9. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo cao đẳng hệ chính quy
trƣờng Cao đẳng VHNT&DL Hạ Long
2.2.1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu đào tạo và kế hoạch đào tạo
2.2.1.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu đào tạo
Quản lý việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường chú trọng đến việc xác định và xây dựng mục tiêu đào tạo theo hướng vừa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; chú trọng giáo dục thể chất và nhân cách người học; nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin và giáo dục đại học để đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Những ưu điểm:
- Nhà trường đào tạo đa dạng ngành nghề, bậc học, vì vậy, bên cạnh xác định mục tiêu đào tạo chung đối với các trường cao đẳng chuyên nghiệp theo quy định, nhà trường còn xác định mục tiêu đào tạo cụ thể đối với từng chuyên ngành đào tạo.
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mỗi chuyên ngành đào tạo có những đặc thù khác nhau và mục tiêu đào tạo cụ thể khác nhau. Hiệu trưởng chỉ đạo Hội đồng chuyên môn, phòng đào tạo, các khoa, tổ bộ môn và các bộ phận liên quan xác định mục tiêu đào tạo cho từng ngành đào tạo một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp.
- Mục tiêu đào tạo chung của trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long được xác định là: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác.
- Mục tiêu cụ thể trong đào tạo được xác định chính là những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đầu ra trong đào tạo, là năng lực, kỹ năng, thái độ phẩm chất, nhân cách của HS-SV sau khi tốt nghiệp phải có được.
Mục tiêu cụ thể đối với người học trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long:
- Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực: Chính trị, xã hội, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh, Quốc phòng.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại.
- Có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục; yêu quý và tôn trọng nghề nghiệp.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
- Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm. - Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các công việc.
- Có kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị ngành nghề thông dụng; Khai thác tốt những phần mềm ứng dụng phục vụ các hoạt động nghề nghiệp. - Có năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và khai thác tài liệu chuyên ngành.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Từ tháng 9/2009, trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long đã tiến hành xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo. Mỗi ngành được xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, các yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp với đòi hỏi đặc trưng của từng ngành nghề. Đối với hệ cao đẳng chính quy, trường đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho 11 chuyên ngành đào tạo.
Những hạn chế
- Thực tế cho thấy, còn một số đơn vị xác định mục tiêu đào tạo chưa đầy đủ, chưa chú trọng yếu tố rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, độc lập, sáng tạo…cho người học, mặt khác, sự chỉ đạo quán triệt nội dung mục tiêu đào tạo chưa toàn diện và thường xuyên.
- Nhiều cán bộ, giáo viên chưa quan tâm đến mục tiêu đào tạo, chưa coi trọng yếu tố xác định mục tiêu đào tạo, chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức.
- Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên do chưa hiểu biết về mục tiêu đào tạo nên việc xác định ý thức, động cơ thái độ học tập chưa rõ ràng, vì vậy kết quả học tập bị ảnh hưởng, gặp khó khăn trong đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của xã hội sau khi tốt nghiệp.
2.2.1.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đào tạo, yếu tố quan trọng tiếp theo là xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo. Quản lý kế hoạch đào tạo là quản lý việc xây dựng kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch đào tạo. Theo T.S Nguyễn Thị Tính: "lập kế hoạch là kỹ thuật quản lý nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, các thách thức và thời cơ từ môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, xây dựng các mục tiêu và chiến lược để đưa tổ chức tiến lên phía trước" [35. tr.74].
Quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường được thực hiện trên cơ sở các loại kế hoạch sau:
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường 3. Kế hoạch năm học.
4. Các kế hoạch chỉ đạo hoạt động đào tạo: - Kế hoạch tuyển sinh.
- Kế hoạch giảng dạy.
- Kế hoạch công tác chủ nhiệm. - Kế hoạch thi học sinh giỏi.
- Kế hoạch thi học kỳ, thi tốt nghiệp.
