2.4.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

 Phân tích tình hình thanh toán: Chính là xem xét mức độ biến thiên của các khoản phải thu, phải trả để từ đó tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa đòi được.

 Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

Tổng tài sản * Hệ số thanh toán hiện hành =

Nợ phải trả TSLĐ * Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn TSLĐ – Hàng tồn kho

* Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

Vốn trong quá trình hoạt động SXKD của DN luân chuyển liên tục, không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác. Trong quá trình vận động đó vốn chịu nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng:

Xét về mặt khách quan, hiệu quả sử dụng vốn của DN chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

 Môi trường kinh doanh

DN là một cơ thể sống tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh. Môi trường kinh doanh với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái,… đều gây tác động đến hoạt động SXKD của DN. Nếu nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tư hàng hoá. Vì vậy nếu DN không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của DN mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân tăng cao sẽ làm sức mua của người dân tăng, lợi nhuận của DN vì thế tăng hơn, từ đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DN; ngược lại sẽ có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN.

 Môi trường tự nhiên

Là toàn bộ yếu tố tự nhiên tác động đến DN như khí hậu, thời tiết, môi trường. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thích hợp góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. Tính thời vụ thiên tai, lũ lụt …gây khó khăn cho nhiều DN, đặc biệt là các DN mà hoạt động của nó diễn ra ở ngoài trời như xây dựng, giao thông …từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào tương ứng như gạch, xi măng, sắt thép,…. Rõ ràng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều tác động đến hoạt động SXKD của DN, do đó có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.

 Môi trường khoa học công nghệ

Tiến bộ khoa học kỹ thuật một mặt tạo ra các dây chuyền máy móc hiện đại giúp DN tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DN. Nhưng bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật trong nhiều trường hợp làm gia tăng hao mòn vô hình, gây ra ảnh hưởng xấu trong hiệu quả sử dụng vốn của DN.

 Môi trường pháp lý

Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của DN. Nếu môi trường pháp lý thuận lợi, tạo hậu thuẫn cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy khả năng nâng cao lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DN. Nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi và thiếu kịp thời cho hoạt động kinh doanh, gây khó khăn cho DN và làm hạn chế hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách, pháp luật cũng đều ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động kinh doanh của DN. Có thể nói môi trường pháp lý và việc vận dụng môi trường pháp lý vào SXKD cũng như quản lý sử dụng vốn của DN là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động, DN lỗ, lãi, tồn tại hay không tồn tại.

Ngoài các nhân tố khách quan trên còn có rất nhiều các nhân tố chủ quan do chính bản thân DN tạo nên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như:

 Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.

 Lựa chọn phương án đầu tư là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vốn ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

 Do cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý cũng như nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy tác dụng trong quá trình SXKD mà còn bị hao hụt, mất mát và khấu hao dần làm hiệu quả sử dụng vốn giảm.

 Do việc sử dụng lãng phí vốn, nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ: Mua các loại vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, không tận dụng. Do trình độ quản lý của DN còn yếu kém, hoạt động hết được các loại phế liệu, phế phẩm cũng như tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.

 Tinh thần và tác phong của đội ngũ quản lý. Khi SXKD thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ SXKD, hiệu quả sử dụng bị suy giảm. Cần nhấn mạnh đến yếu tố trình độ và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác sử dụng vốn. Trước đây do tư tưởng tàn dư của cơ chế bao cấp nên các công ty nhà nước làm ăn rất kém hiệu quả, trong quản lý sử dụng vốn nói riêng và làm ăn kinh doanh noi chung, với tư tưởng “của công”. Chính xuất phát từ tư tưởng đó mà tác phong làm việc cũng hết sức quan liêu và kém năng động. Điều này thể hiện rõ nét tại kết quả hoạt động kinh doanh của các DN nhà nước dù là trước hay sau đổi mới.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510

2.1. Giới thiệu chung về công ty

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xây Dựng Công Trình 510 là một DN được thành lập dưới hình thức chuyển doanh nghiệp Nhà nước: Công ty công trình giao thông 510 (thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 – Bộ giao thông vận tải) thành Công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần theo Quyết định số: 1228/QĐ-BGTVT ngày 29/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3703000115 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 08 tháng 10 năm 2004. Và đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Thay đổi lần thứ hai vào ngày 01/12/2010. Đăng ký thay đổi lần ba ngày 31/12/2010.

Tên Công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510.

Tên Công ty viết bằng tiếng anh: Civil Engineering Construction Joint – Stock Company No.510. Viết tắt: CIENCO JONT- STOCK 510.

Trụ sở chính: số 02 đường Trường Sơn- phường Vĩnh Trường- thành phố Nha Trang- tỉnh Khánh Hòa.

