8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh (điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
hóa, xã hội).
Tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1963. Quảng Ninh là tỉnh miền núi phía Bắc nằm trên Vịnh Bắc Bộ, có đường biên giới với Trung Quốc dài
132,8 km; có chiều dài đường biển 250 km, với diện tích tự nhiên 6110 km2
với 2077 hòn đảo lớn nhỏ, địa giới trải rộng, chiều dài của tỉnh gần 300 km. Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính (2 thành phố, 2 thị xã, 2 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi, 2 huyện đảo) với 186 xã, phường trong đó có 27 xã vùng núi cao và 84 xã phường miền núi. Tổng số dân toàn tỉnh trên 1,1 triệu người với hơn 20 dân tộc khác nhau.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có nhiều ngành kinh tế phát triển như: công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ và du lịch... Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 12%, các ngành công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, thuỷ sản, dịch vụ… đều có xu hướng gia tăng.
Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới .
Những điều kiện đó đã đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế Quảng Ninh, đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển.
Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH-HĐH, giáo dục Quảng Ninh cần phát triển để đáp ứng kịp tốc độ và triển vọng của nền KT- XH của tỉnh. Với cơ cấu dân cư trẻ, nhiều khu vực tập trung lao động đã thúc đẩy giáo dục và đào tạo phát triển, tăng trưởng nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngoài ra sự phát triển KT-XH cũng tạo điều kiện thực hiện công tác XHH, tăng thêm điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo dục. Tuy nhiên là một
tỉnh mà giáo dục mới chỉ phát triển mạnh từ sau khi miền Bắc được giải phóng trình độ dân trí ở vùng khó khăn còn thấp, sự chênh lệch, phân hoá giữa các vùng miền còn cao, giáo dục Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, gặp nhiều thách thức khó khăn trong quá trình phát triển đi lên.