Nhóm biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch hạ long (Trang 89 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên

3.2.3.1. Rà soát, quy hoạch, đào tạo và tuyển dụng đủ số lượng, chất lượng

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Trong công tác đào tạo, muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, Hoạt động đào tạo trong nhà trường có đạt chất lượng hay không, phụ thuộc quan trọng vào đội ngũ giáo viên. Nhưng để có được đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng yêu cầu phải có biện pháp quản lý trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo đội ngũ giáo viên, đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục-đào tạo

* Bảng 3.1 : Trình độ giảng viên, giáo viên nhà trường

Năm Tổng số giáo viên

Trình độ giảng viên, giáo viên

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

2006 96 0 06 85 05

2007 119 0 23 94 02

2008 125 0 35 88 02

2009 136 0 45 85 0

2010 135 0 51 84 0

(Nguồn: Phòng đào tạo)

Nội dung và cách thức thực hiện

- Rà soát, sắp xếp bố trí, phân công công tác giảng dạy, công tác kiêm nhiệm đối với từng giáo viên một cách hợp lý trên cơ sở yêu cầu công việc và năng lực hoàn cảnh của từng người. Trước hết phải đảm bảo về số lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT: 15 sinh viên/1 giáo viên đối với ngành đào tạo

81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ thuật, và 30 sinh viên/1giáo viên đối với các ngành đào tạo khác. Tạo điều kiện để cho giáo viên phát huy hết khả năng, đồng thời đảm bảo đúng chế độ và định mức công tác. Không bố trí giáo viên không đạt chuẩn về trình độ tham gia giảng dạy.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giúp họ xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thường xuyên tổ chức các đợt học tập, quán triệt các Nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng về đổi mới và phát triển giáo dục. Các quy chế, quy định của Nhà nước về GD-ĐT. Phổ biến mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể năm học

- Tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên phát triển năng lực bằng các chế độ chính sách phù hợp, tạo động lực cho GV yêu nghề, gắn bó với công việc.

- Tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ đào tạo với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy, tiếp cận những đổi mới tích cực về giáo dục và đào tạo.

- Hàng năm có kiểm tra, phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đồng thời động viên, đôn đốc giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cụ thể

+ Tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất và tình thần cho GV tham dự các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục… theo kế hoạch của trường .

+ Đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhà trường cần có chương trình bồi dưỡng ban đầu với các nội dung: Tìm hiểu quá trình phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; Vai trò và trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của giảng viên; Các kiến thức về kỹ năng giảng dạy đại học (soạn bài, giảng dạy trên lớp, quản lý tổ chức lớp học; kiểm tra đánh giá…); Các kiến thức về tâm lý giáo dục, tâm lý sư phạm và sinh viên. Giảng viên có thể mời những giáo viên có nhiều kinh nghiệm thuộc các trường đại học sư phạm thực hiện.

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, hỗ trợ cho GV có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ví dụ:bồi dưỡng các kỹ năng phương pháp dạy học mới; Các quy trình, quy chế mới về đào tạo; Bồi dưỡng tăng cường về công tác NCKH; Các chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng dạy nghề…

+ Đối với giáo viên dạy nghề (Khách sạn-Nhà hàng; Hướng dẫn du lịch): tăng cường tham gia thực tế nghề nghiệp tại các khách sạn- nhà hàng, công ty lữ hành du lịch… để có thêm kinh nghiệm thực tế, cập nhật kỹ năng mới, nâng cao trình độ giảng dạy nghề.

- Đội ngũ giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, phải có trách nhiệm truyền đạt cho đội ngũ GV lớp sau, đồng thời phải tự giác không ngừng học tập, bồi dưỡng cập nhật công nghệ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay.

3.2.3.2. Biện pháp xây dựng và thực hiện chế độ phối hợp quản lý đào tạo.

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, quá trình quản lý hoạt động đào tạo là quá trình phức bao gồm nhiều yếu tố: từ công tác lập kế hoạch, xây dựng, tổ chức chỉ đạo, đến kiểm tra đánh giá kết quả. Quá trình này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đơn vị trong nhà trường, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.

- Về mặt chuyên môn: Có Hội đồng khoa học- đào tạo nhà trường. Phòng đào tạo, phòng nghiên cứu khoa học và Quan hệ quốc tế, các khoa chuyên môn, bộ môn trực thuộc và Ban thanh tra giáo dục- đào tạo.

