Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với đời sống cộng

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với đời sống cộng

cộng đồng, phục vụ mục tiêu xây dựng xã hội học tập.

Mục đích của biện pháp

Để đẩy mạnh quá trình XHHGD, nhà trường phải thực sự là một bộ phận của cộng đồng, của địa phương. Hoạt động của nhà trường phải dựa trên cơ sở vì lợi ích và phục vụ thiết thực cho yêu cầu phát triển KT–XH của địa phương. Nhà trường làm giáo dục vì cộng đồng và phải tạo được niềm tin trong XH. Muốn vậy, nhà trường phải nỗ lực để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục cao, luôn giữ vai trò chính và chủ yếu trong công tác XHHGD, phát huy vai trò và lợi ích của giáo dục đối với cộng đồng. Khi đó, nhà trường sẽ lôi cuốn, thu hút và tổ chức các lực lượng XH tham gia đóng góp cho nhà trường nhiều hơn.

Nội dung của biện pháp

Phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng là vấn đề xuất phát từ nguyên lí của mối quan hệ biện chứng của các sự vật hiện tượng. Không thể phát huy hết vai trò của công tác XHHGD nếu chỉ quan tâm đến chiều thuận là tác động từ XH vào nhà trường, mà ngược lại phát huy vai trò của nhà trường trở lại XH sẽ làm tăng thêm động lực cho việc thực hiện công tác XHHGD.

Nhà trường luôn phải xây dựng được uy tín, thương hiệu. Thương hiệu giáo dục chính là chất lượng giáo dục của nhà trường - điều kiện thiết yếu để đón nhận và phát huy tốt nhất sự tham gia của cộng đồng đối với nhà trường. Muốn làm được điều đó nhà trường phải thực hiện được ba nội dung

* Việc đầu tiên là tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục của nhà trường một cách đích thực đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong thời kì đổi mới đồng thời góp phần xây dựng xã hội học tập.

* Nhà trường phải thể hiện tính chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt trong công tác XHHGD. Ở từng lĩnh vực phải thể hiện rất cụ thể, thể chế hoá tạo ra một cơ chế vận hành trôi chảy và hiệu quả.

* Nhà trường phải chứng tỏ là trung tâm văn hoá của cộng đồng, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh của địa phương, nuôi dưỡng tốt mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội. Xây dựng và thực hiện chương trình hành động cụ thể để tham gia vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.

Tổ chức thực hiện

* Phát triển quy mô trường lớp một cách vững chắc phù hợp với điều kiện thực tế, theo đúng lộ trình đã đề ra.

Đây là việc làm hữu hiệu tạo điều kiện cho các em học sinh được học tập và hưởng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng và bình đẳng, giúp môi trường chung của giáo dục ổn định, phát huy được thế mạnh và phát triển đa dạng các loại hình học tập đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa việc phát triển quy mô của giáo dục và điều kiện thực tế của đất nước. Muốn vậy nhà trường cần thực hiện các bước sau:

Xây dựng lộ trình phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn.

Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động GD Chuẩn bị tốt điều kiện về nhân lực (CBQL, GV, NV)

Đón đầu được các dự báo về tình hình phát triển dân số và nhu cầu học tập của học sinh.

* Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng xã hội học tập:

+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Đây là con

đường nhanh nhất, hiệu quả nhất để phát triển nhà trường. Điều quan trọng

là phải đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý, gắn tầm nhìn với hành động trong các lĩnh vực chủ yếu của nhà trường như phát triển đội ngũ, lập kế hoạch chiến lược, xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường, huy động các nguồn lực cho nhà trường và phát triển toàn diện học sinh. Trong tư duy quản lý phải chuyển từ quản lý mệnh lệnh hành chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật; đổi mới phương thức quản lý trong nhà trường theo một chiều từ trên xuống sang tương tác đa chiều. Cơ chế quản lý chuyển từ tập trung quan liêu, bao cấp sang phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trong yêu cầu của công tác quản lý hiện nay, để quản lý một nhà trường luôn có những biến đổi (cả trong lẫn ngoài) thì đội ngũ cán bộ quản lý luôn phải nâng tầm sáng tạo, thích ứng, biết làm việc hợp tác, có lòng tin, ngoài chức năng về quản lý giáo dục còn phải được đào tạo về chức năng quản lý kinh tế, kiến thức tin học, ngoại ngữ. Đối với trường ngoài công lập, người cán bộ quản lý luôn biết dung hoà các mối quan hệ: quyền và lợi ích giữa chủ đầu tư với CB,

GV, NV, học sinh và CMHS của nhà trường, biết thay đổi sự quản lý để quản

lý sự thay đổi;đặc biệt phải bổ sung đủ cơ cấu và số lượng BGH để đảm bảo tính chuyên sâu trong công tác; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, trưởng các phòng chức năng.

