Thực trạng giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.Thực trạng giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh

Cùng với sự phát triển, đi lên về mọi mặt của tỉnh như: kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, ngành giáo dục Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể về cả quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt trong những năm gần đây, giáo dục Quảng Ninh đã khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của toàn xã hội.

Hiện nay toàn ngành có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá với đầy đủ các cấp học, ngành học. Mạng lưới các

trường mầm non, PT trên địa bàn toàn tỉnh gồm: 620 trường. (phụ lục 2).

Đối với giáo dục phổ thông, hệ thống mạng lưới trường lớp đang ngày càng được mở rộng. Chất lượng giáo dục phổ thông trong những năm qua luôn được duy trì ổn định. Toàn ngành tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện.

Công tác giáo dục hướng nghiệp được coi trọng và đi vào nền nếp. Công tác bồi dưỡng và thi học sinh giỏi của tỉnh cũng thu được nhiều kết quả tốt ở các cấp học.

Trong 5 năm gần đây, số lượng học sinh của Quảng Ninh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng luôn ở mức trên 3000 học sinh mỗi năm, một số trường THPT trong tỉnh đã lọt vào tốp 200 trường đứng đầu trong toàn quốc. Công tác phổ cập giáo dục được coi trọng và đạt kết quả tương đối tốt. Hệ thống trường chuẩn quốc gia ngày càng mở rộng,tổng số trường chuẩn quốc gia đạt 45% vào cuối năm 2010.

Công tác XHHGD có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng nhanh. Năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 33 trường ngoài công lập (chiếm 5,5% tổng số trường). Trong đó số trường phổ thông ngoài công lập

đã có 19/409 trường chiếm 4,4% tổng số các trường với tổng số học sinh là 14.805/203.822 chiếm 7,3% tổng học sinh phổ thông trong toàn tỉnh (trong đó có 16 trường THPT, 3 trường liên cấp) (Trong đó một trường mới thành lập chưa hoạt động). (phụ lục 3). Tính riêng đầu tư xây dựng cơ bản trong năm học 2008 - 2009 kinh phí từ nguồn XHH vào khoảng 100 tỷ đồng. Tổng kinh phí huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 52 tỉ đồng. Hội khuyến học các cấp được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả, mỗi cấp học đều xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài đến nay đã có hàng chục tỉ đồng.

Đội ngũ giáo viên của tỉnh ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng, đến nay tổng số giáo viên toàn ngành là 18.841 người. Toàn ngành đang quyết tâm thực hiện đề án theo chỉ thị 40 của Ban bí thư về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí. Tính đến tháng 5/2009, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp là 99.8%.

Kết quả xếp loại HK và học lực các cấp học năm 2008 - 2009 (Phụ lục 4).

Kết quả thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, vào đại học các năm. (Phụ lục 5)

Tuy chất lượng giáo dục đã có sự tiến bộ đáng kể, được ghi nhận qua số liệu tổng kết hàng năm, song so với yêu cầu đổi mới của đất nước và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thì giáo dục phổ thông của Quảng Ninh còn phải cố gắng hơn rất nhiều.

2.3. Thực trạng của trƣờng phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh.

2.3.1. Khái quát về nhà trường

Trường phổ thông đa cấp Văn Lang được thành lập ngày 4/7/2005 theo Quyết định 2231/QĐ-UB04/07/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Nhà trường được xây dựng trên diện tích gần 10.000m2, dưới chân núi Bài Thơ lịch sử, thuộc khu phố cổ ở phường Hòn Gai, nằm giữa thành phố Hạ Long. Trường Văn Lang là ngôi trường đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh hoạt động

học, THCS và THPT). Trường do công ty CP Sách - Thiết bị trường học Quảng Ninh là đơn vị chủ quản của trường về mọi vấn đề về tổ chức, tài chính. Các hoạt động chuyên môn do Sở GD&ĐT Quảng Ninh quản lý khối THPT và phòng giáo dục đào tạo TP Hạ Long quản lý khối THCS & Tiểu học. Đây là ngôi trường với nhiều hoạt động mang tính đặc thù.

