Nhóm biện pháp quản lý chất lượng dạy và học

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch hạ long (Trang 94 - 119)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý chất lượng dạy và học

3.2.4.1.Biện pháp quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của giảng viên. Chất lượng giảng dạy của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, cần chú trọng quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.

Nội dung cách thức thực hiện

Thứ nhất: quản lý công tác soạn bài của giảng viên trước khi lên lớp

Để có được những giờ giảng tốt trên lớp, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả, mỗi giảng viên phải có sự đầu tư chuẩn bị tốt về nội dung chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy. Kiến thức của nhân loại không phải là bất biến, nó luôn được bổ sung, thay đổi theo xu hướng phát triển không ngừng. Điều đó buộc người dạy phải tìm hiểu và cập nhật thường xuyên. Nội dung bài giảng trên lớp không phải chỉ là sự sao chép lại đơn thuần các kiến thức trong giáo trình, các kiến thức trong mỗi bài giảng phải là hệ thống hóa của nhiều ý kiến, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, giáo

86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viên phải biết tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tài liệu, đồng thời đưa ra những nhận định, quan điểm đánh giá, giúp bài giảng không khô cứng mà trở nên phong phú, có sức thuyết phục.

Công việc soạn bài phải được xem như một kết quả về nghiên cứu khoa học, nó không chỉ là sự chuẩn bị về mặt nội dung kiến thức sẽ chuyển tải đến người học, mà nó là một bản kế hoạch cụ thể chi tiết về cách thức phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy để đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Điều đó được thể hiện ở từng bước chuẩn bị trong giáo án: từ mục tiêu bài giảng đến nội dung kiến thức, phương pháp sư phạm, phương tiện phục vụ giảng dạy…

Các khoa, tổ bộ môn cần tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp của giảng viên. định kỳ hàng tháng sinh hoạt tổ chuyên môn. Hàng kỳ tổ bộ môn có thể tổ chức dự giờ góp ý về nội dung bài giảng. Phòng đào tạo phối hợp với các khoa và tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị tập bài giảng của giảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất. Có nhận xét, rút kinh nghiệm cho giáo viên.

Thứ hai: Quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh -sinh viên.

Phương pháp dạy học có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giờ giảng. Xu hướng áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học đã và đang được thực hiện trong nhà trường hiện nay. Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau: phương pháp thuyết trình; phương pháp nêu vấn đề; phương pháp cố vấn; sử dụng công nghệ hỗ trợ…Mỗi giáo viên sẽ có những cách tiếp cận khác nhau và có phương pháp giảng dạy khác nhau. Phương pháp dạy học phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học. Có thể nêu một số biện pháp:

- Đổi mới phương pháp dạy thuyết trình: Đây là phương pháp thích hợp với hình thức tổ chức lớp học đông sinh viên. Giáo viên có thể chuyển tải kiến thức cùng lúc đến nhiều đối tượng. Hạn chế của phương pháp là mối liên hệ giữa người dạy và người học thiếu chặt chẽ, giáo viên không kiểm soát được

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức độ hiểu bài của từng đối tượng trong lớp. Người học thụ động, ít tham gia trao đổi, phát biểu ý kiến trong giờ giảng. Để khắc phục những hạn chế này, giáo viên cần biết phối hợp các phương pháp khác trong giảng dạy (nêu vấn đề, cố vấn, sử dụng công nghệ): tức là giáo viên cần có sự tổng hợp khái quát để HSSV nắm được nội dung cơ bản của bài giảng, sau đó lựa chọn những nội dung trọng tâm, hướng dẫn sinh viên thảo luận, nghiên cứu, tự phân tích và đánh giá. Trong quá trình giảng phối hợp sử dụng máy chiếu để tiết kiệm thời gian, đồng thời minh họa cho bài giảng.

- Chuyển cách dạy từ cung cấp cho sinh viên kiến thức có sẵn, sang cách dạy hướng dẫn sinh viên tự tìm hiểu kiến thức: Trước giờ giảng, giáo viên giới thiệu cho sinh viên những nguồn tài liệu cần tìm hiểu, nghiên cứu (trong sách, trên mạng Internet), yêu cầu sinh viên chuẩn bị nội dung, sau đó kiểm tra thông qua các hình thức viết bài thu hoạch, thảo luận, trao đổi, giải đáp…Phương pháp này buộc sinh viên phải tích cực tư duy, biết cách nghiên cứu tìm hiểu và trình bày các vấn đề khoa học. Kiến thức thu được sẽ khắc sâu hơn.

