8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4 Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm công tác
XHHGD của nhà trường.
Mục đích:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XHHGD của các bộ phận chức năng trong nhà trường nhằm đánh giá, phân loại hoạt động XHHGD của các bộ phận dưới sự quản lý của nhà trường. Từ đó tìm ra các điển hình tốt để phát huy, nhân rộng, đồng thời giúp đỡ các bộ phận còn chậm tiến, chưa đạt yêu cầu, khắc phục các khó khăn vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm công tác XHHGD sẽ giúp các bộ phận hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ
của mình, từ đó thúc đẩy công tác XHHGD của nhà trường phát triển mạnh mẽ hơn.
Đối tượng và nội dung kiểm tra, giám sát
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường là một trong những chức năng quản lý của nhà trường, của đơn vị chủ quản và của Sở GD&ĐT. Công tác thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. Trong trường hợp các bộ phận chức năng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, khó giải quyết hoặc có dấu hiệu về nguy cơ sai phạm thì Hiệu trưởng, BGH phải trực tiếp chỉ đạo, uốn nắn và tìm giải pháp tháo gỡ.
Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường phải được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp giữa nhiều ngành, nhiều lực lượng XH và luôn luôn được cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà trường cần lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận. Tuy nhiên, do đặc thù công tác, các ngành chỉ phối hợp với nhà trường cùng kiểm tra theo kế hoạch định kỳ. Lực lượng sâu sát, gần gũi có khả năng giám sát các bộ phận tốt nhất chính là các đoàn thể trong nhà trường, đơn vị chủ quản và hội CMHS.
Việc xác định các đối tượng tham gia trong quá trình giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường đã khẳng định vai trò của cuộc vận động dân chủ hoá trong nhà trường, tuy nhiên sự tham gia của các lực lượng phải công khai, công bằng, minh bạch trong đánh giá và được nhà trường chấp nhận, tiếp thu và tôn trọng.
Quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường bám sát vào các nội dung sau:
+ Công tác lập kế hoạch thực hiện XHHGD của nhà trường. + Công tác tổ chức, triển khai các kế hoạch XHHGD đã đề ra.
+ Tính chủ động và sự phối hợp của các bộ phận chức năng, các tổ chức đoàn thể , Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác trong quá trình triển khai công tác XHHGD.
+ Thu nhập thông tin phản hồi từ các bộ phận, các lực lượng XH, các tổ chức đoàn thể về chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.
+ Kiểm tra kết quả thực hiện công tác XHHGD của nhà trường về các mặt: giáo dục học sinh, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, gây dựng và sử dụng các loại quỹ XHHGD…
+ Kiểm tra công tác quản lý các loại quỹ, các nguồn vốn, các hiện vật có được từ công tác XHH giáo dục; kiểm tra các loại sổ sách, chứng từ của nhà trường liên quan đến công tác XHHGD.
+ Đánh giá, so sánh, phân loại theo tầng bậc kết quả thực hiện công tác XHHGD theo từng mặt và từng cấp học trong nhà trường.
+ Điều chỉnh kịp thời những điểm chưa phù hợp trong quản lý, chỉ đạo hoạt động XHHGD của từng bộ phận và của BGH nhà trường.
+ Đề xuất với cấp trên những vấn đề cụ thể nhằm giúp đỡ nhà trường và các bộ phận chức năng thực hiện tốt hơn nữa công tác XHHGD.
Tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động XHHGD của nhà trường định kỳ theo năm học; thông báo công khai về thời gian, nội dung, lực lượng, đối tượng và hình thức kiểm tra.
Chú trọng quan tâm tới các bộ phận gặp khó khăn trong quá trình triển khai công tác XHHGD, có kế hoạch giúp đỡ trên cơ sở phân tích thực trạng và những báo cáo, đề xuất, nguyện vọng của các bộ phận này. Thực tế cho thấy, đối với trường liên cấp gồm ba cấp học, hiệu quả của việc thực hiện công tác XHHGD chưa đồng đều. Cấp tiểu học do đặc thù học sinh nhỏ nên nhận được nhiều sự quan tâm của CMHS, các cấp, các ngành vì thế công tác XHHGD có nhiều thuận lợi. THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông nên cũng nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ nhiều phía trong và ngoài nhà trường. THCS là cấp học đang gặp nhiều khó khăn trong công tác
XHHGD nên cần được quan tâm, đầu tư và có các biện pháp tháo gỡ những khó khăn đó.
Muốn đánh giá công tác XHHGD thì nhà trường phải cung cấp cho lực lượng tham gia đánh giá một thước đo chính xác, cụ thể, tức là phải cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng giúp các lực lượng kiểm tra, đánh giá một cách khách quan và có phương pháp đúng.
Nhà trường phải coi trọng việc giám sát, điều chỉnh các hoạt động XHHGD để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra bởi hoạt động XHHGD rất nhạy cảm.
BGH nhà trường phải yêu cầu các bộ phận chức năng, các tổ chức đoàn thể thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động và các vướng mắc trong công tác thực hiện để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Hàng năm nhà trường phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả công tác XHHGD của các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong trường. Việc kiểm tra thực hiện công tác XHHGD phải được đưa vào nội dung thanh tra nhà trường, và được coi là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại nhà trường.
Các tổ chức đoàn thể và cá nhân thực hiện tốt công tác XHHGD của nhà trường phải được biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình.
Điều kiện thực hiện
Chỉ khi công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc và điều chỉnh hoạt động XHHGD thực sự được coi trọng thì việc thực hiện XHHGD mới được đẩy mạnh và đạt được kết quả cao. Công tác kiểm tra, đánh giá phải đuợc thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai, hiệu quả và theo các hướng dẫn, quy định của Đảng và Nhà nước.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá luôn phải đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác đánh giá cần thực hiện linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển, sáng tạo mà vẫn không làm mất đi tính nghiêm túc của hoạt động này. Cách tổ chức được thực hiện sao cho thuận lợi để các bộ phận có thể học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau và cần tận dụng hình thức đánh giá cá nhân, tập thể.
Tóm lại: Tăng cường cải tiến giám sát, kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện CTXHHGD là một biện pháp thúc đẩy công tác XHHGD của nhà trường vận hành đúng hướng, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đồng thời sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát được các hoạt động XHHGD đang diễn ra trong phạm vi mình phụ trách. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng mối quan hệ qua lại giữa XHHGD và dân chủ hoá nhà trường vì đây là phương thức phát triển GD&ĐT giúp giải bài toán quản lý giáo dục, quản lý nhà trường một cách hiệu quả nhất.