Tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 31 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty là một hệ thống tổ chức gồm nhiều bộ phận quản lý khác nhau, được liên kết bởi mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau. Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:

a) Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên

 Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.  Quyết định phương án đầu tư.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ trong Công ty. PGĐ

Nội Chính

Ban giám đốc

Giám đốc

Ban kiểm soát

PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Doanh Ban đại diện Phòng hành chính Y tế Phòng kỹ Thuật Chất Lượng Phòng tổ Chức Lao Động Phòng vật Tư Thiết Bị Phòng kế Toán Tài chính Phòng kế Hoạch Dự án

CÁC ĐƠN VỊ ĐỘI SẢN XUẤT

 Quyết định mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong sản xuất kinh doanh.

 Một số quyền hạn và nhiệm vụ khác.

b) Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.

Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

Một số quyền hạn và nhiệm vụ khác.

c) Ban giám đốc:

Gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc

Giám đốc: Là nguời được Hội đồng quản trị giao nhiệm vụ quản lý toàn

bộ các hoạt động quản lý kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và toàn thể các cổ đông về tổn thất do hoạt động SXKD kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả làm hao hụt, tổn thất, lãng phí vật tư, tài sản, vốn…

Các phó giám đốc: Gồm 4 phó giám đốc

1 Phó giám đốc nội chính

1 PGĐ phụ trách vật tư thiết bị, kinh doanh địa ốc 2 phó giám đốc phụ trách các ban điều hành

Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trong các lĩnh vực được giám đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc do giám đốc quy định, đồng thời thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của giám đốc.

d) Các phòng nghiệp vụ: gồm 6 phòng

Được giám đốc giao nhiệm vụ thay mặt quản lý các mặt hoạt động theo chuyên môn của mình.

Chức năng:

 Quản lý công tác thủ tục hành chính, quản lý công tác bảo vệ công ty.  Quản lý sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Nhiệm vụ:

 Quản lý hộ khẩu công nhân viên, quản lý đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị của công ty, các văn phòng chi nhánh.

 Quản lý chặt chẽ con dấu và các giấy tờ như giấy đi đường, giấy giới thiệu. Ghi chép rõ ràng, đầy đủ công văn đi đến và giới thiệu kịp thời cho các phòng ban, cán bộ liên quan thực hiện.

 Tổ chức phục vụ các hội nghị của công ty, tiếp đón đối nội, đối ngoại khi khách đến làm việc.

 In ấn các tài liệu, lưu trữ công văn hồ sơ đảm bảo tính chính xác, tính bí mật và khoa học theo đúng thủ tục hành chính Nhà nước quy định.

Phòng kỹ thuật chất lượng:

Chức năng

 Quản lý công tác kỹ thuật chất lượng toàn bộ các công trình do công ty thi công.  Quản lý khâu an toàn lao động trong quá trình thi công các công trình, dự án Công ty trúng thầu xây dựng…

Nhiệm vụ

 Tính toán, thiết kế chi tiết để lập biện pháp thi công nội bộ, đồng thời phải vạch ra tiến độ, biện pháp an toàn lao động trong thi công từng hạng mục công trình, từ đó giao phó cho các đội, các tổ sản xuất thực hiện.

 Cung cấp các kết quả thí nghiệm cho các đơn vị.  Kiểm tra chất lượng công trình.

 Nghiệm thu khối lượng hoàn thành của các đội.  Giám sát chỉ đạo thi công các công trình.

 Xử lý những vấn đề kỹ thuật trong thi công.

 Chủ trì trong việc lập hồ sơ hoàn thành các công trình…

Chức năng:

 Quản lý công tác tổ chức cán bộ và lao động, quản lý chế độ chính sách về lao động, tiền lương của công ty.

 Quản lý công tác bảo vệ quốc phòng, phòng cháy nổ.

 Quản lý công tác giáo dục đào tạo, bảo vệ an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ chính sách…

Nhiệm vụ

 Tổ chức bố trí, sắp xếp lực lượng lao động trong công ty một cách hợp lý, sử dụng tốt năng lực, sở trường của cán bộ công nhân.

 Lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân nghiệp vụ, kế hoạch tiếp nhận quản lý.

 Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên kịp thời, nhất là những người về hưu, mất sức.

