Nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGDPT trong giai đoạn

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGDPT trong giai đoạn

đoạn hiện nay

Giáo dục được tiến hành theo phương thức XHH với sự tham gia của liên ngành, cộng đồng đã nâng cao tính nhân dân, bản sắc dân tộc của nền giáo dục nước ta, tiếp tục khẳng định chân lí: Giáo dục là sự nghiệp quần chúng của đề cao một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Nó cũng là cơ hội thông qua thực tiễn nhằm nâng cao trình độ và năng lực giáo dục và tự giáo dục của mỗi người, của mỗi tổ chức tham gia vào sự nghiệp này.

XHHGD sẽ tạo ra một “xã hội học tập”, phát huy truyền thống hiếu học

của dân tộc ta, thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Ai cũng được học hành” và

phù hợp với xu hướng của thời đại “học tập thường xuyên”, “học tập suốt đời”, “giáo dục cho mọi người”. XHHGD sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo bước vững chắc trên con đường CNH-HĐH đất nước.

Thực hiện chủ trương XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Sự tham gia của xã hội góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương góp phần mở rộng nội dung giáo dục sát với cuộc sống, xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục và đào tạo con người, tăng cường lực lượng người dạy, người học, phát triển yếu tố nội sinh chính là con người trong giáo dục - đào tạo, phát triển nhanh điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục.

XHHGD góp phần làm cho giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Giáo dục và KT-XH vốn có những mối quan hệ mang tính quy luật. Sự tham gia của xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô vào giáo dục làm cho giáo dục gắn với mọi mặt của đất nước và từng địa phương, nhà trường sẽ gắn với xã hội, giáo dục gắn với cộng đồng phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì những mục tiêu của cộng đồng.

Thực hiện chủ trương XHHGD chính là con đường thiết yếu để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Hai yếu tố này gắn bó và quan hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau. Nhờ có dân chủ hoá mà các lực lượng xã hội tham gia giáo dục và ngược lại, xã hội chính là phương thức để thực hiện dân chủ hoá giáo dục.

Việc tổ chức phối hợp làm nên sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh giáo dục, sẽ tạo nên thế và lực mới cho giáo dục bằng những yếu tố nội sinh

1.5. Yêu cầu quản lý phát triển công tác XHHGD đối với trƣờng phổ thông đa cấp trong giai đoạn hiện nay.

1.5.1. Đảm bảo các nguyên tắc:

*Đảm bảo tính kế thừa

*Đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn cụ thể của nhà trường

*Đảm bảo khả năng đáp ứng với những định hướng trong thời gian tới của nhà trường.

1.5.2.Đảm bảo thực hiện bốn chức năng của quản lý: * Lập kế hoạch

Nhà trường là cơ quan chuyên môn, giữ vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt trong công tác XHHGD của cơ sở mình. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện cụ thể của nhà trường, rà soát hiệu quả của công tác XHHGD đã thực hiện ở thời gian trước từ đó chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án để phát triển XHHGD trong giai đoạn tiếp theo.

Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch là vừa phục vụ hoạt động GD của nhà trường, phù hợp với đặc thù của từng cấp trong nhà trường làm cho từng cấp phát

huy được sức mạnh tiềm năng của mình, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, từ đó để tạo nên sức mạnh tổng thể của nhà trường.

Kế hoạch phát triển công tác XHHGD được chia thành từng giai đoạn cụ thể, phân công nhiệm vụ tới từng đối tượng để phân tầng trách nhiệm.

*Tổ chức thực hiện.

Căn cứ vào các kế hoạch đã đề ra nhà trường chủ động đề xuất với các lực lượng xã hội làm công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, UBND các cấp, biến các nhu cầu của nhà trường thành Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính quyền tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý tổ chức các hoạt động.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường không được ỷ lại, không được chuyển những lo toan của mình cho xã hội, không chỉ dừng ở mức độ đề xuất mà phải chủ động sáng tạo trong khâu thực hiện công việc, huy động toàn thể xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường.Nhà trường với tư cách là trung tâm trong hệ thống các mối quan hệ đề tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội phải tạo ra cơ chế chi phối giữa các lực lượng xã hội.

Để cho cơ chế phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả thì nhà trường phải là nòng cốt, là hạt nhân của các tổ chức và là người thực sự tổ chức thực hiện chính những chủ trương và giải pháp mà nhà trường đã đề ra.

Nhà trường phải hoàn thiện và đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác dạy và học, phát huy giáo dục vào cộng đồng và phục vụ các mục tiêu KT-VH-XH của địa phương.