- Tổ chức dạy các giờ thực hành hiệu quả: Thực tế hiện nay giáo viên thường xem nhẹ công tác chuẩn bị giờ thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Giờ thực hành thường mang tính chất truyền nghề, thầy làm mẫu, trò làm theo một cách máy móc (ví dụ các giờ dạy chế biến món ăn, thức hành phục vụ buồng, bàn, bar đối với ngành du lịch; Hoặc các giờ thanh nhạc, nhạc cụ đối với ngành âm nhạc…).Vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành, yêu cầu giảng viên phải có sự chuẩn bị giáo án cụ thể. cách thức truyền đạt kỹ năng phối hợp nhịp nhàng với hình thức thị phạm chuẩn xác. Theo dõi giám sát phần thực hành của sinh viên và đưa ra sự đánh giá nhận xét chính xác công bằng, khách quan, động viên để sinh viên cố gắng hơn nữa.

Tóm lại, mọi biện pháp áp dụng để đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay trong nhà trường đều phải đạt được những mục tiêu sau:

- Truyền thụ được kiến thức và kỹ năng cho sinh viên - Kích thích được khả năng tư duy của sinh viên

88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tạo được cảm xúc tích cực ở sinh viên trong quá trình giảng dạy (Niềm hứng thú, say mê nghề nghiệp, có thái độ học tập đúng đắn…)

Để đạt được những mục tiêu này trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên ngoài trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm vững, cần phải có khả năng về ngoại ngữ, tin học, biết sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật, chủ động tích cực trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.

Thứ ba: quản lý công tác kiểm tra, đánh giá

Hiệu trường cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong nhà trường, về công tác chuyên môn, về công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể:

- Kiểm tra nề nếp dạy học của giảng viên: thực hiện chương trình môn học, kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy, kế hoạch cá nhân, giáo án, sổ theo dõi học tập, sổ điểm… theo Quy chế.

- Kiểm tra công tác đánh giá kết quả học tập đối với HS-SV theo quy chế đào tạo: quy trình, cách thức đánh giá, cho điểm từng phần, điểm hết môn, hết học phần.

- Kiểm tra việc tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tham gia công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, tham gia các hoạt động khác phục vụ cho giảng dạy trong nhà trường.

Thứ tư: Hội đồng chuyên môn, tổ bộ môn tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Hàng năm, Hội đồng chuyên môn, phối hợp phòng đào tạo, các khoa và tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đánh giá toàn diện chất lượng giảng dạy của giảng viên, bao gồm cả nội dung khoa học của bài giảng và phương pháp giảng dạy. Hội đồng chuyên môn dự 3 tiết giảng:1 giờ do giảng viên tự chọn, 1 giờ do Hội đồng chỉ định và 1 giờ bất kỳ. Bên cạnh đó, yêu cầu mỗi giảng viên báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thứ năm: Lấy ý kiến nhận xét giảng viên và chất lượng giảng dạy từ phía người học.

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với mục tiêu đào tạo lấy người học làm trung tâm, việc HS-SV tham gia nhận xét giảng viên và chất lượng giảng dạy là cần thiết. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm, vì vậy để thực hiện tốt biện pháp này cần phải có sự nghiên cứu chuẩn bị nội dung, cách thức tiến hành. Cần thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả môn học dành cho sinh viên, tập trung các nội dung:

+ Nội dung chương trình môn học, thời lượng của môn học

+ Phương pháp giảng dạy: kỹ năng và phương pháp truyền đạt, giao tiếp của giảng viên trên lớp.

+ Kiểm tra đánh giá: hình thức tổ chức; hiệu quả kiểm tra đánh giá. + Năng lực của sinh viên: phát huy, ứng dụng kiến thức môn học… Ngoài ra cũng có thể lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của người học thông qua trang thông tin điện tử của trường, nhưng biện pháp này cần phải có sự chọn lọc thông tin chính xác, khách quan.

3.2.4.2. Biện pháp quản lý chất lượng hoạt động học và tự học của SV

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Mục tiêu của giáo dục đại học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Muốn thực hiện được điều này, giáo viên cần hướng dẫn, rèn luyện cho SV khả năng tự đánh giá năng lực học tập, hình thành kỹ năng tổ chức hoạt động học và tự học của cá nhân. Thực tế GD-ĐT cho thấy, không thể có hoạt động học tập (tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục) nếu không có sự tác động điều khiển sư phạm. Vì vậy để hoạt động học và tự học của SV trong nhà trường đạt kết quả tốt, cần tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động học và tự học của sinh viên

Nội dung cách thức thực hiện

* Đối với hoạt động học tập của sinh viên

- Đầu khóa học, Phòng đào tạo, phòng công tác HSSV, các khoa phối hợp phổ biến các nội quy, quy chế học tập, rèn luyện. Thông báo chương trình đào tạo, kế hoạch học tập, giúp sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện từng cá nhân.

