Những tồn tại

Một phần của tài liệu kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán & tư vấn phan dũng (pdac) (Trang 69 - 71)

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong việc vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT nói trên, Công ty PDAC vẫn còn một số những hạn chế và tồn tại cần khắc phục.

 Khó khăn trong việc vận dụng đồng bộ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán, các KTV của Công ty PDAC đã tiến hành vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT khác nhau một cách khá linh hoạt. Tuy nhiên do hạn chế về chi phí kiểm toán, thời gian kiểm toán nên việc vận dụng đồng bộ các kỹ thuật kiểm toán chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Để áp dụng đầy đủ tất cả các thủ tục kiểm toán nhằm đạt được rủi ro mong muốn là thấp nhất đòi hỏi chi phí kiểm toán lớn và thời gian kiểm toán dài, KTV phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng.

 Về cách thức vận dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Kỹ thuật kiểm tra vật chất: đối với những khách hàng mà KTV không

trực tiếp tham gia kiểm kê, KTV tiến hành thu thập các tài liệu kiểm kê do khách hàng thực hiện và cung cấp. Các BCKT này thường có độ tin cậy không cao, tiềm ẩn những rủi ro và gian lận. Sau khi thu thập các tài liệu kiểm kê của khách hàng, KTV căn cứ vào các chứng từ tăng giảm liên quan đến các tài khoản kiểm kê để xác định tính chính xác của số dư tài khoản này vào thời điểm cuối kỳ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn tồn tại những rủi ro có thể xảy ra đó là những sai sót và gian lận đối với những tài liệu, chứng từ tăng giảm liên quan đến tài khoản mà khách hàng cung cấp

(sai sót và gian lận liên quan đến tính hiện hữu và tính đầy đủ của những nghiệp vụ tăng giảm tài khoản).

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán: khi vận dụng kỹ thuật kiểm tra tài

liệu và tính toán, KTV thường lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn và có nội dung bất thường để tiến hành kiểm tra và tính toán lại. Việc lựa chọn những nghiệp vụ này cũng tồn tại rủi ro là: KTV đã bỏ qua những nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ, khi các nghiệp vụ này có sai phạm thì sai sót tổng hợp và lũy kế của chúng có thế ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị khách hàng.

Kỹ thuật quan sát: trong quá trình kiểm toán BCTC do PDAC thực hiện,

kỹ thuật quan sát được sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn mang tính chất chủ quan của người quan sát và đôi lúc do ngẫu nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Kỹ thuật phỏng vấn: trong quá trình phỏng vấn khách hàng, KTV của

Công ty PDAC thường chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin về HTKSNB. Bảng câu hỏi này là chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Do đó đã gây ra sự không hợp lý, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, các câu hỏi có thể sẽ là không chính xác đối với doanh nghiệp đó. Khách hàng sẽ trả lời những câu hỏi đó mang xu hướng tốt lên cho doanh nghiệp mình.

Kỹ thuật lấy xác nhận: KTV thường lựa chọn những tài khoản có số dư

lớn để tiến hành gửi thư xác nhận. Việc lựa chọn những tài khoản để gửi thư xác nhận có thể dẫn tới rủi ro kiểm toán do chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV và do việc KTV bỏ qua những tài khoản có số dư nhỏ hơn. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ này khi tổng hợp lại và lũy kế của chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị khách hàng.

Gửi thư xác nhận thường được KTV yêu cầu khách hàng thực hiện để thuận tiện hơn cho công việc. Vì vậy mà việc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận là hết sức quan trọng để đảm bảo độ tin cậy của các thư xác nhận thu được.

Đối với những khách hàng có quy mô nhỏ, có ít nghiệp vụ phát sinh, KTV của Công ty PDAC ít sử dụng kỹ thuật lấy xác nhận mà sử dụng thủ tục thay thế là thu thập sổ phụ ngân hàng và biên bản đối chiếu công nợ. Trong các cuộc kiểm toán này thì số lượng các thư xác nhận được gửi đi là không nhiều. Các thủ tục thay thế được KTV thực hiện tiềm ẩn rủi ro vì các bằng chứng là do phía khách hàng tạo ra và cung cấp.

Kỹ thuật phân tích: Công ty PDAC sử dụng cả ba loại kỹ thuật phân

tích là: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và kiểm tra tính hợp lý. Nhưng chủ yếu là sử dụng hai kỹ thuật: phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lý, kỹ thuật tỷ suất không được vận dụng thường xuyên. Việc áp dụng các kỹ thuật này trong các cuộc kiểm toán còn ở dạng đơn giản. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kỹ thuật phân tích xu hướng được KTV thực hiện nhưng chỉ đơn giản là so sánh số liệu giữa năm nay với số liệu năm trước để xác định xu hướng biến động của các tài khoản qua các năm. Việc so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với số liệu trung bình của ngành hoặc của các đơn vị cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực còn hạn chế. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thường sử dụng hai kỹ thuật phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lý thông qua so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với ước tính của KTV. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán: thực tế KTV rất ít sử dụng kỹ thuật phân tích trong giai đoạn này để đưa ra được đánh giá chung nhất về BCTC được kiểm toán mà chỉ đưa ra ý kiến theo từng khoản mục cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt…

Một phần của tài liệu kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán & tư vấn phan dũng (pdac) (Trang 69 - 71)