Điện thoại: 058.3881749 ; 0583882010 web: www.510.vn

Fax: 058.3882634 Email: taichinhketoan510@yahoo.com.vn

Tài khoản: 6011000000152 tại Ngân hàng đầu tư & phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Giám đốc: Kỹ sư LÊ BÁ TỐ Vốn điều lệ:

+ Tại thời điểm thành lập: 7.000.000.000 đồng

Công ty cổ phần XDCT 510 là một công ty có bề dày lịch sử với những bước phát triển vượt bậc trong từng thời kỳ. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển. Công ty đã ngày càng mở rộng đáp ứng được các nhu cầu của địa phương và khu vực. Đồng thời công ty cũng đã thực hiện rất tốt và nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Tiền thân của Công ty là Đội cầu 4, được thành lập năm 1953, là một đơn vị xây dựng cầu duy nhất ở khu vực miền Trung lúc bấy giờ. Trải qua các thời kì chiến tranh chống Pháp, Mỹ và xây dựng hòa bình, để phù hợp với thời kỳ của đất nước hiện nay. Đội cầu 4 đã thay đổi theo các tên gọi sau:

 Đội cầu 4 năm 1953.  Đội cầu 6 năm 1955.  Đội cầu 8 năm 1962.  Đội cầu 10 năm 1975.

 Xí nghiệp xây dựng cầu 510 năm 1983.  Xí nghiệp xây dựng cầu đường năm 1983.  Công ty xây dựng công trình 510 năm 1992.  Công ty công trình giao thông 510 năm 1993.

 Công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (tháng 10 năm 2004)

Hiện nay Công ty đang xây dựng các công trình giao thông trên nhiều tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Gia Lai, Đaklak, Long An, Sóc Trăng, Lâm Đồng, TP.HCM, …Với thiết bị và công nghệ rất tốt, đảm bảo đầy đủ điều kiện xây dựng những công trình ở trình độ cao của ngành Giao thông vận tải.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng của công ty 2.1.2.1 Chức năng của công ty

Công ty cổ phần XDCT 510 có phạm vi hoạt động trên cả nước với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu là:

o Xây dựng các công trình giao thông.

o Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, công trình thủy lợi.

o Sản xuất cấu kiện, bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng. o Sửa chữa phương tiện, xe máy, thiết bị giao thông vận tải. o Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ giao thông vận tải. o Kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch.

o Thiết kế kết cấu công trình giao thông cầu- đường bộ; giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình giao thông.

Hiện nay công ty chỉ mới tập trung vào hoạt động xây dựng các công trình giao thông cầu đường là chủ yếu, các hoạt động khác diễn ra không thường xuyên, chỉ mang tính định hướng, mở rộng và phát triển trong tương lai.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Quản lý và khai thác nguồn vốn phục vụ cho SXKD, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.

Không ngừng nâng cao hiệu quả, mở rộng SXKD trên cơ sở tự bù đắp thu chi, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.

Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nguyên tắc, chế độ, chính sách và pháp lệnh của Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần.

Đảm bảo an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

2.1.3. Tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty là một hệ thống tổ chức gồm nhiều bộ phận quản lý khác nhau, được liên kết bởi mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau. Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:

a) Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên

 Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.  Quyết định phương án đầu tư.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ trong Công ty. PGĐ

Nội Chính

Ban giám đốc

Giám đốc

Ban kiểm soát

PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Doanh Ban đại diện Phòng hành chính Y tế Phòng kỹ Thuật Chất Lượng Phòng tổ Chức Lao Động Phòng vật Tư Thiết Bị Phòng kế Toán Tài chính Phòng kế Hoạch Dự án

CÁC ĐƠN VỊ ĐỘI SẢN XUẤT

 Quyết định mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong sản xuất kinh doanh.

 Một số quyền hạn và nhiệm vụ khác.

b) Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.

Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

Một số quyền hạn và nhiệm vụ khác.

c) Ban giám đốc:

Gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc

Giám đốc: Là nguời được Hội đồng quản trị giao nhiệm vụ quản lý toàn

bộ các hoạt động quản lý kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và toàn thể các cổ đông về tổn thất do hoạt động SXKD kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả làm hao hụt, tổn thất, lãng phí vật tư, tài sản, vốn…

Các phó giám đốc: Gồm 4 phó giám đốc

1 Phó giám đốc nội chính

1 PGĐ phụ trách vật tư thiết bị, kinh doanh địa ốc 2 phó giám đốc phụ trách các ban điều hành

Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trong các lĩnh vực được giám đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc do giám đốc quy định, đồng thời thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của giám đốc.

d) Các phòng nghiệp vụ: gồm 6 phòng

Được giám đốc giao nhiệm vụ thay mặt quản lý các mặt hoạt động theo chuyên môn của mình.

Chức năng:

 Quản lý công tác thủ tục hành chính, quản lý công tác bảo vệ công ty.  Quản lý sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Nhiệm vụ:

 Quản lý hộ khẩu công nhân viên, quản lý đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị của công ty, các văn phòng chi nhánh.

 Quản lý chặt chẽ con dấu và các giấy tờ như giấy đi đường, giấy giới thiệu. Ghi chép rõ ràng, đầy đủ công văn đi đến và giới thiệu kịp thời cho các phòng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 25 - 82)