 Thực hiện báo cáo định kỳ về công tác tổ chức lao động tiền lương theo quy định của nhà nước…

Phòng tài chính kế toán:

Chức năng

 Tham mưu cho lãnh đạo chặt chẽ tài chính của công ty theo luật nhà nước ban hành và biện pháp kinh doanh có hiệu quả.

 Giám sát chi tiêu, thu nhập của công ty.

 Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị thực hiện mọi quy chế về tài chính của Nhà nước và của Công ty đảm bảo tính chính xác, đúng mức, tăng cường vòng quay vốn, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả…

Nhiệm vụ

 Kiểm tra các hoạt động kinh tế của các đội và của công ty.

 Kiểm tra các chứng từ chi tiêu, phân rõ chứng từ hợp lệ và không hợp lệ để báo cáo lên cấp lãnh đạo có biện pháp giải quyết.

 Quan hệ chặt chẽ với ngân hàng trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật để vay vốn cho các công trình, thanh toán tiền cho các công trình để trả nợ ngân hàng, đảm bảo công tác tài chính của Công ty được bình thường.

 Báo cáo quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm một cách công khai, cân đối chính xác.

 Kiểm kê tài sản cuối năm.

 Trực tiếp phát lương cho công nhân.

 Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty lập kế hoạch chi tiêu hàng năm đảm bảo tiết kiệm và kinh doanh có hiệu quả.

Phòng thiết bị vật tư:

Chức năng

 Tham mưu cho ban lãnh đạo toàn bộ thiết bị, xe máy và vật tư hiện có của Công ty.

 Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị mới phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của công ty…

Nhiệm vụ

 Mua và cung cấp các nhiên liệu cho thiết bị, xe máy.

 Cung cấp vật tư và chịu trách nhiệm về vật tư cung cấp cho các đội, cho công trường.

 Theo dõi xuất nhập vật tư theo công trình cho từng đơn vị để quyết toán giá trị vật tư cung cấp cho từng công trình đối với các đội sản xuất.

 Kiểm kê vật tư hàng năm, đánh giá lại giá trị tài sản để lập biên bản kiến nghị thanh lý tài sản cố định.

 Thực hiện định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu.

 Lưu trữ hồ sơ thiết bị, xe, máy, chứng từ xuất nhập mua bán vật tư..

Phòng kế hoạch dự án:

Chức năng

 Định hướng nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở tính toán khoa học.

 Lập các thủ tục để tham gia đấu thầu các dự án xây lắp công trình bảo đảm việc làm hàng năm cho công ty.

 Tham mưu quản lý các dự án sản xuất kinh doanh với lãnh đạo nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất của công ty…

Nhiệm vụ

 Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất trong công ty.

 Lập phiếu giá thanh toán các công trình và hạng mục công trình với bên đối tác.

 Khảo sát nhiệm vụ, tìm việc làm phù hợp với công nghệ và trình độ sản xuất của công ty.

 Lập hồ sơ dự thầu các công trình.

 Xin nhận thầu các công trình, lưu trữ thủ tục, tài liệu, đấu thầu dự án các công trình, đấu thầu mua sắm thiết bị, tính toán và bảo vệ kết quả tính toán của mình với các cấp liên quan về dự án đầu tư chiều sâu.

 Xem xét tham mưu cho lãnh đạo phê duyệt mua sắm thiết bị…

e ) Các Ban Điều Hành: Đăklăk, Vĩnh Long,,Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên,

TP.HCM, Trà Vinh, Gia Lai, Quảng Nam… Là tập thể thay mặt cho ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ của Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý các hoạt động sản xuất trên một khu vực thi công.

f) Các đội sản xuất, tổ sản xuất:

Chức năng

Là một tập thể công nhân có đủ ngành nghề cầu đường tổng hợp, đây là đơn vị trực tiếp xây dựng công trình, làm ra sản phẩm cho xã hội. Các hoạt động sản xuất của đội, của tổ gắn liền với hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban trong công ty.

Nhiệm vụ

Tổ chức sản xuất, hoàn thành công trình với tốc độ nhanh, chất lượng cao, giá thành hạ, an toàn lao động, quyết toán công trình rõ ràng với công ty.

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất

 Đội công trình: gồm đội cứng và đội mềm

 Đội cứng: có số công nhân viên ít nhất là 30 người, đội bố trí 1 đội trưởng, 1 đội phó hoặc 1 kỹ thuật viên.