Sau 5 năm thành lập, nhà trường không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng: đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất.

Năm học 2009 - 2010 nhà trường đã có 102 cán bộ, giáo viên, nhân

viên, trong đó có 73 giáo viên (Trong đó có 2 giáo viên người nước ngoài ).

Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%, 12 thạc sĩ, 17 giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua, 1 giáo viên giỏi cấp quốc gia; 35 lớp học với 1375 học sinh. Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến của trường tăng nhanh qua các năm học. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn có những bước tiến vững chắc, nhiều học sinh đã đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường luôn đạt ở mức độ cao. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng chiếm 50%. Nhà trường liên tiếp 5 năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Nhà trường đã được tặng 1 Bằng khen của Bộ GD&ĐT, 2 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh và nhiều giấy khen của UBND tỉnh, UBND Thành phố Hạ Long và Sở GD&ĐT. Nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và đang được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Với thành tích đó, trường phổ thông đa cấp Văn Lang đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục của tỉnh Quảng Ninh. Trường là nơi đào tạo học sinh có uy tín, là địa chỉ tin cậy cho sự lựa chọn môi trường học tập & rèn luyện của học sinh & phụ huynh trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2.3.2. Thực trạng sự phát triển của nhà trường.

* Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường.

Nhà trường là nơi tạo dựng môi trường học tập về nề nếp, kỉ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh của nhà trường đều có cơ hội phát triển

tài năng & tư duy sáng tạo, có khả năng thích ứng, hội nhập, có đạo đức chân chính trong tương lai sẽ trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Nhà trường có trách nhiệm giảng dạy kiến thức cho học sinh cả 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT theo mục tiêu mà Luật giáo dục đã đề ra, giúp các em hình thành phát và triển nhân cách, có kiến thức, kỹ năng cơ bản trong các bậc học, phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ để tiếp tục các bậc học tiếp theo.

Nhà trường có trách nhiệm quản lý học sinh bán trú toàn phần để các em có đầy đủ sức khoẻ, tham gia hiệu quả chương trình học ngày hai buổi.

Nhà trường quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất do UBND tỉnh, Công ty sách & Thiết bị trường học Quảng Ninh và các nguồn lực khai thác đã giao. Đồng thời, giữ gìn, đảm bảo trật tự trị an trong trường và địa phương sở tại.

* Cơ cấu tổ chức:

Cấp học: ba cấp (Tiểu học, THCS, THPT)

Các tổ chuyên môn và các phòng chức năng: 7 tổ chuyên môn, 3 tổ chức năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ chức: Chi bộ (20 đ/c), Ban giám hiệu (3 đ/c), Công đoàn (96 thành viên), Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM và Các tiểu ban: Ban quản sinh, Ban phòng chống tệ nạn xã hội, ATGT, Năm không.

* Qui mô phát triển và chất lượng đào tạo: lộ trình phát triển của nhà trường

chia làm 3 giai đoạn.

- Giai đoạn 1(4 năm đầu): ổn định hệ thống trường lớp, cấp học, đội ngũ giáo viên, xây dựng nền nếp.

- Giai đoạn 2(4 năm tiếp theo): bắt đầu từ năm thứ 5 đến năm thứ 8: phát triển một cách hoàn chỉnh về qui mô, đội ngũ và chất lượng đào tạo.

- Giai đoạn 3: Những năm tiếp theo giữ nguyên số lớp nhưng giảm số học sinh trong các lớp để tinh lọc chất lượng đầu vào, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy và các dịch vụ giáo dục của trường.

