6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Cũng như những DN khác, công ty cổ phần XDCT 510 đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với kiều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường nên DN đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta phải hiểu, biết xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Để đánh giá chính xác hơn ta đi vào phân tích bảng sau:
(Nguồn: Bảng Cân đối kế toán công ty cổ phần XDCT 510 năm 2009-2011)
Bảng 2.2 : Cơ cấu tài sản của công ty năm 2009 - 2011
Đơn vị tính : trđ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tài sản Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % (+/-) % (+/-) % I.TSLĐ & ĐTNH 98.173 85,30 116.160 85,75 134.607 84,72 17.987 18,32 18.447 15,88 1.Vốn bằng tiền 4.584 3,98 20.121 14,85 1.342 0,84 15.537 338,94 (18.779) -93,33 2.Các khoản phải thu 17.742 15,41 28.639 21,14 21.449 13,50 10.897 61,42 (7.190) -25,11 3.Hàng tồn kho 66.158 57,48 56.505 41,71 99.979 62,93 (9.653) -14,59 43.474 76,94 4.TSLĐ khác 9.689 8,42 10.895 8,04 11.837 7,45 1.206 12,45 942 8,65 II.TSCĐ & ĐTDH 16.923 14,70 19.303 14,25 24.276 15,28 2.380 14,06 4.973 25,76 1.TSCĐ hữu hình 14.190 12,33 16.601 12,26 20.670 13,01 2.411 16,99 4.069 24,51 a.Nguyên giá 48.567 42,20 53.661 39,61 59.883 37,69 5.094 10,49 6.222 11,60 b.Giá trị hao mòn (34.377) -29,87 (37.060) -27,36 (39.213) -24,68 (2.683) 7,80 (2.153) 5,81 2.TSCĐ khác 2.733 2,37 2.702 1,99 3.606 2,27 (31) -1,13 904 33,46 Tổng tài sản 115.096 100 135.463 100 158.883 100 20.367 17,70 23.420 17,29
Về cơ cấu tài sản: TSLĐ & ĐTNH là 98.173 trđ (85,30%) vào năm 2009. Sang năm 2010 đã tăng lên là 116.160 trđ (85,75%), trong đó phần lớn là nằm ở hàng tồn kho chiếm 57,48%, nợ phải thu 15,41% tổng giá trị tài sản của công ty. Tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ) năm 2009 là 80.348 trđ chiếm 69,81%, năm 2010 là 73,97 trđ chiếm 53,97%, năm 2011 là 120.649 trđ chiếm 75,94%; tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ phải thu. Những tỷ lệ này cho thấy công ty đã chú trọng việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của DN, cải tiến công nghệ.
Về nợ phải thu: Năm 2009 là 17.742 trđ chiếm 15,41% tổng giá trị tài
sản của DN, năm 2010 là 28.639 trđ chiếm 21,14%. Nợ phải thu có xu hướng tăng lên với tỷ trọng tăng tương đối là 5,73%. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tình hình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty gây cho công ty khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các nguồn khác thì DN phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình.
Về hàng tồn kho: Năm 2009 là 66.158 trđ chiếm 57,48% tổng giá trị tài
sản, trong khi đó vốn bằng tiền chiếm 3,98%, nợ phải thu của công ty chiếm 15,41%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, phần lớn vốn lưu động đọng ở hàng tồn kho. Năm 2010, tỷ trọng hàng tồn kho giảm xuống còn 41,71% nhưng sang năm 2011 lại tăng lên đến 62,93%. Giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho, ứ đọng không cần dùng, kém phẩm chất chưa có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là vật tư ứ đọng từ những công trình rất lâu không còn phù hợp nữa. Gánh nặng chi phí bảo quản, cất giữ tăng thêm làm cho tình hình tài chính của DN càng khó khăn.
Về tài sản cố định: Năm 2010 TSCĐ của công ty là 16.601 trđ chiếm
12,26% trong tổng tài sản, trong đó nguyên giá là 53.661 trđ chiếm 39,61%, giá trị còn lại là 16.601 trđ chiếm 30,94% nguyên giá, tỷ lệ hao mòn là 69,06%. So với thời điểm năm 2009, nguyên giá là 14.190 trđ chiếm 12,33%, nguyên giá TSCĐ
tăng 5.094 trđ, tài sản tăng thêm một phần bởi điều chỉnh giá, chủ yếu do DN đầu tư mới vào các trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho văn phòng, đội thi công ...