 Đội mềm: số công nhân ít nhất 10 người/1 đội, được bố trí 1 chỉ huy trưởng kiêm cấp phát vật tư, 1 kỹ thuật viên kiêm thống kê tài chính.

 Đội cơ giới: gồm các tổ cơ giới, đứng đầu là tổ trưởng. Đây là đơn vị trực tiếp quản lý và điều khiển các thiết bị ô tô, cần cẩu máy móc thi công.

2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn sử dụng vốn

Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm.

Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70% tổng giá trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu.

Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng với một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình

Công ty cổ phần xây dựng công trình 510

Các đội thi công Đội cơ giới

Các tổ chức đội công Các tổ chức đội

giảm chi phí sản xuất.

Đối với Công ty cổ phần XDCT 510, tận dụng khai thác được các nguyên vật liệu tại chỗ cho thi công các công trình là phương châm của công ty. Khai thác nguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyển bốc dỡ vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới.

Do sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng giao thông nên nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm: xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá, sỏi…

Đặc điểm về sản phẩm và thị trường đầu vào

Công ty cổ phần XDCT 510 là một công ty chuyên về lĩnh vực XDCT giao thông. Vì vậy sản phẩm của công ty có những đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, là các công trình xây dựng với các đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư.

- Sản phẩm xây dựng quy mô lớn, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao.

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước, quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác sử dụng cũng kéo dài.

- Sản phẩm xây dựng là công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời.

- Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.

Những nét đặc thù của sản phẩm xây dựng đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với mặt kỹ thuật xây dựng mà cả mặt quản lý và kinh doanh xây dựng đối với các công ty XDCT giao thông nói chung và công ty cổ phần XDCT 510 nói riêng.

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực xây dựng mà thị trường của công ty trải rộng trên toàn quốc, vào chỉ tiêu xây dựng được Nhà nước giao, vào lĩnh vực đấu thầu với các cơ quan.

2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua

Trong những năm qua công ty có nhiều biến động về tình hình SXKD nhưng nhìn chung xu hướng vẫn là đi lên và đạt hiệu quả. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động sơ bộ của công ty bằng so sánh kết quả SXKD của 3 năm gần nhất như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2011 Đơn vị tính: trđ Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (+/-) % (+/-) %

1.Tổng doanh thu 135.529 125.940 108.752 -9.589 -7,08 -17.188 -13,65

2.Các khoản giảm trừ

3.Doanh thu thuần 135.529 125.940 108.752 -9.589 -7,08 -17.188 -13,65 4.Giá vốn hàng bán 122.626 108.177 84.293 -14.449 -11,78 -23.884 -22,08

5.Lợi nhuận gộp 12.903 17.763 24.459 4.860 37,67 6.696 37,70

6.DT hoạt động tài chính 478 83 370 -395 -82,64 287 345,78

7.Chi phí tài chính 3.796 6.123 11.155 2.327 61,30 5.032 82,18

Trong đó: Chi phí lãi vay 2.898 4.679 7.219 1.781 61,46 2.540 54,29

8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí QLDN 7.775 9.291 10.429 1.516 19,50 1.138 12,25 10.LN thuần HĐKD 1.810 2.432 3.245 622 34,36 813 33,43 11.Thu nhập khác 2.293 734 192 -1.559 -67,99 -542 -73,84 12.Chi phí khác 2.006 569 1.153 -1.437 -71,64 584 102,64 13.Lợi nhuận khác 287 165 -961 -122 -42,51 -1.126 -682,42

14.Lợi nhuận trước thuế 2.097 2.597 2.284 500 23,84 -313 -12,05

15.Thuể thu nhập 404 679 536 275 68,07 -143 -21,06

16.Lợi nhuận sau thuế 1.693 1.918 1.748 225 13,29 -170 -8,86

Qua bảng 2.1 ta thấy kết quả hoạt động SXKD của Công ty có chiều hướng giảm xuống từ năm 2009 đến năm 2011.

- So sánh giữa năm 2010 và 2009: tổng doanh thu giảm 9.589 triệu đồng với tỷ lệ giảm 7,08%, tuy nhiên do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán là 11,78% lớn hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu nên lợi nhuận gộp tăng 4.880 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 37,67%. Tuy doanh thu hoạt động tài chính giảm 82,64%, chi phí tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 31 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)