- Kế hoạch thực tập; kế hoạch nghiên cứu khoa học. - Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Kế hoạch phối hợp giáo dục, rèn luyện tư tưởng đạo đức cho SV… Trong công tác đào tạo đối với hệ cao đẳng chính quy, hiện nay nhà trường vẫn áp dụng thực hiện theo Quy chế 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy kế hoạch đào tạo cũng được xây dựng theo niên chế của năm học. Những ưu điểm
- Việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo được Ban giám hiệu chỉ đạo, phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa phòng đào tạo đến các khoa, tổ bộ môn. Kế hoạch đào tạo, giảng dạy được xây dựng chi tiết theo thời gian của năm học, từng học kỳ, từng tháng cụ thể. Kế hoạch được Hội đồng chuyên môn thông qua và công bố vào đầu năm học. Thời gian kế hoạch đào tạo theo thời gian của năm học, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau.
- Bên cạnh xây dựng kế hoạch theo năm học, đối với mỗi ngành đào tạo đều có kế hoạch đào tạo theo niên khóa cho ngành học đó. Thời gian từ khi HS-SV nhập học cho đến khi kết thúc khóa học.
- Tùy theo đặc trưng từng ngành đào tạo mà thời gian kế hoạch đào tạo có thể dài hoặc ngắn. (Ví dụ: hệ trung cấp năng khiếu nhạc cụ của trường có thời gian đào tạo từ 6- 7 năm)
- Kế hoạch đào tạo được xây dựng cụ thể, chi tiết đã tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành quá trình đào tạo thuận lợi, thống nhất từ tổ bộ
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
môn đến các khoa và phòng đào tạo. Việc công khai kế hoạch đào tạo giúp HS-SV chủ động trong việc tham gia học tập, thực tập và tự nghiên cứu, biết sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý trong học tập và thực hành nghề nghiệp.
- Từ kế hoạch đào tạo chung của toàn trường do phòng đào tạo xây dựng, các khoa lấy làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo giảng dạy trong khoa. Các tổ bộ môn và giáo viên cũng thiết kế kế hoạch riêng cho công tác đào tạo được phân công, phù hợp với kế hoạch chung.
Bảng 2.4: Kết quả điều tra về quản lý kế hoạch đào tạo
Đánh giá mức độ triển khai kế hoạch đào tạo
Ý kiến
đánh giá Tỷ lệ
a. Triển khai đúng quy trình, đồng bộ và hiệu quả 38/55 69% b. Triển khai chưa sâu sát, chưa đồng bộ 13/55 24% c. Triển khai kém hiệu quả, còn nhiều bất cập 04/55 7%
Những hạn chế
- Do sự chỉ đạo triển khai của các cấp quản lý chưa kịp thời hoặc sự phối hợp thực hiện chưa đồng bộ giữa các phòng khoa, giữa đơn vị và cá nhân, còn ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của toàn trường.
- Chưa có sự kiểm tra thường xuyên và sâu sát các kế hoạch, phát hiện những "sự cố" hoặc sai sót để đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
- Trong thực hiện kế hoạch đào tạo, việc xây dựng thời khóa biểu tại các khoa không ổn định trong học kỳ, thường xuyên thay đổi (theo tuần). Điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên.
- Ngoài ra, do tính đặc thù của nhà trường, thường xuyên phải tham gia các chương trình nghệ thuật trong và ngoài tỉnh, đặc biệt có những chương trình cần sự huy động gần như toàn bộ HSSV nhà trường tham gia, với thời gian khá dài (Tập và biểu diễn), do đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy cũng như tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo đề ra.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo
2.2.2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình
Trở thành trường cao đẳng, từ năm học 2004-2005, Trường đã xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng chính quy trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD-ĐT ban hành. Quy trình thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo tuân theo đúng quy định cải tiến và đổi mới chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Những ưu điểm:
- Nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo hệ cao đẳng do đồng chí Hiệu trưởng làm Chủ tịch, các ủy viên thường trực Hội đồng là trưởng phòng đào tạo và các trưởng khoa, bộ môn trực thuộc.
Căn cứ để xây dựng thiết kế chương trình đào tạo là các quyết định v/v ban hành chương trình khung của Bộ trưởng bộ GD&ĐT đối với các ngành đào tạo và căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường.
- Quyết định số 23/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo v/v ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Kinh tế- Quản trị kinh doanh trình độ đại học, cao đẳng. - Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo v/v ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành cao đẳng sư phạm.
- Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo v/v ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng.