Giá trị còn lại của TSCĐ năm 2009 là 29,22%, 2010 là 30,94% và 2011 là 43,52% cho thấy tài sản của công ty cũ nhiều, công ty đã đầu tư thêm TSCĐ nhưng mức độ đầu tư đổi mới TSCĐ trong các năm quá chậm. Ngoài ra, có thể chưa tính hết mức hao mòn vô hình của tài sản, nếu tính đủ tỷ lệ này còn thấp hơn.
Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của DN thông qua bảng sau:
Đơn vị tính: trđ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009
Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % (+/-) % (+/-) %
I.Nợ phải trả 102.903 89,41 122.842 90,68 143.484 90,31 19.939 19,38 20.642 16,80 1.Nợ ngắn hạn 97.776 84,95 113.362 83,68 133.251 83,87 15.586 15,94 19.889 17,54 Vay và nợ ngắn hạn 27.194 23,63 37.861 27,95 38.005 23,92 10.667 39,23 144 0,38 Phải trả người bán 21.448 18,63 20.761 15,33 43.453 27,35 (687) -3,20 22.692 109,30 Người mua trả tiền trước 37.563 32,64 46.864 34,60 44.176 27,80 9.301 24,76 (2.688) -5,74
Phải nộp NSNN 5.078 4,41 1.795 1,33 1.047 0,66 (3.283) -64,65 (748) -41,67
Phải trả người lao động 3.113 2,70 2.616 1,93 2.183 1,37 (497) -15,97 (433) -16,55
Chi phí phải trả 6 0,01 1.172 0,87 1.349 0,85 1.166 19433,33 177 15,10
Phải trả khác 3.373 2,93 2.293 1,69 2.928 1,84 (1.080) -32,02 635 27,69
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1 0,00 110 0,07 (1) -100,00 110
2.Nợ dài hạn 5.127 4,45 9.480 7,00 10.233 6,44 4.353 84,90 753 7,94
Vay và nợ dài hạn 5.127 4,45 9.480 7,00 10.233 6,44 4.353 84,90 753 7,94
II.Vốn chủ sở hữu 12.193 10,59 12.621 9,32 15.399 9,69 428 3,51 2.778 22,01
1.Vốn đầu tư CSH 10.000 8,69 10.000 7,38 12.750 8,02 0,00 2.750 27,50
2.Thặng dư vốn cổ phần (33) -0,02 (33)
2.Quỹ đầu tư phát triển 292 0,25 411 0,30 545 0,34 119 40,75 134 32,60
3.Quỹ dự phòng tài chính 208 0,18 293 0,22 389 0,24 85 40,87 96 32,76
4.Lợi nhuận chưa phân phối 1.693 1,47 1.917 1,42 1.748 1,10 224 13,23 (169) -8,82
TỔNG NGUỒN VỐN 115.096 100 135.463 100 158.883 100 20.367 17,70 23.420 17,29
Từ bảng 2.3 ta thấy tài sản của DN được hình thành từ hai nguồn là: - Nguồn vốn vay và chiếm dụng.
- Nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong đó: Vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm 89,41% vào năm 2009, năm 2010 là 90,68% và đến năm 2011 tăng so với năm 2010 là 20.642 trđ nhưng tỷ trọng lại giảm đi còn 90,31%. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng nhỏ 8,69% vào năm 2009, 7,38% vào năm 2010 và năm 2011 là 8,02%. Như vậy, vào năm 2010, DN có một đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng gần 9,7 đồng cho kinh doanh (90,68/9,32 = 9,7 lần) của mình.
Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12/2010, do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của DN. Tỷ trọng vốn vay của DN rất lớn đòi hỏi DN phải đạt mức doanh lợi cao mới đủ trả lãi vay Ngân hàng.
Về nguồn vốn chủ sở hữu: Tổng nguồn vốn CSH năm 2009 là 12.194
trđ, năm 2010 là 12.621 trđ gấp 1,04 lần năm 2009, năm 2011 là 15.399 trđ gấp 1,22 lần năm 2010. Nguồn vốn CSH là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn vốn CSH của DN nhỏ (10,59% năm 2009, 9,32% năm 2010, 9,69% năm 2011), chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là thấp so với chỉ tiêu của toànngành.
Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả là 102.902 trđ vào năm 2009, năm 2010 con số này tăng lên 1,19 lần là 122.842trđ và tăng 4,29 lần lần nợ phải thu. Khoản nợ phải trả này DN phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải thu thì DN lại không được hưởng lãi. Đây là điều