9. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Hệ cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đào tạo hệ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề được quy định thuộc bậc đào tạo đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ).
Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: "Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành".
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT [7, tr 23], đào tạo trình độ cao đẳng đang phát triển mạnh. Tính đến tháng 9 năm 2009, cả nước có 376 trường đại học và cao đẳng (trong đó có 226 trường cao đẳng- chiếm 60% , bao gồm cả cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề). Trừ tỉnh Đăknông, mỗi tỉnh thành trong cả nước đều có ít nhất một trường đại học hoặc cao đẳng Đó cũng là yếu tố thuận lợi đối với người học chưa có đủ điều kiện học đại học, người học sau khi tốt nghiệp cao đẳng vừa có cơ hội tìm kiếm việc làm đồng thời có thể học liên thông lên đại học nếu có nhu cầu.
1.3.2. Đặc điểm của hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng chuyên nghiệp
Hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng chuyên nghiệp mang đầy đủ đặc điểm chung của bậc giáo dục đại học và đã được xác định trong Luật giáo dục 2005 [1, tr.37], cụ thể:
- Mục tiêu đào tạo: đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nội dung đào tạo: phải có tính hiện đại và phát triển, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Nội dung đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
- Chương trình, giáo trình đào tạo:
+ Chương trình: thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
+ Giáo trình: cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo.
- Phương pháp đào tạo: phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng.
Sinh viên học hết chương trình, có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng.
1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng chuyên nghiệp. chuyên nghiệp.
Hoạt động giáo dục- đào tạo là hoạt động chính trong nhà trường với mục tiêu đạt đến hiệu quả chất lượng sản phẩm là giá trị nhân cách của người học, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy quản lý hoạt động đào tạo là nhân tố có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng chuyên nghiệp bao gồm:
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.3.1.Quản lý mục tiêu đào tạo:
Việc xác định mục tiêu trong hoạt động quản lý là cực kỳ quan trọng, “bởi nó là điểm xuất phát, định hướng, chi phối sự vận động của toàn bộ quá trình quản lý" [25. tr. 86]. Bởi mục tiêu đào tạo là “sản phẩm đào tạo được thiết kế dưới dạng mô hình nhân cách, trong đó chứa đựng một hệ thống những phẩm chất, kiến thức và các năng lực cơ bản mà quá trình đào tạo cần hướng đến và cần đạt được" [42, tr.46]. Quản lý mục tiêu đào tạo là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục - đào tạo.
Trong thực tế, việc vạch ra mục tiêu đào tạo không phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Tại Hội nghị chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại T.P Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 01 năm 2008, báo cáo của PGS.TS. Thái Bá Cần đã nêu: thực tế hiện nay, nhiều trường chưa chú trọng đến mục tiêu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo không chuẩn xác, các thầy cô giáo không nắm hết mục tiêu đào tạo từng ngành mà mình giảng dạy, sinh viên không biết mục tiêu đào tạo là gì, doanh nghiệp cũng không biết cụ thể mục tiêu đào tạo của từng trường. Bởi vậy, chương trình đào tạo đang được xây dựng nhầm lẫn, thường chỉ dựa trên mục tiêu chung mà quên đi đặc thù từng ngành, từng trường và đáp ứng với nhu cầu của địa phương.
Theo Điều lệ trường cao đẳng, mục tiêu đào tạo được xác định: " Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có khả năng tự học, kỹ năng giáo tiếp và làm việc theo nhóm; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo về tổ quốc. Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành cơ bản, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, chú trọng rèn luyện kỹ năng và thực hiện công tác chuyên môn, có khả năng tìm kiếm và tham gia sáng tạo việc làm". [3, tr. 12]. Trên cơ sở đó, mỗi trường cao đẳng, mỗi ngành học cần nghiên cứu, cụ
thể hoá thành mục tiêu đào tạo cụ thể, đặc thù cho cơ sở đào tạo của mình.
Bên cạnh xác định mục tiêu đào tạo của bậc học, trong mỗi nhà trường, mỗi chuyên ngành đào tạo lại có những mục tiêu cụ thể, đặc thù. Vì vậy quản
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lý mục tiêu đào tạo cần quan tâm đến mỗi chuyên ngành đào tạo, cần xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội cũng như nhu cầu nguồn lực địa phương.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long tại Hội nghị chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại T.P Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 01 năm 2008 : bởi không xác định rõ mục tiêu đào tạo của từng trường, nên hiện nay nhiều trường khi mới thành lập hoặc mở ngành đào tạo mới thường chủ yếu chỉ copy lại chương trình đào tạo của một trường nào đó mà không đầu tư để xây dựng chương trình đào tạo có đặc thù riêng.
Để đạt được mục tiêu đào tạo mong muốn, hiệu trưởng nhà trường cần công bố rộng rãi mục tiêu đào tạo của nhà trường đến mọi bộ phận, đơn vị liên quan, đặc biệt người dạy và người học phải nắm và hiểu rõ mục tiêu đào tạo. Điều này giúp hiệu trưởng thuận lợi hơn trong chỉ đạo xây dựng các chương trình đào tạo, lập kế hoạch nhiệm vụ năm học, tổ chức chỉ đạo các đơn vị và cá nhân trong toàn trường triển khai thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Huy động mọi tiềm năng, lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia nhằm đạt kết quả tốt nhất.
