Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

phát triển công tác XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang vừa được đề cập trên đây, đề tài đã phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến

M1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD.

M2. Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với cộng đồng

M3. Thu hút sự ủng hộ của cộng đồng cho sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường

M4. Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

M5. Đổi mới cơ chế quản lý, phối hợp trong và ngoài nhà trường thúc đẩy sự phát triển công tác XHHGD của nhà trường.

M6.Hoàn thiện các qui định, qui chế quản lí tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường.

Sơ đồ 1 PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XXHGD M1 Sơ đồ 2 M2 M6 M3 M5 M4 M2 M3 M4

theo mẫu A3 (phụ lục) đối với 118 người gồm: Cán bộ quản lí giáo dục: 18 người; giáo viên các cấp: 58 người, CMHS (nhiều thành phần): 42 người. Với nội dung đi sâu vào tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp và cho theo thang điểm từ 1 đến 3. Tác dụng càng lớn thì điểm càng cao, bằng cách cho điểm cụ thể vào các cột tương ứng: rất cấp thiết: 3 điểm; ít cấp thiết: 1 điểm; rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; ít khả thi: 1 điểm. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở bảng số 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trƣờng PT đa cấp Văn Lang

Tổng số đối tượng khảo sát: 118 người

Các biện pháp đề xuất

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết X Thứ

bậc SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD. 107 90.67 8 6.8 3 2.53 340 2.88 2 2. Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với cộng đồng 110 93.22 6 5.08 2 1.7 344 2.92 1 3. Thu hút sự ủng hộ của cộng đồng cho sự phát triển của nhà trường. 102 86.44 12 1.02 4 1.36 334 2.83 4

4. Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

95 80.50 15 12.71 8 6.79 323 2.74 6

5. Đổi mới cơ chế quản lý, phối hợp trong và ngoài nhà trường thúc

104 88.13 11 9.32 3 2.55 337 2.86 3

6. Hoàn thiện các qui định, qui chế quản lí tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trƣờng PT đa cấp Văn Lang

Tổng số đối tượng khảo sát: 118 người

Các biện pháp đề xuất

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Y Thứ bậc SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD. 109 92.37 7 5.93 2 1.7 343 2.91 1 2. Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với cộng đồng

104 88.14 10 8.47 4 3.39 336 2.85 3

3. Thu hút sự ủng hộ của cộng đồng cho sự phát triển của nhà trường.

98 83.05 12 10.17 8 6.78 326 2.76 5

4. Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

94 79.67 14 11.86 10 8.47 320 2.71 6

5. Đổi mới cơ chế quản lý, phối hợp trong và ngoài nhà trường thúc

101 85.59 12 10.17 5 4.24 332 2.81 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Hoàn thiện các qui định, qui chế quản lí tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường

106 89.83 5 5.08 7 5.09 337 2.86 2

NHẬN XÉT

Kết quả khảo nghiệm theo bảng trên và các phụ lục đã khẳng định nhóm các biện pháp nêu trên đều cần thiết. Tuy ở mức độ khác nhau nhưng tỉ lệ đánh giá rất cần thiết và cần thiết của các biện pháp đều đạt trên 90% (X 2.74). Vấn đề cấp thiết nhất của chủ trương XHHGD trong điều kiện

thực tế của nhà trường là phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường vào đời

sống cộng đồng với số điểm cao nhất là 2.92. Đây chính là vấn đề thực sự phải được ưu tiên. Biện pháp 1 và 5 là các biện pháp đạt điểm 2.88 và 2.86 chiếm tỉ lệ trên 97% là cấp thiết và rất cấp thiết. Điều đó cho thấy, các biện pháp lựa chọn đã được sự đồng thuận cao về tính cấp thiết, tính phù hợp và quan trọng đối với đại đa số các đối tượng được khảo sát mặc dù các đối

tượng này ở các trình độ học vấn, các vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong XH. Về tính khả thi của các biện pháp cũng được đa số khẳng định là các biện pháp đã nêu đều khả thi và rất khả thi đạt tỉ lệ 90% và Y = 2.71. Tuy

nhiên, tính khả thi tập trung cao hơn ở biện pháp thứ 1 và 6 còn biện pháp 2 mặc dù có tính cấp thiết cao nhưng lại có tính khả thi ở thứ hạng 3 tức là phải cần tập trung ưu tiên … Như vậy, có thể nói, để huy động được các lực lượng XH tham gia với nhà trường, thì cùng với việc nâng cao nhận thức của các lực lượng XH nhà trường phải nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy thật tốt tác dụng giáo dục vào cộng đồng.