- Thông tư số 10/2010/TT-BGD&ĐT về ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng (Thay thế quyết định số 35/2004)
Riêng với chương trình đào tạo các ngành năng khiếu nghệ thuật (Hội họa; Thanh nhạc; Biểu diễn nhạc cụ; Diễn viên múa…) từ 2009 chỉ có chương trình khung bậc đào tạo trung cấp (Hướng dẫn số 1475/HD-BVHTT ngày 28/4/2005 kèm theo các Quyết định số 89; 90; 91; 92; 93/2004/QĐ-BVHTT của Bộ văn hóa hóa thông tin v/v ban hành bộ chương trình khung giáo dục
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
THCN các ngành thuộc lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật- Thông tin). Vì vậy nhà trường đã căn cứ trên chương trình đào tạo trung cấp đã có, đồng thời vận dụng các chương trình đào tạo Văn hóa nghệ thuật bậc đại học để xây dựng chương trình đào tạo các ngành nghệ thuật hệ cao đẳng.
Chương trình hệ cao đẳng chính quy gồm 2 khối kiến thức cơ bản, có quan hệ chặt chẽ: kiến thức đào tạo đại cương và kiến thức đào tạo chuyên ngành. Tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo là 3 năm (6 học kỳ), với thời lượng kiến thức quy định tối thiểu là 168 đơn vị học trình.
Phần kiến thức bắt buộc (phần cứng) của chương trình khung chiếm khoảng 70-80%. Số còn lại cho phép các trường lựa chọn những kiến thức môn học phù hợp để xây dựng chương trình, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HSSV.
- Dựa trên chương trình khung của Bộ, Hội đồng chuyên môn nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng khung chương trình đào tạo, xác định tên các môn học cho các ngành đào tạo. Sau khi khung chương trình được thông qua, phần xây dựng chương trình chi tiết được giao về các khoa và tổ bộ môn đảm nhiệm.
- Các khoa lựa chọn những giáo viên bộ môn có kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiêm trong giảng dạy để giao viết chương trình chi tiết các môn học. Phần nghiệm thu các chương trình chi tiết được thực hiện từ tổ bộ môn, khoa, cuối cùng là Hội đồng chuyên môn của trường.
- Quan tâm đến ý kiến đánh giá của người dạy và người học. Bên cạnh đó cũng đã quan tâm đến ý kiến của các nhà sử dụng nguồn nhận lực, nắm bắt để biết được yêu cầu đòi hỏi về năng lực, phẩm chất của sản phẩm đào tạo. Sau mỗi năm học, chương trình đào tạo thường được xem xét, điều chỉnh bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với nhu cầu xã hội và mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành.
- Trong quản lý chương trình đào tạo, Ban giám hiệu, Hội đồng chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu và sách tham khảo. Trong đó chú trọng
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các môn chuyên ngành có đặc thù riêng biệt, có ít giáo trình và tài liệu tham khảo như Thanh nhạc, Hội họa…
Những hạn chế:
- Một số chương trình khung các ngành nghệ thuật hệ cao đẳng do Bộ chậm ban hành (từ năm 2001 đến nay Bộ GD&ĐT mới ban hành 57 chương trình khung cho đào tạo hệ cao đẳng). Tháng 2 năm 2009, Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BGD&ĐT ngày 16/2/2009 v/v ban hành chương trình khung giáo dục đại học khối ngành VHNT trình độ đại học (10 ngành đào tạo). Đó chính là những khó khăn của nhà trường trong quá trình chỉ đạo, quản lý xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.
- Số giáo trình do trường xây dựng chiếm tỷ lệ không nhiều, hiện tại trường mới chỉ xây dựng một số giáo trình: Hướng dẫn du lịch; Quản trị kinh doanh Khách sạn- Nhà hàng; Thanh nhạc; Hòa thanh (nhạc cụ); Thư viện học…. còn chủ yếu chỉ là tập bài giảng của giáo viên và những tài liệu tham khảo.
- Thành phần tham gia góp ý cho xây dựng chương trình chưa có mặt đại diện các nhà tuyển dụng. Ít có ý kiến của các chuyên gia có uy tín.
- Việc xây dựng chương trình chưa cân đối giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, còn nặng về lý thuyết. Việc chỉnh sửa chương trình đôi khi chưa kịp thời.