Trong bước này, KTV của PDAC sử dụng thủ tục phân tích với một số dữ liệu trên BCĐKT, BCKQHĐKD. Thực hiện các thủ tục phân tích sẽ cung cấp
cho KTV những bằng chứng về tính hợp lý, thay đổi bất thường, tính liên tục hoạt động, tình hình kinh doanh của khách hàng. Thực tế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do PDAC thực hiện tại Công ty A, KTV dựa vào BCTC năm hiện hành và BCTC các năm trước để so sánh xem có sự biến động lớn nào ở các chỉ tiêu trên đó qua các năm không. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các kỹ thuật khác như: bảng tìm hiểu về khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu quan trọng liên quan đến đơn vị… để có thể đưa ra các ý kiến mang tính xét đoán cá nhân của KTV về những biến động bất thường và mức rủi ro vốn có của các khoản mục trên BCTC.
Bảng cân đối kế toán
Chênh lệch
TÀI SẢN Năm nay Năm trước
Tuyệt đối % Ghi chú A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 169.979.708.168 158.936.451.594 11.043.256.574 7 I. Tiền & TĐT 11.103.398.699 556.343.708 10.547.054.991 1.896 [1] 1. Tiền mặt 11.050.313.265 450.516.758 10.599.796.507 2.353 2. Tiền gửi ngân hàng 53.085.434 105.826.950 -52.741.516 -50 III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 21.127.655.830 46.864.191.944 -25.736.536.114 -55 1. Phải thu khách
hàng 401.389.300 543.500 400.845.800 73.753 [2]
2. Trả trước cho
người bán 13.726.266.530 39.863.648.444 -26.137.381.914 -66 [3] 5. Các khoản phải thu
khác 7.000.000.000 7.000.000.000 - - IV. Hàng tồn kho 136.862.089.184 111.128.664.449 25.733.424.735 23 1. Hàng tồn kho 136.862.089.184 111.128.664.449 25.733.424.735 23 V. Tài sản ngắn hạn khác 886.564.455 387.251.493 499.312.962 129 2. Thuế GTGT được khấu trừ 452.398.609 3.321.214 449.077.395 13.521
3. Thuế và các khoản
phải thu Nhà nước 434.165.846 383.930.279 50.235.567 13 B. TÀI SẢN DÀI
HẠN 6.715.726.686 14.753.893.577 -8.038.166.891 -54 II. Tài sản cố định 1.099.514.260 1.247.163.163 -147.648.903 -12 1. TSCĐ hữu hình 1.099.514.260 1.247.163.163 -147.648.903 -12 - Nguyên giá 2.088.991.561 2.178.331.381 -89.339.820 -4 - Giá trị hao mòn lũy
kế (989.477.301) (931.168.218) -58.309.083 6 V. Tài sản dài hạn khác 5.616.212.426 13.506.730.414 -7.890.517.988 -58 1. Chi phí trả trước dài hạn 5.616.212.426 13.506.730.414 -7.890.517.988 -58 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 176.695.434.854 173.690.345.171 3.005.089.683 2 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 175.548.490.458 172.463.309.262 3.085.181.196 2 I. Nợ ngắn hạn 80.139.907.458 89.034.316.262 -8.894.408.804 -10 1. Vay và nợ ngắn hạn - 916.500.000 (916.500.000) -100 2. Phải trả người bán 184.665.482 - 184.665.482 100 [4] 3. Người mua trả tiền
trước 79.870.545.210 88.116.720.610 -8.246.175.400 -9 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3.417.760 1.095.652 2.322.108 212 6. Chi phí phải trả 80.000.000 - 80.000.000 100 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.279.006 - 1.279.006 100 II. Nợ dài hạn 95.408.583.000 83.428.993.000 11.979.590.000 14 8. Doanh thu chưa
thực hiện 95.408.583.000 83.428.993.000 11.979.590.000 14 B. NGUỒN VỐN
CSH 1.146.944.396 1.227.035.909 -80.091.513 -7
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.000.000.000 15.000.000.000 10. LNST chưa phân phối (13.853.055.604) (13.772.964.091) -80.091.513 1 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 176.695.434.854 173.690.345.171 3.005.089.683 2 Nhận xét :
- [1]: Tiền mặt tăng 2.353% so với năm trước, tuy nhiên tiền gửi ngân hàng lại giảm 50%. Vì vậy, KTV cần phải xem xét liệu tiền mặt tồn quỹ như vậy là hợp lý không, về nguyên tắc không nên để tồn quỹ tiền mặt quá cao vì sẽ có nhiều rủi ro đối với khoản mục này. Như vậy, liệu tiền mặt tồn quỹ lớn như vậy vào thời điểm cuối năm có thể là do những nguyên nhân nào? Từ đó KTV sẽ chú trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán.