Trong quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động XHHGD đối với trường đa cấp phải đặc biệt quan tâm tới mục tiêu, khả năng của từng cấp học, và quan tâm tới chất lượng tổng thể của nhà trường, phát huy thế mạnh của từng cấp trong mối quan hệ hữu cơ của nhà trường.

Một trong những yêu cầu không thể thiếu được trong công tác tổ chức hoạt động XHHGD của nhà trường đó là phát huy mối quan hệ và vai trò giữa nhà trường - cha mẹ học sinh.

Công tác chỉ đạo phát triển XHHGD trong trường phổ thông đa cấp được thực hiện dưới sự chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, của chính quyền trên cơ sở các thiết chế đã được xây dựng và triển khai cụ thể tới các bộ phận liên quan.

Trong quá trình chỉ đạo luôn phải làm cho các thành viên trong nhà trường và xã hội hiểu được vai trò của công tác XHHGD, hiểu XHHGD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục của nhà trường nói riêng và của đất nước nói chung.

Người lãnh đạo nhà trường phải xác định được thời cơ để phát huy sức mạnh tổng thể của các lực lượng tham gia công tác XHHGD của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường luôn phải xác định trường đang đứng ở đâu, cần phải hướng tới đích như thế nào? cần có điều kiện gì để hướng tới đích đó, hiện tại có những mặt mạnh, yếu gì cần phát huy và khắc phục, xác định được từng công việc trong từng giai đoạn theo kế hoạch đã đề ra.

* Công tác kiểm tra, đánh giá.

Qua mỗi giai đoạn phát triển của hoạt động XHHGD luôn phải có sự kiểm tra, đánh giá các hoạt động đã thực hiện từ đó rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện các hoạt động sao cho hiệu quả hơn. Trong quá trình thực hiện phải có sự đánh giá từ hai phía. Xã hội đã tác động như thế nào đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường và nhà trường đã phát huy vai trò của mình như thế nào vào xã hội. Tức là đánh giá quan hệ 2 chiều trong đặc trưng của CTXHH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6 Xu hƣớng phát triển XHHGD phổ thông ở một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục phổ thông - cấp học được coi là nền tảng đã được các nước đặc biệt coi trọng và tập trung đầu tư. Tuy hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động của xã hội tham gia vào phát triển giáo dục, đào tạo có khác nhau nhưng về bản chất, cơ bản các Nhà nước đều thực hiện chính sách mở cửa cho GD - ĐT, tạo cơ hội để GD - ĐT phát triển và giành cho người học những điều kiện tốt nhất, hiệu quả nhất.

Xu hướng XHHGD phổ thông ở một số nước là Nhà nước chủ đạo nhưng không bao cấp mà chỉ quản lý và chỉ đạo, đề ra quy định, tiêu chuẩn đào tạo, giám sát thực hiện. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần trong xã hội và các cá nhân đầu tư vào giáo dục và hưởng lợi ích do dịch vụ mang lại, khuyến khích mở trường dân lập, trường tư để bổ sung cho hệ thống trường công.

Có 7 xu hướng XHHGD đó là:

. Xu hướng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân tài bậc cao.

. Xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục.

 .Xu hướng tạo môi trường học tập suốt đời.

 .Xu hướng mở rộng giáo dục cho mọi lứa tuổi.

 .Xu hướng trọng sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục.

 .Xu hướng nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và

lao động sản xuất.

 .Xu hướng tìm kiếm những phương thức giáo dục thường xuyên trong phạm vi một hệ thống giáo dục mới.

Có thể chỉ ra các xu hướng XHHGD đã được áp dụng ở một số nước cụ thể như sau:

* Ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ): coi trọng sự tham gia của xã hội vào việc xây dựng và phát triển giáo dục; xây dựng tổ chức: xã hội - sư phạm lấy trung tâm là nhà trường coi nhà trường là trung tâm của đời sống - văn hoá - giáo dục...thu hút phụ huynh học sinh, các tập thể lao động, tập thể sản xuất vào những hoạt động hỗ trợ giáo dục cho nhà trường về mọi mặt.

* Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác đều quan tâm xây dựng và củng cố các tổ chức phục vụ trực tiếp cho giáo dục. Đó là các tổ chức cha mẹ học sinh - thầy cô giáo P.T.A (parents teacher association) với những nội dung thiết thực vì chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ.

* Trung Quốc: xã hội tham gia vào giáo dục là vấn đề Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây mức độ và hiệu quả của sự tham gia này ngày càng cao, tạo nên những sự biến đổi về chất lượng giáo dục của Trung

Quốc. Trung Quốc đã xác định: “Kế hoạch lớn trăm năm, giáo dục là gốc”, “Cần đặt giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển”... Trung Quốc thực hiện đầu tư cho giáo dục theo tinh thần “lấy ngân sách nhà nước là chính, đồng thời phải lôi cuốn toàn xã hội, đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia phát triển giáo dục theo nguyên tắc tự nguyện, lượng theo sức mình để quyên góp, chung vốn làm giáo dục không thu thuế”.