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây là công việc hết sức quan trọng vì lực lượng này chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối với trường ngoài công lập như trường Văn Lang, đội ngũ giáo viên trẻ, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn với kết quả tốt nghiệp đại học từ khá trở lên có trình độ ngoại ngữ, tin học, năng động nhiệt tình, tâm huyết tuy nhiên kinh nghiệm còn hạn chế, mức độ ổn

định trong công tác chưa cao. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng cơ hữu, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, tình nguyện gắn bó lâu dài với nhà trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển nhà trường. Căn cứ vào quy mô và định hướng phát triển, nhà trường lập kế hoạch với hai nội dung cơ bản: Quy hoạch đội ngũ giáo viên - tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Phát triển nhân cách và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các hình thức: tăng cường các hoạt động chuyên môn (dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, kiểm tra soạn, giảng…); tổ chức thi giáo viên giỏi; tổ chức các chuyên đề, hội thảo; tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp dạy; khoán trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, lấy ý kiến của học sinh và CMHS để đánh giá giáo viên, sàng lọc giáo viên qua từng năm học chính là động lực giúp giáo viên luôn phấn đấu, tự hoàn thiện mình để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nhà trường cần xây dựng các giáo viên nòng cốt trong từng khối lớp; tăng hệ số đứng lớp cho giáo viên để có điều kiện đầu tư chuyên môn đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của nhà trường. Đặc biệt coi trọng việc thu hút nhân tài và tạo động lực để giáo viên làm việc và cống hiến cho nhà trường. Thực hiện tốt cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo.

Việc tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL của nhà trường theo hướng chuẩn hóa vừa là nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần thực hiện thành công chiến lược giáo dục.

+ Đa dạng hoá các hình thức học tập của học sinh. Đây chính là việc làm hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập khi chất lượng đầu vào của học sinh chưa thật cao. Tuỳ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, tiềm năng giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh nhà trường có thể tổ chức các loại hình như: Học ngày hai buổi có dịch vụ bán trú đi kèm. Buổi 1 học theo chương trình do Bộ giáo dục quy

định, buổi 2 tuỳ từng cấp học, đối tượng học sinh để tổ chức thời lượng, nội dung học cho phù hợp. Ví dụ: Cấp THPT: Học 6 + 4 (Sáu buổi sáng - bốn buổi chiều) các buổi chiều học bám sát - nâng cao theo ban thi Đại học; Cấp THCS: 6 + 5 (Sáu buổi sáng - năm buổi chiều) ; Cấp Tiểu học:5 + 5 (Năm buổi sáng - năm buổi chiều) học các môn tự chọn theo yêu cầu, sở thích của học sinh. Song song với đó nhà trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, hình thức này phải được xây dựng ngay từ đầu mỗi khoá học từ khi học sinh mới nhập học. Tổ chức hệ thống các lớp chọn trong từng khối; Ngoài ra cần thực hiện các hình thức liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao trình độ Tiếng Anh cho học sinh của nhà trường. Tổ chức các hình thức học tập tiếp cận với môi trường để tăng tính thân thiện và bảo vệ môi trường, học tập theo nhóm để tăng tính hợp tác, đây là những hình thức học tập theo xu thế mới rất cần thiết phát huy.

+ Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, và ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập và quản lý. Do đặc thù trường liên cấp có bán trú khép kín nên cùng với các hoạt động trên nhà trường cần phải nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường chính là kết quả của sự đúc kết các quá trình giáo dục, các hoạt động phối hợp của các lực lượng trong nhà trường từ việc chuẩn bị cơ sở vật chất đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí và giáo viên, đa dạng hóa các hình thức dạy và học, phát huy tính dân chủ trong nhà trường... Việc nâng cao chất lượng giáo dục là giá trị cốt lõi của nhà trường. Đó chính là cách phát huy tốt nhất tác dụng giáo dục của nhà trường vào đời sống cộng đồng.

* Nhà trường luôn giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác XHHGD của chính mình và của địa phương góp phần phát vào sự phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh.

Nhà trường là bộ phận trong cơ thể cộng đồng, làm giáo dục vì cộng đồng và huy động sức mạnh của cộng đồng để làm giáo dục. Đó là tiền đề cơ bản, tư tưởng chỉ đạo để nhà trường thể hiện vai trò của mình.