- [2]: Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng 73.753% so với năm trước, qua phỏng vấn kế toán trưởng, KTV biết được nguyên nhân của biến động tăng này do đặc thù kinh doanh là một công ty kinh doanh nhà, khách hàng được trả chậm theo từng năm.
- [3]: Trả trước cho người bán năm nay giảm 66% so với năm trước là do Công ty hạn chế thanh toán trước cho người bán.
- [4]: Đối với khoản mục phải trả người bán qua số liệu báo cáo, KTV có đánh giá sơ bộ về mức biến động tăng giảm của các khoản phải trả. Nhìn chung, phải trả người bán năm nay so với năm trước tăng khoảng 48% tương đương tăng 184.665.482 đồng. Điều này có thể do Công ty sử dụng tốt tín dụng của nhà cung cấp hoặc có thể Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chênh lệch
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước
Tuyệt đối % Ghi chú 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - 81.457.030 (81.457.030) -100 2. Các khoản giảm trừ - -
Nhận xét: qua phỏng vấn kế toán trưởng KTV được biết trong năm tình hình kinh doanh nhà của công ty không được tốt nên lợi nhuận ở mức âm, song KTV vẫn cần lưu ý và kiểm tra thêm các khoản chi phí của doanh nghiệp. 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập BCKT. Từ đó KTV sẽ đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở những BCKT đầy đủ và đáng tin cậy. Đối với Công ty PDAC, thực hiện kiểm toán là quá trình thực hiện chương trình kiểm toán các khoản mục đã được đề ra trong bước chuẩn bị kiểm toán. Cụ thể, nhóm kiểm toán sẽ thu thập BCKT đầy đủ và tin 3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ - 81.457.030 (81.457.030) -100
4. Giá vốn hàng bán - -
5. Lợi nhuận gộp bán hàng
và cung cấp dịch vụ - 81.457.030 (81.457.030) -100 6. Doanh thu hoạt động tài
chính 5.895.661 40.524.716 -34.629.055 -85
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay - -
8. Chi phí bán hàng - -
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 148.721.801 257.981.746 -109.259.945 -42 10. Lợi nhuần thuần từ hoạt
động kinh doanh (142.826.140) (136.000.000) -6.826.140 5 11. Thu nhập khác 283.090.909 136.000.000 147.090.909 108 12. Chi phí khác 220.264.769 - 220.264.769 100 13. Lợi nhuận khác 62.826.140 136.000.000 -73.173.860 -54 14. Tổng LNKT trước thuế (80.000.000) - (80.000.000) -100 15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành - -
16. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại - -
17. LNST thu nhập doanh
nghiệp (80.000.000) - (80.000.000) -100
cậy, sau đó sẽ xử lý chúng theo từng khoản mục trên BCTC. Ví dụ về các khoản mục như: khoản mục vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, doanh thu, giá vốn hàng bán. KTV sẽ xác định kiểm toán những khoản mục nào và khoản mục nào cần phải tập trung phân tích, và thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Do trong giai đoạn này, việc thu thập BCKT được các KTV của PDAC thực hiện theo từng khoản mục, cho nên trong đề tài này, em chọn hai khoản mục để tập trung phân tích, đó là: Khoản mục tiền và khoản mục doanh thu, việc áp dụng được tiến hành tại khách hàng là Công ty A. Lý do em chọn hai khoản mục này là do đây là hai khoản mục trọng yếu đối với hầu hết các doanh nghiệp, Sơ đồ 2.3 cho thấy mối quan hệ mật thiết của khoản mục tiền với chu trình bán hàng và thu tiền do đó những sai sót và gian lận trong khoản mục doanh thu thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền. Vì vậy nghiên cứu các phương pháp thu thập BCKT được áp dụng trong hai khoản mục này được đánh giá là quan trọng và có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Sơ đồ 2.3: Mối liên hệ giữa tiền và chu trình bán hàng và thu tiền
Tiền mặt, tiền gởi Chu trình bán hàng và thu tiền ngân hàng
Doanh thu Phải thu của
Bán hàng Khách hàng Chi phí tài chính
2.2.2.1 Thu thập bằng chứng kiểm toán với khoản mục tiền
Mục tiêu kiểm toán :
Khi kiểm toán khoản mục tiền, các mục tiêu kiểm toán cần phải đạt được là: - Số dư các khoản tiền trên BCTC là có thực (Hiện hữu).