Nếu sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman (Bảng tính ở phụ lục) 54 , 0 ) 1 ( 6 1 2 2      n n D p

Ta sẽ thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Điều đó có nghĩa các ý kiến đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp của các đối tượng khảo sát là hoàn toàn phù hợp với nhau.

Biểu đồ 3.1: Tính tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

2.88 2.91 2.92 2.85 2.83 2.76 2.74 2.71 2.86 2.81 2.79 2.86 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 M1 M2 M3 M4 M5 M6 Tính cấp thiết Tính khả thi p: Hệ số tương quan

D: Hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi ở các biện pháp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Xuất phát từ thực tế và qua khảo nghiệm, một lần nữa cho thấy việc phát triển công tác XHHGD của trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh cần tập trung vào 6 biện pháp cơ bản trên. Từ định hướng chung đến việc thiết kế xây dựng cơ chế hoạt động có tính đồng bộ, giúp cho việc tổ chức sự tham gia của XH đối với giáo dục thế hệ trẻ của nhà trường về mọi mặt đảm bảo tính nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nhân dân làm chủ trong sự nghiệp giáo dục và việc phát huy tác dụng của nhà trường vào XH. Những biện pháp này không chỉ có ý nghĩa cần thiết trong hiện tại mà còn mang tính lâu dài đối với sự phát triển của nhà trường. Nó thực sự cấp thiết, có khả năng thực hiện trong thực tế và mang tính khả thi để tạo ra bước chuyển biến cơ bản về chất lượng trong việc thực hiện chủ trương XHHGD của nhà trường. Tất nhiên khi thực hiện sẽ có những vấn đề phát sinh và cũng còn nhiều biện pháp nữa cần tiến hành đồng bộ, kịp thời để đạt hiệu quả. Điều căn bản có ý nghĩa quan trọng để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên đó là đội ngũ quản lí của nhà trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng phải làm việc có kế hoạch, người linh hoạt, sáng tạo mới tạo ra sức mạnh tổng hợp của các lực lượng XH đầu tư và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh Quảng Ninh. Các biện pháp nói trên có thể được thực hiện ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang và là tài liệu tham khảo đối với các trường có điều kiện và mô hình tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ nội dung đã trình bày ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra .Tác giả luận văn đã rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

Kết luận:

Xã hội hoá giáo dục là một xu hướng tất yếu khách quan, một con đường để phát triển sự nghiệp giáo dục. Đây là một chủ trương lớn, là tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục. Trong đó XHH giáo dục phổ thông là một bộ phận của XHHGD. Điều đó đã được khẳng định về mặt lý luận và minh chứng một cách sinh động trong thực tiễn phát triển giáo dục của đất nước.

Thực tiễn cho thấy trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh được xây dựng và phát triển trên cơ sở thực hiện chủ trương XHHGD của tỉnh Quảng Ninh. Sự tồn tại và phát triển của nhà trường đã khẳng định tính đúng đắn của công tác XHHGD; thể hiện rõ sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND Tỉnh; sự liên kết, phối hợp giữa các ban ngành, Đoàn thể, các tổ chức xã hội, các gia đình và cá nhân đối và với sự nghiệp giáo dục nói chung và sự phát triển nhà trường. Có thể nói trường Văn Lang là nhân tố mới trong hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh, nhân tố này đang góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương XHHGD của tỉnh nhà. Trong 5 năm qua, nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác XHHGD của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trước những yêu cầu đổi mới đặt ra cho ngành giáo dục cũng như những yêu cầu thực tế của xã hội đối với công tác XHHGD.

Muốn đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của công tác XHHGD từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì vấn đề quan trọng là phải tìm ra những biện pháp đổi mới và phát triển tích cực hơn nữa công tác này. Đây là nhiệm vụ chủ đạo của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và căn cứ vào thực trạng công tác XHHGD ở trường Văn Lang tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề suất các biện pháp :

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD đối với trường

phổ thông trong giai đoạn mới; Đổi mới cơ chế quản lí phối hợp trong và

ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy công tác XHHGD; Cải tiến công tác kiểm tra giám sát rút kinh nghiệm các hoạt động XHHGD của nhà trường; Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với cộng đồng; Thu hút sự ủng hộ

của cộng đồng cho sự nghiệp phát triển của nhà trường; Hoàn thiện các quy định, quy chế quản lí tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường.