Bảng 2.1 Qui mô phát triển giáo viên và học sinh của nhà trường qua các năm

Năm học giáo Số viên Số học sinh Số lớp Ghi chú 2005 - 2006 25 511 12 Tiểu học: 3 lớp; THCS: 3 lớp; THPT: 6 lớp 2006 - 2007 40 1007 24 Tiểu học: 6 lớp; THCS: 5 lớp; THPT: 13 lớp 2007 - 2008 55 1332 33 Tiểu học: 9 lớp; THCS: 6 lớp; THPT: 18 lớp 2008 - 2009 60 1338 33 Tiểu học: 9 lớp; THCS: 6 lớp; THPT: 18 lớp 2009 - 2010 73 1375 35 Tiểu học: 12 lớp; THCS: 5 lớp; THPT: 18 lớp

(Theo nguồn báo cáo năm học của nhà trường)

Biểu đồ về sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn 1 (Phụ lục 6)

Bảng 2.1 và phụ lục 6 cho thấy số lượng học sinh của nhà trường trong những năm đầu tăng nhanh và đã ổn định ở năm thứ 4, 5 điều này thực hiện đúng theo kế hoạch của nhà trường trong lộ trình phát triển ở giai đoạn 1. Quy mô học sinh tăng nhanh, đòi hỏi đội ngũ giáo viên tăng theo.

Bảng 2.2. Kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường

trong những năm qua Năm học Xếp loại hạnh kiểm (%) Xếp loại học lực (%) Đỗ Tốt nghiệp (%)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS THPT 2005 - 2006 58,9 33,2 7,9 0 11,9 30,8 53,1 4,2 0 2006 - 2007 67,4 24,9 7,7 0 12,9 31,8 48,6 6,7 0 2007 - 2008 76,9 19,6 3,5 0 18,4 38,4 40,6 2,6 0 100 100 2008 - 2009 86,2 12,3 1,5 0 23,3 40,9 34,0 1,8 0 100 99,34 2009 - 2010 86,6 11,2 2,2 0 28,9 50.0 20,0 1,1 0 100 100

Từ kết quả trên có thể thấy chất lượng giáo dục của nhà trường tăng một cách vững chắc và đã vượt so với chất lượng đại trà của thành phố và của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả giáo dục 2 mặt phát triển chưa đồng đều ở 3 cấp học. Chất lượng mũi nhọn tăng liên tục trong 3 năm gần đây ở cả 3 cấp đặc biệt là cấp Tiểu học và THPT.

Bảng 2.3. Kết quả HS giỏi cấp tỉnh & thành phố 3 năm gần đây

Năm học Tiểu học THCS THPT Ghi chú 2007 - 2008 14 3 24

Khối THPT xếp thứ 1 khối ngoài công lập. Xếp thứ 8/48 toàn tỉnh

2008 -

2009 12 7 35

Khối THPT xếp thứ 1 khối ngoài công lập. Xếp thứ 5/52 toàn tỉnh, 1 học sinh đạt hs giỏi cấp quốc gia môn Văn.

2009 -

2010 26 9 34

Khối THPT xếp thứ 1 khối ngoài công lập. Xếp thứ 5/52 toàn tỉnh,

(Theo nguồn báo cáo của nhà trường)

* Cơ sở vật chất

Nhà trường nằm tại trung tâm thành phố với diện tích: 9882m2

. Các khối công trình: khu Hiệu bộ, phòng học, các phòng chức năng, nhà ăn, bán trú, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất… được trang bị đúng tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy, học và chăm sức khoẻ cho học sinh và giáo viên của nhà trường đáp ứng nhu cầu ngày học 2 buổi.

Nguồn đầu tư: 16% của Nhà nước, 84% của cổ đông ước chừng khoảng 20 tỉ đồng, các chi phí hoạt động từ nguồn học phí, dịch vụ đào tạo, công tác XHH.

* Cách thức đào tạo và hoạt động chuyên môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường tổ chức học cho các khối lớp với công thức trong tuần: tiểu học (5 + 5) buổi; THCS (6 + 5) buổi; THPT (6 +3 và 6 + 4) buổi. Đặc biệt, chú trọng tăng tiết học của các môn ngoại ngữ, tin học.

Chương trình giảng dạy và học tập chia làm 2 nhóm hoạt động:

Hoạt động thứ nhất: Thực hiện vào các buổi sáng (gọi là Buổi 1) có nhiệm vụ thực hiện đúng theo nội dung, chương trình theo quy định của Bộ giáo dục.