- Các khoản tiền có thực đều được ghi nhận trên BCTC (Đầy đủ). - Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền được ghi nhận (Quyền).
- Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá được xác định theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (Đánh giá).
- Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái (Sự chính xác).
- Số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC (Trình bày và công bố).
Tương tự như khi kiểm toán các tài sản khác, KTV thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che dấu tình
hình tài chính thực hoặc sự thất thoát của tài sản. Do vậy mục tiêu hiện hữu của các
khoản tiền thường được xem là mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mục này. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cố tình không ghi nhận đầy
đủ các khoản tiền thu được để che dấu doanh thu, khi đó mục tiêu đầy đủ cần được chú ý. Mục tiêu đánh giá thường ít được đặt ra với tiền, ngoại trừ trường hợp doanh
nghiệp có sử dụng ngoại tệ. Kiểm tra vật chất
Do hợp đồng kiểm toán đối với Công ty A được ký kết sau 31/12/2011 nên KTV không tham gia kiểm kê tiền mặt tại quỹ vào ngày 31/12/2011 do đó khi thực hiện cuộc kiểm toán vào ngày 13/03/2012 KTV đã đề nghị tái kiểm. Công ty A đồng ý và tổ chức kiểm kê lại quỹ tiền mặt vào ngày 13/03/2012. KTV của Công ty PDAC đã tiến hành trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt của Công ty A. Quá trình KTV tiến hành chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ của Công ty A diễn ra như sau:
Thời điểm kiểm kê: 8h40 ngày 13/03/2012. Nhóm kiểm kê của Công ty PDAC gồm một KTV là bà: Phan Thị Trúc Phương. Về phía khách hàng, những người tham gia kiểm kê gồm có: nhân viên kiểm kê, thủ quỹ, kế toán trưởng.
Trước khi tiến hành cho nhân viên kiểm kê của đơn vị thực hiện quá trình kiểm kê, KTV phỏng vấn kế toán trưởng và thủ quỹ. Thông qua phỏng vấn, KTV biết được rằng: Công ty A chỉ có một địa điểm cất giữ tiền, trong két hiện tại có tiền VND và USD, thủ quỹ cam kết tiền trong két là của Công ty, kế toán trưởng khẳng định việc ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt được thực hiện một cách đầy đủ, có chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo.
Sau khi thu thập các thông tin trên, KTV yêu cầu nhân viên kiểm kê tiến hành mở két và thực hiện việc kiểm kê, bao gồm: phân loại tiền theo mệnh giá và đếm từng loại tiền. KTV quan sát quá trình kiểm kê của nhân viên kiểm kê, sau đó tiến hành lập phiếu chứng kiến kiểm kê tiền mặt để tổng hợp kết quả kiểm kê. Phiếu chứng kiến kiểm kê tiền mặt sẽ ghi chi tiết số tiền theo từng mệnh giá và số lượng từng loại tiền và có chữ ký xác nhận của những người tham gia kiểm kê.
Kiểm tra tài liệu
- Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ, sự ghi chép chính xác cũng như tính có thật của các khoản thu, chi tiền.
Các bước công việc mà KTV cần thực hiện :
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận thu, chi tiền, đối chiếu giữa sổ sách với chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng… để chắc chắn rằng tất cả các khoản thu, chi tiền được ghi nhận một cách đầy đủ và có thật.
Kiểm tra sự phê duyệt các loại chứng từ: đã có chữ ký của những người có trách nhiệm hay chưa? Phiếu thu, phiếu chi được lập theo Quyết định 15 hay không?
Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc của KTV
Tên khách hàng : Công ty A Ngày khóa sổ : 31/12/2011
Nội dung : Kiểm tra chi tiết tiền mặt
Chứng từ
SH NT Nội dung
TKĐ
Ư Số tiền Ghi chú
PC005/01 17/01/11 Chi tiền mặt gửi vào tài khoản TGNH ACB 1121 1.800.000.000 Phiếu thu, ủy nhiệm chi hợp lý, hợp lệ Tên Ngày Người thực hiện A 12/3/2012 Người soát xét 1 B Người soát xét 2 C
Công Ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn PHAN DŨNG PHAN DUNG Auditing & Consulting Company Limited
PT007/03 02/03/11 Thu tiền hợp tác đầu tư dự án nhà bè lần cuối đợt 3 của HĐ86 1311 400.000.000 Phiếu thu chưa đóng dấu,hợp đồng hợp tác hợp lý, hợp lệ PC002/12 06/12/11 Chi tiền mặt nộp vào
tài khoản TGNH ACB 1121 200.000.000 Phiếu chi chưa đóng dấu, ủy nhiệm chi hợp lý hợp lệ
PT037/12 26/12/11 Thu tiền hợp tác đầu tư đợt cuối & VAT theo HĐ số 100-H (lô C71+C72) 1311 315.850.000 Phiếu thu chưa đóng dấu, hợp đồng hợp tác hợp lý, hợp lệ
Kết luận: Một số phiếu thu, phiếu chi của đơn vị chưa đóng dấu, KTV đề nghị bổ sung. - Kiểm tra tính liên tục của việc đánh số thứ tự các phiếu thu, phiếu chi KTV nhận thấy phiếu thu, phiếu chi đều được đánh số liên tục.
- Kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ
Để khẳng định không có khoản chi phí, doanh thu ghi nhận không đúng kỳ, KTV sẽ chọn ra một số nghiệp vụ kinh tế xảy ra trước và sau ngày kết thúc niên độ 15 ngày, đối chiếu ngày ghi trên phiếu thu, phiếu chi với ngày ghi nhận thu, chi tiền trong sổ sách.
Cụ thể ở Công ty A, sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản thu, chi được ghi nhận gần kề trước và sau ngày kết thúc niên độ như sau :
+ PC015/12 ngày 31/12/2011, ghi nhận chi tiền trả lương cho nhân viên + và tiền ăn giữa ca tháng 12/2011.
+ PT001/01 ngày 03/01/12, ghi nhận thu tiền hợp tác đầu tư đợt cuối & VAT theo HĐ số 88-H.
KTV nhận thấy rằng không có khoản doanh thu, hay chi phí nào bị ghi nhận nhầm. Kết luận: Tiền của đơn vị trong kỳ được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
Quan sát
KTV sẽ thực hiện quan sát hoạt động thu chi tiền sau đó ghi vào giấy tờ làm việc. Tại Công ty A, trường hợp trả tiền mặt trực tiếp cho cán bộ nhân viên của người bán có giấy giới thiệu còn hiệu lực của người bán. Và việc thu tiền bán hàng do một nhân viên làm và tách biệt với người viết hoá đơn chứng từ. Sau đó sẽ nộp lại tiền cho thủ quỹ vào cuối ngày. Hoá đơn, phiếu thu được đánh số trước.
Điều tra – phỏng vấn
KTV sẽ phỏng vấn kế toán trưởng tìm hiểu quy trình hạch toán của khoản mục tiền mặt từ đó đánh giá HTKSNB của Công ty A. Trong quá trình phỏng vấn có liên quan đến từng nghiệp vụ cụ thể có thể phỏng vấn trực tiếp kế toán ghi sổ. Sau khi phỏng vấn, KTV sẽ ghi lại những thông tin thu được trên giấy tờ làm việc
Bảng 2.4: Trích giấy tờ làm việc của KTV
Tên khách hàng : Công ty A Ngày khóa sổ : 31/12/2011
Nội dung : Đánh giá HTKSNB đối với khoản mục tiền mặt Tìm hiểu và đánh giá về HTKSNB Tên Ngày Người thực hiện A 12/03/2012 Người soát xét 1 B Người soát xét 2 C
Nội dung Có Không Ghi chú
(Mô tả) Người giữ quỹ (thủ quỹ) có kiêm nhiệm
các công việc khác không (như hạch toán thu chi tiền mặt hay theo dõi công nợ…)
Quỹ tiền mặt có cất giữ cùng các nguồn
khác như: Quỹ công đoàn…không?
Đơn vị có quy định về mức tồn quỹ