Hệ thống các biện pháp này đã được khảo nghiệm tại nhà trường thông qua phiếu hỏi các chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên và CMHS, đã khẳng định được tính cấp thiết, tính khả thi và đảm bảo độ tin cậy. Các biện pháp vừa góp phần giải quyết các đòi hỏi cấp bách trước mắt vừa có tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho bước phát triển tiếp theo của nhà trường.

Việc tiến hành đồng bộ các biện pháp, thực hiện linh hoạt ở mọi thời điểm với sự tham gia ủng hộ của các cấp, các ngành, sự quan tâm của cả cộng đồng đối với công tác XHHGD của nhà trường. Chắc chắn sự nghiệp giáo dục của trường phổ thông đa cấp Văn Lang sẽ có những bước phát triển mới, đáp ứng được yêu cầu của tỉnh Quảng Ninh trên con đường hội nhập và thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước.

Khuyến nghị

* Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng kế hoạch mang tính chuyên đề chỉ đạo công tác XHHGD phổ thông dài hạn.

Ban hành các chính sách mang tính đòn bẩy để phát triển công tác XHHGD.

Tạo điều kiện hỗ trợ về cơ chế, kinh phí đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, nâng cao trình độ lý luận cho CBQLGD, giáo viên các trường ngoài công lập.

Hỗ trợ một phần ngân sách để đầu tư các thiết bị dạy học cho các trường ngoài công lập (Vì nếu mọi hạch toán đều đưa vào học phí thì mức học phí tăng cao dẫn đến an sinh xã hội không ổn định).

Chỉ đạo và thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác XHHGD, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác XHHGD, kịp thời đề xuất với các cơ quan trung ương để điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách và các giải pháp phát triển công tác XHHGD.

* Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo.

Tăng cường tham mưu và đề xuất với UBND Tỉnh các biện pháp thực hiện công tác XHHGD. Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ khi thực hiện chủ trương XHHGD.

Lưu ý nhân tố mới trong công tác XHHGD, nhân rộng điển hình tiên tiến. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV ở các trường ngoài công lập.

Tạo điều kiện hỗ trợ các trường ngoài công lập quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn, tuyển sinh, tuyển GV, công tác thanh tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của nhà trường. Sâu sát hơn đối với các trường ngoài công lập.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập đã có. Tham mưu cho Tỉnh cân đối việc mở các hệ thống trường ngoài công lập trên cơ sở dự báo sự phát triển về dân số và chất lượng giáo dục ở các trường ngoài công lập.

* Đối với Hội đồng quản trị:

Nhanh chóng hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống quy chế, quy định, chế độ chính sách đối với CB - GV - NV.

Điều chỉnh và bổ sung vào “Điều lệ tổ chức hoạt động trường phổ thông đacấp Văn Lang” một số điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế sau 5 năm thành lập.

Tạo điều kiện cho CBQL, GV được học tập, bồi dưỡng và đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ. Bổ sung cho đủ về số lượng và cơ cấu của BGH phù hợp với điều kiện, đặc thù của nhà trường.

Cần thiết phân cấp quản lý về tài chính, giao cho nhà trường cơ chế tự hạch toán để chủ động trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.

Huy động các phòng ban trong công ty cùng tham gia hỗ trợ các hoạt động XHHGD của nhà trường .

* Đối với nhà trường:

Phát huy mạnh mẽ những thành tích đã đạt được, giữ vững vai trò trung tâm, nòng cốt, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện công tác XHHGD. Chủ động và tích cực tham mưu với sở GD&ĐT, tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể để nâng cao hiệu quả công tác XHHGD và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tích cực triển khai các chủ trương, biện pháp về công tác XHHGD đã được thông qua với tinh thần chủ động và xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Mọi thành viên trong nhà trường đồng tâm, cộng lực, kiên trì thực hiện chủ trương XHHGD và quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá đối với giáo viên, có cơ chế khuyến khích động viên, khen thưởng thỏa hơn nữa đáng đối với giáo viên giỏi, học sinh giỏi.

* Đối với cha mẹ học sinh

Cha mẹ học sinh cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác XHHGD trong nhà trường, từ đó thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động này để chủ động tham gia đóng góp với nhà trường.

Tăng cường thắt chặt mối quan hệ gia đình - nhà trường và xã hội trong vấn

Một phần của tài liệu các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp văn lang, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 120)