- Về tổ chức tư tưởng: Có phòng tổ chức cán bộ, phòng công tác HSSV, các ban trực thuộc, các tổ chức đoàn thể theo dõi và chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng trong nhà trường

- Về Hành chính hậu cần: Có phòng hành chính tổng hợp, phòng tài chính- kế toán, phòng y tế, phòng quản trị

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện tốt sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, khoa trong trường vê quản lý hoạt động đào tạo, cần có những biện pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng những quy định cụ thể về phương thức làm việc

giữa các phòng, ban, khoa; giữa nhà trường với các đơn vị; Giữa cán bộ quản lý với sinh viên.

Thứ hai: Thiết lập hệ thống thông tin, chính xác nhiều chiều giữa các đơn vị bằng nhiều hình thức: báo cáo tổng hợp, nối mạng Internet

Thứ ba: Củng cố bộ máy quản lý theo hướng phân công trách nhiệm hợp lý, kết hợp quản lý đồng bộ trong bộ máy chung toàn trường.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác thanh tra đào tạo, kiểm định đánh giá chất lượng trong đào tạo nhằm đảm bảo kỷ cương trong đào tạo. Thanh tra đào tạo cần được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả, giúp Ban giám hiệu nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập, tình hình thực hiện quy chế đào tạo. Giải quyết, xử lý đúng quy định, hợp lý hợp tình các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, phụ huynh học sinh và sinh viên; Đồng thời góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong đào tạo. Các bộ thanh tra cần được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, được trang bị phương tiện và tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin để hỗ trợ cho việc thực thi nhiệm vụ.

3.2.3.3. Biện pháp đảm bảo chế độ chính sách, tạo động lực nâng cao chất lượng

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức, thái độ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường chính là việc thực hiện đảm bảo chế độ chính sách, quan tâm đến đời sống vật chất và tình thần của giáo viên, đó là động lực quan trọng giúp họ toàn tâm toàn ý trong công việc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Nội dung và cách thức thực hiện

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý, định mức lao động, định mức giờ giảng, chuẩn hóa định mức giảng dạy theo học vị, chức danh, hệ số lương. Thực hiện kịp thời mọi chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đảm bảo chế độ chính sách, trả thù lao thỏa đáng đối với giáo viên vượt giờ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy và quản lý. Có chính sách hỗ trợ phù hợp để kích thích giảng viên biên soạn giáo trình, tài liệu và tham gia NCKH.

- Tăng cường bổ sung và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nhập từ các hoạt động giảng dạy và dịch vụ của nhà trường, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có thêm nguồn thu nhập bằng chính công sức của mình, giúp họ yên tâm công tác, phát huy năng lực và chuyên môn nghiệp vụ, gắn bó, tin tưởng vào sự phát triển ổn dịnh của nhà trường.

- Việc thực hiện các chế độ chính sách cần được tổ chức công khai, dân chủ, có sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, làm cho công tác này trở nên có ý nghĩa tích cực, tạo động lực cho sự phát triển hoạt động đào tạo của trường.

- Tổ chức khen thưởng kịp thời những cán bộ, GV có thành tích trong công tác giảng dạy như: giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, giáo viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi dạy nghề, cuộc thi sáng tác, biểu diễn NT.

3.2.3.4. Biện pháp quản lý thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng về công tác đào tạo.

Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn

Khen thưởng, thi đua là một động lực cho mọi hoạt động. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ góp phần phát huy tài năng, nỗ lực của mỗi cá nhân, đơn vị. Cần phải biến thi đua, khen thương thành một biện pháp quản lý giáo dục nhằm động viên, lôi cuốn mọi người tích cực, tự giác trong mọi hoạt động.  Nội dung và cách thức thực hiện

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hội đồng thi đua cấp trường, khoa phải xây dựng kế hoạch thi đua cho từng kỳ và cả năm. Kiểm tra, tìm hiểu thực tế công tác thi đua để xây dựng, bổ sung, điều chính các tiêu chuẩn thi đua phù hợp.

- Phát động đăng ký thi đua đầu năm đối với các cá nhân, đơn vị, tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cá nhân, tập thể học sinh- sinh viên.

- Tổ chức việc bình xét thi đua công bằng, khách quan, khoa học, khắc phục tình trạng chỉ dựa trên đề nghị, báo cáo của Hội đồng thi đua cấp dưới. Tránh tình trạng cảm tính, cả nể trong việc bình xét ở các đơn vị.

- Lập quỹ hỗ trợ và khuyến học từ nguồn lực vật chất của trường, từ sự ủng hộ của các tổ chức ngoài nhà trường, sử dụng khoa học, hiệu quả, khen thưởng sinh viên có thành tích cao trong học tập rèn luyện, nhằm kích thích sinh viên phấn đấu tự học, tự nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch hạ long (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)