Hoạt động thứ hai: Thực hiện vào các buổi chiều (gọi là Buổi 2) dạy theo phương thức mở rộng - nâng cao - đào sâu phù hợp với đối tượng học sinh và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Nhà trường tổ chức biên soạn chương trình dạy buổi 2 một cách khoa học, thiết thực.

Điều đặc sắc của nhà trường là không chỉ khối Tiểu học thực hiện bán trú ngày hai buổi mà cả học sinh khối THCS, THPT cũng được hưởng chế độ này.

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường.

* Thuận lợi:

Nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, được trang bị theo hướng hiện đại hoá, bước đầu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong giai đoạn mới. Đơn vị chủ quản là Công ty Sách - Thiết bị trường học Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết, có kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, có trình độ, được tuyển chọn kĩ càng và được sàng lọc qua các năm học. Mặt khác, do liên thông 3 cấp nên nhà trường đã phát huy tính hệ thống, tính kế thừa và liên tục trong giáo dục. Giữa các cấp có sự tương trợ, bồi đắp những khiếm khuyết của các cấp để phát huy những đặc trưng riêng tạo nên sức mạnh tổng thể của nhà trường. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh, thành phố, Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, các ban ngành trong tỉnh và thành phố.

* Khó khăn:

Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác XHHGD còn hạn chế. Cơ chế chính sách đối với công tác XHHGD của nhà trường còn nhiều bất cập. Là mô hình ngoài công lập nên tự thân nhà trường đã mang tính XHH, bởi thế việc huy động thêm tài lực, vật lực từ xã hội bị hạn chế hơn các trường công lập. Mặt khác, mặt bằng kinh tế của nhân dân trong thành phố chưa cao nên điều kiện về tài chính để đáp ứng về mô hình chất lượng cao còn bị hạn chế. Tư tưởng một số giáo viên còn nặng về công lập nên chưa yên tâm công tác, Đội ngũ chưa thật ổn định cả số lượng và chất lượng. Một số quy định của nhà nước giữa các trường công lập và ngoài công lập còn chưa hài hoà. Nhà trường liên thông 3 cấp nên cơ cấu quản lý còn cồng kềnh, chưa chuyên sâu, các hoạt động mang tính đặc thù của các cấp phát huy còn hạn chế. Do mới thành lập, mô hình mới đang trong giai đoạn hoàn thiện nên nhà trường còn gặp những khó khăn nhất định.

2.4. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục của trƣờng phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Chủ trương của cấp uỷ, chính quyền

Trường phổ thông đa cấp Văn Lang là trường duy nhất trong toàn tỉnh liên thông 3 cấp hoạt động với tiêu chí chất lượng cao. Đây là mô hình mà trong xu thế chung nhiều trường phổ thông đã thành lập và đang hướng tới. Với đặc điểm đó, đòi hỏi một cách khắt khe về mục tiêu, sự phối hợp, sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội. Nhà trường chỉ có thể phát triển bền vững và đóng góp nhiều cho xã hội nếu đạt được niềm tin, sự ủng hộ của xã hội, của nhân dân, phụ huynh và học sinh. Như vậy, yêu cầu XHH là một nhu cầu tự thân và chính là thử thách của nhà trường.

Đại hội Đảng lần thứ nhất của công ty Sách – Thiết bị trường học

Quảng Ninh, BCH Đảng bộ đã khẳng định:“…xây dựng kỷ cương, nền nếp

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà trường. Đa dạng các loại hình giáo dục, mạnh dạn áp dụng phương thức quản lý tiên tiến nhất, hiện đại nhất, hiệu quả nhất để nhanh chóng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường…”[12.Tr 100]

Đại hội Cán bộ - GV - NV năm học 2007 - 2008 của nhà trường, Ông chủ tịch hội đồng quản trị Công ty sách – thiết bị trường học Quảng Ninh đã khẳng định: “…Công tác giáo dục đào tạo của nhà trường phải thường xuyên được ban chấp hành Đảng uỷ công ty, được Chi uỷ nhà trường quan

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 120)