1.3.3.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo
Quản lý nội dung chương trình là quản lý việc xây dựng và thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo đặt ra. Theo quy định cùa Bộ GD&ĐT, việc xây dựng chương trình đào tạo trong các trường cao đẳng phải bảo đảm 4 yêu cầu sau:
- Chương trình đào tạo của trường phải được xây dựng, phát triển dựa trên chương trình khung đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận và ban hành;
- Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội;
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương trình đào tạo phải đảm báo tính liên thông dọc giữa các trình độ và liên thông ngang giữa các ngành, nhóm ngành, phù hợp với phương thức đào tạo, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội học tập, thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người học.
- Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các chương trình nâng cao kiến thức khác phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, giới thiệu công nghệ mới cho các đối tượng có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức theo đúng quy định hiện hành. [3, tr. 13]
Mỗi chương trình được xây dựng có thể gắn với một ngành hoặc một vài ngành đào tạo. Bảo đảm các yêu cầu cơ bản về tỷ lệ các khối kiến thức, tính hợp lý của cấu trúc chương trình, tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn, tính cân đối giữa kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành; giữa cơ bản và chuyên sâu; giữa truyền thống với hiện đại…
Điều hành việc xây dựng nội dung chương trình thường do Hội đồng chuyên môn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, các thành viên hội đồng là các trưởng khoa hoặc tổ bộ môn trực thuộc. Phòng đào tạo đóng vai trò là ủy viên thường trực trong hội đồng. Dựa trên điều kiện thực tế hiện tại, các thành viên hội đồng thông qua tên các môn học cùng nội dung cơ bản của môn học đó.
Phần chi tiết nội dung cụ thể trong các môn học do các khoa, tổ bộ môn xây dựng, sau đó trình hội đồng và thông qua. Từ chương trình chi tiết đã được phê duyệt, các khoa, tổ bộ môn tiến hành xây dựng tập bài giảng hoặc giáo trình, phục vụ cho hoạt động giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho người học.
Việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình, giáo trình theo quy định "Hàng năm có tổ chức rà soát, đánh giá lại chương trình đào tạo của nhà trường để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; thực hiện kiểm định chương trình đào tạo theo quy định". [3, tr.13]
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.3.3. Quản lý phương pháp đào tạo
Là quản lý phương pháp dạy học và các phương pháp giáo dục, rèn luyện người học về phẩm chất đạo đức nhằm hướng sự phát triển nhân cách người học theo mục tiêu, nội dung đã xác định. Trong Luật giáo dục 2005, tại điều 40, mục 2 [1, tr.38. ] đã ghi: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng".
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mục tiêu giáo dục đào tạo ĐH, CĐ có những thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, điều đó dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong nội dung chương trình đào tạo.
Như vậy để nâng cao chất lượng đào tạo, để phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý hoạt động đào tạo cần chú trọng quản lý vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo. Biết kế thừa vận dụng những ưu điểm của phương pháp truyền thống, song cũng cần có những đổi mới theo quan điểm đào tạo tiên tiến, ưu tiên ứng dụng phương pháp đào tạo tích cực . Trong quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo, cần chú trọng cả về truyền thụ kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng thực hành, phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đồng thời chú trọng giáo dục đạo đức phẩm chất, thái độ nghề nghiệp của người học.
1.3.3.4. Quản lý hoạt động giảng dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy- học là hoạt động chính yếu trong các nhà trường, "Quản lý hoạt động dạy học là tổ chức chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học" [34, tr 23]. Trong quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo cần đặc biệt quan tâm đến vai trò chủ thể tích cực của người học. Tạo mọi điều kiện để người học phát triển một cách toàn diện, tránh tình trạng "nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người". Vì vậy cần có thông tin hai chiều từ người dạy đến người
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
học và ngược lại, nắm bắt tư tưởng, tâm lý, nhu cầu của người học để có phương pháp giáo dục đào tạo phù hợp, hiệu quả.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học trong một trường ĐH,CĐ gồm: - Quản lý chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng kế hoạch dạy học năm học - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự, xác định các mối quan hệ để thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, cụ thể: + Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học.
+ Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học.
+ Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên.
+ Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hướng dẫn, tư vấn hoạt động học của sinh viên theo quy định.
+ Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học năm học.
+ Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả của hoạt động dạy học.
Các bước của chu trình quản lý hoạt động dạy học được thực hiện trong suốt quá trình thời gian năm học. Kết thúc năm học, hiệu trưởng có tống kết đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại ảnh hướng đến chất lượng dạy học và có sự điều chỉnh, bổ sung trong năm học tiếp theo.
1.3.3.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin về hiệu quả hoạt động. Đánh giá là quá trình so sánh kết quả đạt được với mục tiêu để xác định những thành công, những lệch lạc để đưa ra những tác động điều chỉnh uốn nắn.
Theo T.S. Nguyễn Thị Tính "Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục: là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng nhằm