* Ấn Độ, Phi Líp Pin, Inđônêxia cũng có những đường lối, tư tưởng, các biện pháp phát triển giáo dục - đào tạo theo con đường XHHGD một cách mạnh mẽ như: phổ cập giáo dục, lập “quỹ học tập”, làm giáo dục kết hợp với các chương trình kinh tế - xã hội.

* Các nước Châu Á - Thái Bình Dương, trong những năm 90 của thế kỷ XX đã có hai hội thảo và các lớp tập huấn xung quanh vấn đề huy động cộng đồng tham gia giáo dục.

* Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và khối ASEAN cũng đang tích cực đẩy nhanh quá trình phát triển giáo dục bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng để tạo được động lực thúc đẩy nhanh, hầu hết các nước đều tận dụng và phát huy sức mạnh của con đường xã hội hoá.

Từ xu hướng chung, những chính sách về hoạt động giáo dục phổ thông, những kinh nghiệm mà một số nước trên thế giới đã cho thấy vai trò, khả năng và nội dung hoạt động mà xã hội, cộng đồng có thể làm được cho GD&ĐT đặc biệt là giáo dục phổ thông. Từ đó có thể khẳng định XHHGD là xu thế chung của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Tuy tính chất, mức độ, cách thức ở mỗi nước khác nhau, nhưng những nét sinh động này đã cho chúng ta những kinh ngiệm quý báu cho quá trình phát triển công tác XHHGD nói chung và XHHGD phổ thông nói riêng ở nước ta.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

XHHGD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta bước vào thời kì CNH - HĐH trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá và là một thành viên của WTO.

Thực hiện tốt việc phát triển công tác XHHGD chính là đã đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc cho sự kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, hình thành những giá trị, chuẩn mực văn hoá xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội.

Thực hiện XHHGD chính là làm cho toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý giáo dục và giáo dục cho mọi người, mở rộng khả năng cho xã hội, cộng đồng tham gia và hưởng thụ giáo dục.

Trên cơ sở đề cập một cách tổng quan vấn đề nghiên cứu và khẳng định một số khái niệm cơ bản về giáo dục, quản lý giáo dục, XHHGD, quản lý XHHGD... Nội dung chương 1 đã chỉ ra những vấn đề lí luận nhằm định hướng cho việc vận dụng các biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh.

Trường phổ thông đa cấp Văn Lang nằm trong hệ thống giáo dục của tỉnh Quảng Ninh chắc chắn sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập hiện có và nhanh chóng nâng cao chất lượng giáo dục khẳng định vị thế, phát triển một cách vững chắc đáp ứng được những yêu cầu của xã hội nếu kết hợp đồng bộ, hài hoà, linh hoạt các biện pháp XHHGD.

Để có được những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế của nhà trường, của địa phương một nhiệm vụ quan trọng là phải đánh giá được tình hình phát triển giáo dục và thực trạng của hoạt động XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh. Nhiệm vụ nghiên cứu này được giải quyết ở chương 2.

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ĐA CẤP VĂN LANG TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh (điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội). hóa, xã hội).

Tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1963. Quảng Ninh là tỉnh miền núi phía Bắc nằm trên Vịnh Bắc Bộ, có đường biên giới với Trung Quốc dài

132,8 km; có chiều dài đường biển 250 km, với diện tích tự nhiên 6110 km2

với 2077 hòn đảo lớn nhỏ, địa giới trải rộng, chiều dài của tỉnh gần 300 km. Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính (2 thành phố, 2 thị xã, 2 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi, 2 huyện đảo) với 186 xã, phường trong đó có 27 xã vùng núi cao và 84 xã phường miền núi. Tổng số dân toàn tỉnh trên 1,1 triệu người với hơn 20 dân tộc khác nhau.

Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có nhiều ngành kinh tế phát triển như: công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ và du lịch... Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 12%, các ngành công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, thuỷ sản, dịch vụ… đều có xu hướng gia tăng.

Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới .

Những điều kiện đó đã đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế Quảng Ninh, đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển.

Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH-HĐH, giáo dục Quảng Ninh cần phát triển để đáp ứng kịp tốc độ và triển vọng của nền KT- XH của tỉnh. Với cơ cấu dân cư trẻ, nhiều khu vực tập trung lao động đã thúc đẩy giáo dục và đào tạo phát triển, tăng trưởng nhanh cả về quy mô và chất

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 120)