Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên nằm trong một chỉnh thể, có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau và luôn có tính thống nhất, đồng bộ. Đó chính là hai mặt của một vấn đề: phát triển công tác XHHGD với mấu chốt là huy động được toàn XH tham gia vào giáo dục để giáo dục phục vụ XH với hiệu quả cao nhất. Vì vậy, khi thực hiện các biện pháp cần phải căn cứ vào từng thời điểm, từng điều kiện để thực hiện và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng XH về

công tác XHHGD ở nhà trường có tính tiên quyết, là nền móng, là cơ sở tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp còn lại. Các biện pháp sau được thực hiện một cách xen kẽ, không tách rời nhưng cũng không bắt buộc theo thứ tự trước, sau. Biện pháp xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường chính là nguyên tắc chung để thực hiện và phát triển công tác XHHGD của nhà trường. Từ đó các biện pháp phát huy cộng đồng tham gia vào việc phát triển giáo dục của nhà trường mới có tính khả thi. Biện pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà trường giúp cho việc vận hành tổ chức thực hiện các biện pháp khác đạt hiệu quả. Tuy nhiên từ các biện pháp khác lại nảy sinh yêu cầu mới cần tháo gỡ của cơ chế chính sách. Các biện pháp phát huy tác dụng của nhà trường vào cộng đồng trong quá trình XHHGD để đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương vừa là yêu cầu, hệ quả và cũng chính là biện pháp để thúc đẩy việc huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường. XHHGD không phải là một vấn đề mới nhưng là vấn đề tương đối nhạy cảm, cách thực hiện lại đa dạng, phong phú bởi thế trong quá trình thực hiện các biện pháp luôn phải có sự kiểm tra, giám sát các hoạt động XHHGD, luôn điều chỉnh và đổi mới các hoạt động đó cho phù hợp. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể, cần phải ưu tiên biện pháp phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng, bởi muốn thực hiện được điều đó thì phải nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường - đây chính là điều kiện cốt lõi để nhà trường tồn tại và phát triển.

Như vậy, các biện pháp đều tập trung để giải quyết tốt các nhiệm vụ mà XH đã đặt ra cho ngành GD&ĐT của nhà trường: mối quan hệ qua lại

giữa nhà trường và XH thể hiện ở các biện pháp thúc đẩy hai chiều: XHHGD

và giáo dục hoá XH, nó là những nội dung biểu hiện rõ tính chất:

Sơ đồ thể hiện tính đồng bộ của các biện pháp (Sơ đồ 1). Biện pháp ưu tiên trong thời gian này là biện pháp 4 (Sơ đồ 2)

Measures (M): biện pháp

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)