Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 78 - 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1 Về phía Nhà nước

Công ty cổ phần XDCT 510 là một DN Nhà nước đã được cổ phần hoá, hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước thì luôn phải tổ

chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo pháp luật, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước về kinh tế.

Vì vậy, Nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hiệu quả hoạt động SXKD, với tư cách vừa là người sở hữu, vừa là người xây dựng khung thể chế. Tuy hiện nay không còn là chủ sở hữu 100% song nhà nước vẫn chiếm lượng cổ phần chi phối, có tiếng nói quyết định trong vận mệnh, hướng phát triển của công ty. Tuy vậy các đại diện hiện nay phía nhà nước tại công ty chưa thực sự chú trọng vai trò này. Bên cạnh đó, hiện nay một số chính sách , cơ chế quản lý Nhà nước về kinh tế chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được động lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi Nhà nước cần thanh toán kịp thời vốn xây dựng đối với các chủ đầu tư, để các chủ đầu tư thanh toán trả cho công ty, bởi vì số dư nợ của các chủ đầu tư kéo dài với số lượng lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

VLĐ của công ty một phần được tài trợ bởi nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nhưng trên thực tế mới đáp ứng được ở mức thấp, điều này dẫn tới tình trạng khan hiếm vốn và công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn nhiều. Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không cao, lợi nhuận thấp do chi phí bị đẩy cao. Xét chung cho tất cả các DN có vốn nhà nước hiện nay thì vốn Nhà nước cấp mới chỉ đạt 20% vốn lưu động. Nợ phải trả của các doanh nghiệp luôn bằng 1,2 đến 1,5 lần tổng số vốn Nhà nước cấp. Đối với Công ty cổ phần XDCT 510, nhu cầu về VLĐ là rất lớn và cấp thiết. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tạo tiềm lực tài chính vững chắc cho công ty thì Nhà nước cần phấn đấu cấp bổ sung vốn lưu động cho Công ty với qui mô hợp lý và kịp thời hơn.

Bên cạnh đó là vấn đề về cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về đấu thấu trong xây dựng còn nhiều bất cập. Đấu thầu trong xây dựng là một biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây dựng. Nó giúp các nhà đầu tư các công trình với chi phí thấp nhất có thể và chất lượng cao nhất. Tuy vậy cơ chế này còn có nhiều bất cập hay nói cách khác là chưa được rõ ràng nên như hiện nay có nhiều đơn vị có khả năng thiết kế và trang thiết bị hiện đại

thì không nhận được thầu. Ngược lại những đơn vị không có khả năng thực hiện lại nhận được các công trình, rồi sau đó họ lại thuê lại các đơn vị khác làm và hưởng một phần chênh lệch. Hoạt động đấu thầu còn chưa trung thực, phần nhiều chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả. Tình trạng này đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời thông qua kiện toàn hệ thống pháp luật để có thể quản lý tốt công tác đấu thầu. Đây là một trong những lĩnh vực nóng bỏng và gây bức xúc nhất trong xã hội hiện nay. Để khắc phục tình trạng tham nhũng, rút ruột công trình có lẽ cần một chiến lược và chính sách tổng thể hơn của nhà nước để đóng góp vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 10 – 15 năm sắp tới.

Đổi mới quy trình tín dụng và giải ngân trong các Ngân hàng Quốc doanh và trong Luật các tổ chức tín dụng cho nhanh gọn và kịp thời hơn. Như vậy cần phải tạo môi trường cạnh tranh và thông thoáng hơn về tín dụng, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Có làm được như vậy mới đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và hội nhập của cả nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 78 - 80)