Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD ở trường phổ

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD ở trường phổ

phổ thông trong giai đoạn mới.

Mục đích của biện pháp.

Trong mọi công việc, nhận thức luôn phải đi trước một bước. Việc nâng cao nhận thức cho toàn XH về giáo dục và tầm quan trọng của XHHGD sẽ góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi hành vi XH trong nhận thức

đó. Từ đó, nhà trường có kế hoạch và việc làm cụ thể, thiết thực, chủ động trong việc thực hiện chủ trương XHHGD và thu hút tối đa các lực lượng XH cùng tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá kết quả các hoạt động XHHGD của nhà trường với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Nội dung của biện pháp.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XHHGD; phổ biến Luật giáo dục đã được ban hành 1/10/1999 và Luật giáo dục đã sửa đổi (2005); các văn bản dưới Luật; Chiến lược giáo dục Việt Nam 2010-2020; định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020; định hướng phát triển và chủ trương XHHGD của nhà trường giai đoạn 2010 -2015 tới các tầng lớp nhân dân trong XH, các bậc CMHS, CB-GV -NV và các em học sinh trong nhà trường.

Khẳng định được cho XH thấy chủ trương XHHGD là giải pháp mang tính chiến lược, là cách làm của các quốc gia trên thế giới, đó chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống GD&ĐT. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với nhà trường, với xã hội và với từng gia đình, cá nhân.

Tuyên truyền mạnh mẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ thống nhất giữa gia đình – nhà trường và XH. Mục đích sự liên kết ba bộ phận tạo ra hành lang thực tiễn để cộng đồng trách nhiệm, nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện phương châm hành động tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện những chủ trương XHHGD ở nhà trường.

Tuyên truyền một số nội dung có giá trị nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong việc thực hiện công tác XHHGD ở nhà trường phổ thông.

Cách thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các thông tin tuyên truyền về đường lối, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt, thực

trạng (thuận lợi, khó khăn)… về công tác XHHGD cho các lực lượng XH. Các thông tin phải chính xác, có tính thời sự, cập nhật, điều này sẽ làm cho các lực lượng XH có hiểu biết về giáo dục, về công tác XHHGD và công việc mà nhà trường định làm, từ đó mới có thể tham gia các hoạt động giáo dục cùng với nhà trường. Đây chính là tính dân chủ về thông tin - một điều kiện để thực hiện XHHGD.

Nhà trường phải tổ chức học tập, triển khai các Nghị quyết và văn bản liên quan đến XHHGD cho toàn thể CB - GV - NV của trường. Thành lập Ban tuyên truyền công khai mọi điều kiện đã có, những định hướng về sự phát triển và mọi chủ trương XHHGD trong giai đoạn mới của nhà trường. Phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Ban tuyên truyền và các thành viên chủ chốt. Tư vấn, trao đổi kinh nghiệm khi làm công tác này. Sau mỗi kì phải có đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động.

Tận dụng diễn đàn ở các kỳ Đại hội, Hội nghị, các cuộc họp của Đảng và các tổ chức Đoàn thể, hội nghị CB-GV-NV, hội nghị tổng kết, sơ kết của tỉnh, thành phố, nhà trường tổ chức để tuyên truyền thông qua các phương pháp như: báo cáo, tham luận, cung cấp thông tin XHHGD, phát tài liệu…Cách làm này thường có hiệu quả cao vì Đại biểu trong các Hội nghị là những người có uy tín, có vai trò trong XH, có nhận thức toàn diện. Tiếng nói của họ có trọng lượng trong số đông nên sức lan toả của các thông tin lớn.

Tuyên truyền, vận động thông qua học sinh và CMHS: Học sinh là đối tượng trực tiếp được học tập, là những người có tác động mạnh mẽ nhất tới cha mẹ của các em. Đó chính là lực lượng quan trọng trong thực hiện chủ trương XHHGD. Vì thế, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp… BGH, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép để tuyên truyền công tác XHHGD. Với CMHS, đây là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng và được hưởng lợi ích trực tiếp từ công tác giáo dục, là đối tác trong việc huy động cộng đồng của nhà trường. Chính vì thế, trong các buổi họp với hội CMHS, BGH, giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo và

phân tích rõ ý nghĩa, chủ trương XHHGD để họ hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục của nhà trường và sẽ có những hoạt động thiết thực, cụ thể trong công tác xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng như đài, báo của địa phương, của trung ương, đặc biệt qua trang web của trường, phương pháp này có tác động nhanh chóng và rộng rãi.

Thuyết phục trực tiếp hoặc gián tiếp từng đối tượng trong từng hoạt động, thuyết phục bằng tổ chức và bằng vai trò cá nhân, thuyết phục bằng mọi phương pháp vận động quần chúng. Cần vận dụng các nguyên tắc về tính lợi ích, về chức năng và trách nhiệm, về những quy định mang tính luật pháp, về tình cảm và truyền thống…

Tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức: tài liệu bỏ túi, panô, áp phích. Hình thức này tuy tốn kém nhưng có lợi thế bởi tài liệu có sẵn hình ảnh dễ đọc, dễ nhớ, dễ truyền thông, dễ tác động bằng trực quan đối với tất cả các tầng lớp nhân dân trong XH.

Để mềm hoá về cách thức tuyên truyền có thể tổ chức các cuộc thi hàng năm cho giáo viên, học sinh như: Thi giáo viên dạy giỏi, thi cô giáo giỏi việc trường đảm việc nhà, hội diễn văn nghệ, thi tuyên truyền công tác XHHGD, phương pháp này sẽ giúp cho công tác tuyên truyền nhẹ nhàng, sinh động, mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Một số biện pháp tuyên truyền khác cũng có những tác dụng thiết thực như: Tôn vinh những điển hình tiên tiến, các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong hoạt động XHHGD của nhà trường.

Điều kiện thực hiện:

Cấp uỷ Đảng, BGH căn cứ vào các Nghị quyết và văn bản chỉ đạo về công tác XHHGD từ TW đến địa phương, và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường, đề ra các chủ trương, đường lối trong công tác tuyên truyền và vận động nhằm đẩy mạnh và phát triển công tác XHHGD của nhà trường. BGH mà đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò chủ đạo và

chính là nòng cốt trong công tác này. Các tổ chức đoàn thể, các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường rất cần được huy động và phát huy khả năng để tuyên truyền vận động. BGH cần có sự chỉ đạo cụ thể, thiết thực để các lực lượng này phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau, tăng sức mạnh của công tác tuyên truyền vận động, từ đó đạt được mục đích đề ra.

Qua kinh nghiệm thực tiễn, biện pháp này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải được các cấp quản lý chặt chẽ ở mọi thời điểm. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ là cơ sở vững chắc, tạo điều kiện tốt cho các biện pháp tiếp theo trong việc huy động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường và phát huy vai trò giáo dục của nhà trừơng vào xã hội.

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 69)