Từ nhu cầu cụ thể của nhà trường, của địa phương và các chủ trương về chính sách XHHGD của Đảng và Nhà nước, trước hết nhà trường phải thu thập thông tin, thăm dò dư luận, gợi ý sự tham gia của các lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương án, các chương trình…, tham mưu với các cấp lãnh đạo. Từ đó đề ra phương hướng, chủ trương, yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện những nhu cầu XHHGD mà nhà trường mong muốn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện phải linh động, sáng tạo, biết chọn điểm mạnh, chọn thời cơ, chọn đối tượng để thực hiện; phối hợp tốt giữa các lực lượng XH với nhà trường, hoạt động vì lợi ích của nhà trường, lợi ích của các tổ chức tham gia và lợi ích của cộng đồng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - XH của địa phương.

* Nhà trường phải thể hiện vai trò trung tâm, nòng cốt trong công tác XHHGD của nhà trường và của địa phương.

Sau khi đã có chủ trương, kế hoạch, nhà trường phải là trung tâm lôi cuốn, động viên, huy động và tổ chức sự tham gia của các lực lượng XH nhằm thực hiện các chủ trương đã được hợp thức hoá đó, xây dựng tốt các mối quan hệ trong cơ chế phối hợp, hoạt động thống nhất theo kế hoạch, là trung tâm thông tin hai chiều, trung tâm tư vấn, chỉ đạo các hoạt động XHHGD của nhà trường.

Nhà trường phải là nòng cốt thực hiện các hoạt động XHHGD từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá.

Tất cả các lực lượng trong nhà trường từ Chi bộ, BGH , Đoàn thanh niên, Công đoàn… tới từng thành viên không thể đứng ngoài cuộc để trông chờ các lực lượng bên ngoài mà tuỳ từng vị trí và mức độ phải thể hiện rõ vai trò chủ động, sáng tạo, nòng cốt, trung tâm để tìm tòi các biện pháp tốt, xử lí các tình huống…đảm bảo kết quả của từng khâu thực hiện.

* Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa của cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

Để thực sự trở thành trung tâm văn hoá của cộng đồng thì trước hết nhà trường phải xây dựng cho mình các chuẩn mực, giá trị, hành vi, niềm tin, ứng xử thật tốt. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá các giá trị văn hoá đang tồn tại ở nhà trường đâu là giá trị tích cực, đích thực và cốt lõi, có tính đặc trưng, được nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh mong muốn nhất để có kế hoạch xây dựng, nuôi dưỡng, vun trồng và nhân rộng.

Muốn tạo được môi trường giáo dục lành mạnh thì cần phải xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ: nhà trường - gia đình và XH. Xác định tính trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể và từng gia đình học sinh, từng người dân đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Từ đó tạo nên những ảnh hưởng tốt góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng khu phố văn hoá, gia đình văn hoá. Xây dựng những qui định, nề nếp trong nhà trường, gia đình và cộng đồng có tác dụng tích cực đến việc học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Phòng chống tệ nạn XH, hạn chế tiêu cực trong giáo dục, xây dựng cơ chế liên kết, hợp đồng trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng chăm lo việc học tập rèn luyện của học sinh và phát huy tốt kết quả giáo dục của nhà trường vào XH.

Muốn phát huy tốt mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục thì nhà trường phải đóng vai trò nhân tố quyết định. Sự tham gia của XH và của từng gia đình vào quá trình giáo dục chỉ thực sự được phát huy khi công tác quản lí, chỉ đạo, triển khai các mặt giáo dục của nhà trường nghiêm túc và có kết quả.

Để phát huy mạnh mẽ tác dụng giáo dục của nhà trường vào cộng đồng thì nhà trường cần tích cực tham gia một số hoạt động của địa phương như: hoạt động chính trị - XH, văn hoá - nghệ thuật, thể dục thể thao; bảo vệ trật tự, an ninh của phường và thành phố; hoạt động nhân đạo (hiến máu, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lũ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…) ; các

hoạt động tình nguyện, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống; giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, các khu di tích lịch sử và các lễ hội dân gian của địa phương; xây dựng khu phố văn hoá, gia đình văn hoá.

Với một đội quân hùng hậu, đó là lực lượng cán bộ, giáo viên có trình độ văn hoá, chính trị khá cao và một lực lượng đông đảo học sinh có năng lực và lòng nhiệt tình, được rèn luyện nếp sống có kỉ luật, hoàn toàn có thể tham gia một cách nghiêm túc và có hiệu quả các công tác tuyên truyền phổ biến Chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước, các kiến thức về khoa học kĩ thuật, về kinh tế - văn hoá - XH tới cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)