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức điều tra, phân loại SV, nắm vững hoàn cảnh sinh viên để có những biện pháp giáo dục phù hợp, nâng cao nhận thức của SV về động cơ, thái độ học tập.

- Đối với mỗi môn học, yêu cầu giáo viên bộ môn thông báo thời lượng, nội dung chương trình môn học, hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học, giới thiệu những tài liệu cần tra cứu liên quan đến môn học để sinh viên chủ động học tập nghiên cứu.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện giờ giấc học tập, ý thức chấp hành nội quy, quy chế và các quy định của giáo viên về môn học.

- Phát động phong trào đăng ký thi đua học tập và rèn luyện giữa các lớp sinh viên đầu năm học. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, trao học bổng, tặng thưởng kịp thời đối với những sinh viên có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

* Đối với hoạt động tự học của sinh viên, cần quan tâm các biện pháp sau: - Phối hợp các phòng, khoa, giáo viên chủ nhiệm xây dựng quy chế quản lý sinh viên, xây dựng nội quy tự học cho sinh viên ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức, bố trí hợp lý đội ngũ giảng viên thực hiện tốt vai trò cố vấn học tập cho sinh viên.

- Giáo dục sinh viên hình thành ý thức, thói quen tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu khoa học. Tiến tới trở thành nhu cầu học tập, để không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ, năng lực của bản thân.

- Tổ chức bồi dưỡng về phương pháp quản lý cho đội ngũ ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn.

- Bồi dưỡng, hướng dẫn sinh viên về phương pháp tự học, tự tổ chức rút kinh nghiệm về phương pháp học tập sau mỗi học phần, sau mỗi kỳ thi.

- Tổ chức nghe báo cáo điển hình về phương pháp tự học, nêu gương khen tặng cho sinh viên có phương pháp tự học tốt.

3.2.4.3.Biện pháp quản lý khâu kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là yếu tố quan trọng của quá trình giảng dạy, kết quả kiểm tra đánh giá giúp giáo viên xác định được mức độ phù hợp giữa nội dung, chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo, đồng thời biết được kết quả giảng dạy có thành công hay không, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Nội dung cách thức thực hiện

Kiểm tra đánh giá trong nhà trường đối với hệ cao đẳng chính quy đào tạo niên chế được thực hiện theo Quy chế 25/2006 của Bộ GD&ĐT. Để công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiệu quả, theo chúng tôi cần phải có những biện pháp quản lý sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá, ý thức trách nhiệm trước sản phẩm đào tạo của nhà trường, sự công tâm khách quan trong đánh giá. tránh tình trạng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá, ảnh hưởng đến thực chất chất lượng đào tạo.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên nắm vững các quy chế và quy trình tổ chức, bồi dưỡng năng lực tổ chức thi- kiểm tra, thực hiện công tác thi, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong kiểm tra đánh giá: Phương pháp tự luận, phương pháp vấn đáp, phương pháp trắc nghiệm khách quan, xử lý tình huống, thực hành thực tập, làm tiểu luận… Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nội dung chương trình môn học, đối tượng người học mà lựa chọn, vận dụng phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp

- Đổi mới hình thức, quy trình tổ chức thi- kiểm tra, cụ thể

+ Khâu ra đề thi: Xây dựng ngân hàng câu hỏi, làm các bộ đề thi dưới nhiều hình thức . Chọn hình thức thi và tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi trong bộ đề. Tăng cường tính bảo mật, giảm các khâu trung gian lưu giữ đề thi.

+ Tổ chức thi và coi thi nghiêm túc, khách quan. Đánh số báo danh, yêu cầu sinh viên trình thẻ khi vào phòng thi. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế thi theo quy định của Bộ GD&ĐT.

92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khâu chấm thi: đối với thi viết, bài thi được đánh phách và tổ chức chấm thi khách quan. Đối với hình thức vấn đáp, yêu cầu phải có mặt ít nhất từ 02 cán bộ chấm thi.

- Quản lý giám sát công tác vào điểm kết quả thi, kiểm tra của sinh viên, có bộ phận kiểm dò chính xác, tránh nhầm lẫn.

- Tăng cường công tác thanh tra đối với công tác thi kiểm tra đánh giá: Bộ phận thanh tra giáo dục có kế hoạch giám sát kiểm tra công tác thi, kiểm tra, sau mỗi đợt thi phải có báo cáo cụ thể về tình hình tổ chức thi, kiểm tra, có ý kiến đề xuất kiến nghị đối với Hội đồng thi.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau các đợt tổ chức thi, kiểm tra

3.2.5. Nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

3.2.5.1. Biện pháp quản lý tài chính, ngân sách và các nguồn thu

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Kinh phí là yếu tố không thể thiếu trong thực hiện các hoạt động nói

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch hạ long (Trang 94 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)