9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý mục tiêu và kế hoạch đào tạo
Công tác quản lý (xây dựng, thực hiện) mục tiêu đào tạo và kế hoạch đào tạo có vai trò định hướng quá trình hoạt động đào tạo và đảm bảo hiệu quả quá trình quản lý chất lượng đào tạo. Do đó cần vận dụng các quan điểm hiện đại để nghiên cứu làm rõ quy trình xây dựng và các yêu cầu trong Mục tiêu đào tạo của nhà trường, cũng như các mục tiêu đào tạo của từng ngành học, trên cơ sở đó xác lập kế hoạch đào tạo hiệu quả và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo.
Nhóm này gồm 3 biện pháp cụ thể:
3.2.2.1.Biện pháp quản lý về xây dựng và thực hiện Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu cụ thể và ý nghĩa thực tiễn: Mục tiêu đào tạo chi phối đến quá trình hoạt động đào tạo và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Xác định đúng mục tiêu đào tạo, quản lý tốt công tác triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo trong giảng dạy học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.
Nội dung và cách thức thực hiện:
Để quản lý mục tiêu đào tạo hiệu quả, cần xác định được quy trình quản lý mục tiêu đào tạo với những nội dung cụ thể:
Thứ nhất: Quản lý xây dựng (xác định) mục tiêu đào tạo: Việc xác định mục tiêu đào tạo ngay từ đầu phải chuẩn xác, rõ ràng, được dựa trên những căn cứ thực tế về môi trường chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương; dựa trên nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội, yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị; dựa trên nhu cầu của chính người học; dựa trên năng lực đáp ứng thực tế về công tác đào tạo của nhà trường. Xác định mục tiêu đào tạo bao gồm phải xác định mục tiêu chung và xác định mục tiêu cụ thể cho từng ngành đào tạo. Hiện nay, Giáo dục đại học trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: Kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và thái độ hay hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hóa. Trong đó khả năng áp dụng kiến
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, trình bày, kỹ năng tổ chức…là các kỹ năng không thể thiếu được.
Đối với trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long, Mục tiêu đào tạo chung đã được xác định trong xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo là:
- Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực: Chính trị, xã hội, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh, Quốc phòng.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại.
- Có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục; yêu quý và tôn trọng nghề nghiệp.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
- Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm. - Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các công việc.
- Có kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị ngành nghề thông dụng; Khai thác tốt những phần mềm ứng dụng trong các hoạt động nghề nghiệp.
- Có năng lực sử dụng tiếng Anh giao tiếp và khai thác tài liệu chuyên ngành. - Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH. Bên cạnh mục tiêu chung, cần xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng ngành đào tạo. Căn cứ từ nhu cầu thực tiễn, đặc điểm ngành nghề đào tạo đòi hỏi . Ví dụ đối với đào tạo ngành du lịch, sinh viên tốt nghiệp làm việc trong lĩnh vực hoạt động du lịch ngoài các kiến thức sâu rộng về kinh tế, xã hội, về lịch sử, văn hóa, di tích danh thắng, còn phải có trình độ ngoại ngữ khá thông thạo, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung; Bên cạnh đó
73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cần có các kỹ năng như: giao tiếp, khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và quản lý, khả năng thuyết trình…
Thứ hai: quản lý triển khai thực hiện mục tiêu. Muốn làm tốt công tác này, cần phải tổ chức các hình thức phổ biến tuyên truyền về mục tiêu đào tạo của nhà trường đến các đối tượng liên quan. Đặc biệt đối với người học, người dạy, các nhà tuyển dụng. Cần trưng cầu các ý kiến góp ý cho mục tiêu đào tạo, đảm bảo tính chuẩn xác, phù hợp và đáp ứng với nhu cầu thực tế. Không ngừng đổi mới trong công tác đào tạo để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội, bằng cách đào tạo và cung cấp những sản phẩm mà xã hội thực sự cần. Vì vậy khi triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo, cần chú trọng triển khai ở các đối tượng, cụ thể:
- Đối với cán bộ quản lý: cần tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, góp ý kiến về mục tiêu đào tạo, thời gian thích hợp là sau khi kết thúc năm học, chuẩn bị bước vào năm học tiếp theo. Ban lãnh đạo nhà trường cần tổng kết đánh giá lại kết quả đào tạo, đối chiếu với mục tiêu đào tạo đặt ra từ đầu năm học, phân tích chỉ ra những hạn chế, chưa phù hợp của mục tiêu đào tạo đối với yêu cầu thực tế, từ đó có sự điều chỉnh về mục tiêu trong năm học tới.
- Đối với giáo viên, CNVC-LĐ toàn trường: Tham gia góp ý xây dựng mục tiêu đào tạo, nắm bắt cụ thể nội dung mục tiêu đào tạo để chủ động trong các hoạt động giáo dục đào tạo, gắn mục tiêu đào tạo của trường với mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cũng như mục tiêu bài giảng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo mà nhà trường đã đặt ra.
- Đối với các nhà tuyển dụng: mời tham gia góp ý cho mục tiêu đào tạo, đưa ra những yêu cầu cụ thể trong mục tiêu để nhà trường có định hướng đúng trong công tác đào tạo, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
- Đối với người học: tổ chức cho sinh viên nắm rõ mục tiêu đào tạo bằng các hình thức phổ biến, thông báo đầu năm học, trưng cầu ý kiến người học về mục tiêu đào tạo. Từ đó người học biết được đích cần đạt đến của hoạt
74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động học tập, xác định hướng phấn đấu trong lĩnh hội tri thức và các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp.
Thứ ba: trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu, phải có sự theo dõi giám sát, đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu đào tạo. Bởi vì chất lượng của hoạt động giáo dục- đào tạo suy cho cùng chính là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Tuy nhiên mục tiêu đào tạo bao gồm cả định lượng và định tính, và phần định tính mới là cốt lõi. Mục tiêu đó không chỉ là các con số về kết quả học tập, kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng cuộc sống, mà quan trọng hơn là nhân cách, phẩm chất đạo đức, là tính trung thực, lòng vị tha, tình đoàn kết, sự cống hiến vô tư, hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc đối với mỗi sinh viên… Những yếu tố này thường ẩn chứa bên trong, khó đo đếm được bằng các con số nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mục tiêu đào tạo, với sản phẩm của giáo dục của chúng ta hiện nay. Do đó việc đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu giáo dục phải được đánh giá một cách toàn diện nhất theo đúng nghĩa của nó.
3.2.2.2. Biện pháp quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào
Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề chất lượng tuyển sinh đầu vào hàng năm có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đối với chất lượng đào tạo. Tuyển sinh đầu vào được quản lý tốt giúp cho những người làm công tác đào tạo nắm được chất lượng ban đầu của người học, từ đó có biện pháp đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Nội dung và cách thức thực hiện
Công tác tuyển sinh đầu vào hệ cao đẳng chính quy của trường Cao đẳng VHNT&DL Hạ Long đang thực hiện theo quy định "3 chung" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua bằng kỳ thi tuyển sinh cao đẳng vào thời gian 15- 16 tháng 7 hàng năm. Công tác tuyển sinh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn vì tỷ lệ sinh viên vào học tại trường có phần giảm trong vài năm gần đây, thậm chí chưa đủ số chỉ tiêu tuyển sinh được duyệt. Tuy nhiên không vì
75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những khó khăn đó mà công tác tuyển sinh của trường bỏ qua chất lượng để chạy theo số lượng. Do đó cần:
Thứ nhất: Tuyển sinh các ngành đào tạo phải căn cứ và nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của xã hội, đặc biệt là nhu cầu những ngành nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước.
Thứ hai: Tìm hiểu, phân tích những yêu cầu cụ thể mà các đơn vị sử dụng lao động đòi hỏi ở người lao động, từ đó đặt ra những tiêu chuẩn trong công tác tuyển sinh. Ví dụ đối với ngành hướng dẫn viên du lịch, yếu tố quan trọng là ngoại ngữ, vì vậy công tác tuyển sinh đối với ngành này phải chú trọng yêu cầu về ngoại ngữ đối với thí sinh. Hoặc đối với ngành thanh nhạc, yếu tố quan trọng là chất giọng, là khả năng cảm thụ âm nhạc, do vậy thí sinh phải trải qua sự kiểm tra chặt chẽ về khả năng thẩm âm, cũng như khả năng ca hát của cá nhân.
Thứ ba: Thực hiện công khai chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút người học tham gia tuyến sinh tại trường. Căn cứ nhu cầu của xã hội, căn cứ khả năng thực lực của Trường, biết tự điều chỉnh số lượng và nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.
Xu hướng đào tạo trên thế giới hiện nay là mở rộng đầu vào và thắt chặt đầu ra, chủ trương này tạo cơ hội học tập cho người học cũng như tạo điều kiện cho các trường trong công tác đào tạo, nhưng nó chỉ hiệu quả khi kiểm soát chặt chẽ công tác đánh giá kết quả của người học, nghiêm túc loại bỏ tất cả những tiêu cực trong thi cử.
3.2.2.3. Biện pháp quản lý về kế hoạch đào tạo (xây dựng, thực hiện)
Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên của quá trình quản lý. Trong hoạt động đào tạo, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch là yếu tố quan trọng tiếp theo sau khi xác định mục tiêu đào tạo. Hoạt động đào tạo trong các nhà trường là hoạt động chính yếu, do vậy kế hoạch đào tạo được coi là trung tâm cho mọi hoạt động diễn ra của nhà trường.
76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nội dung và cách thức thực hiện: để kế hoạch đào tạo có hiệu quả, hạn chế những tồn tại trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, xin đề xuất những biện pháp sau:
Thứ nhất: khi xây dựng kế hoạch đào tạo, ngoài việc phải căn cứ vào kế hoạch chung do Bộ GD&ĐT quy định, cần phải bám sát mục tiêu đào tạo vì kế hoạch chính là sự cụ thể hóa trong thực hiện các mục tiêu của đào tạo. Muốn xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả, cần phân tích chỉ ra được thực trạng hiện tại về đào tạo của Nhà trường. Những khó khăn, thuận lợi, những mặt mạnh, mặt yếu. Nắm bắt những tác động của yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài nhà trường, thời cơ, thách thức…Từ đó vạch ra chiến lược phát triển (vĩ mô) và các kế hoạch chi tiết từng nội dung (vi mô)
Thứ hai: Xây dựng cụ thể các kế hoạch chung và kế hoạch chi tiết được phân cấp (khoa, tổ, cá nhân); Các kế hoạch phải có sự gắn kết chặt chẽ, ăn khớp với nhau. Cụ thể
- Hiệu trưởng chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng các kế hoạch:
+ Kế hoạch chung của năm học.
+ Kế hoạch chiến lược phát triển công tác đào tạo; + Kế hoạch tuyển sinh.
+ Kế hoạch tốt nghiệp.
+ Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
+ Kế hoạch tăng cường tài chính, CSVC phục vụ hoạt động đào tạo.
- Chỉ đạo các khoa xây dựng và thực hiện:
+ Kế hoạch giảng dạy; + Kế hoạch thực tập; + Kế hoạch chủ nhiệm;
+ Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Kế hoạch giáo dục, rèn luyện tư tưởng đạo đức cho sinh viên (phối hợp các tổ chức đoàn thể, các đơn vị phòng khoa trong và ngoài nhà trường).
Thứ ba: Trong xây dựng các kế hoạch, cần đảm bảo tính khoa học, logic, phân công trách nhiệm rõ ràng về đối tượng thực hiện, thời gian thực
77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện, dự toán kinh phí thực hiện thật cụ thể, dựa trên những căn cứ thực tế và căn cứ pháp quy, tránh tình trạng chồng chéo, không hiệu quả.
Thứ tư: trong quá trình triển khai thực hiện cần có sự giám sát chặt chẽ,
đôn đốc nhắc nhở, tránh tình trạng chậm trễ trong thực hiện kế hoạch, hoặc triển khai không đảm bảo mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Trong thời gian trước mắt, trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long cần xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 5 năm tới (2010-2015) và tầm nhìn đến 2020. Cần cụ thể hóa các mục tiêu về hoạt động đào tạo cũng như giải pháp để thực hiện.
3.2.2.4. Biện pháp quản lý liên kết, liên thông và phối hợp với các doanh nghiệp
Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề đặt ra trong các trường đào tạo hiện nay là phải không ngừng đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bằng cách đào tạo và cung cấp những sản phẩm mà xã hội thực sự cần. Muốn giải được bài toán này, giữa đào tạo trong trường với các doanh nghiệp sử dụng phải có mối quan hệ, liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. Mối quan hệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp nhà trường định hướng và tổ chức các hoạt động của mình để có thể "đào tạo theo nhu cầu", từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, quy mô đào tạo.
Bản chất của mối quan hệ này xuất phát từ lợi ích chính đáng của các bên: nhà trường, doanh nghiệp và bên thứ ba liên quan (người học, gia đình người học, cộng đồng dân cư, các cơ quan hữu trách…). Trước hết nhà trường phải hiểu rõ mình có những gì mà doanh nghiệp cần và mình cần gì ở doanh nghiệp. Sau đó tìm mọi cách hoàn thiện và giới thiệu những năng lực mà mình có đến với các doanh nghiệp, thuyết phục, cam kết hợp tác…
Với những lý do nêu trên, quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường phải quan tâm đến quản lý hoạt động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp. Nội dung và cách thức thực hiện
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn