9. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo
Những năm qua, việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long đã có nhiều chuyển biến. Hoạt động này đã đi vào quy trình với sự tham gia của các bộ phận chức năng và đạt được những kết quả nhất định. Chất lượng giảng dạy và học tập ngày càng phản ánh đúng thực chất hơn, tình trạng tiêu cực, cho điểm thiếu khách quan, chạy theo thành tích được hạn chế.
Những ưu điểm:
- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo được thực hiện theo những quy định chung thống nhất của Bộ GD-ĐT. Một số nội dung được cụ thể hóa thành quy chế, quy định của nhà trường.
- Nhà trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo của các khoa, tổ bộ môn, đồng thời quản lý và điều hành các đơn vị chức năng trong nhà
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường phục vụ và đảm bảo các điều kiện cho quá trình dạy học của giáo viên và học tập của sinh viên. Dưới sự chỉ đạo của BGH, phòng đào tạo xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo hàng năm, trong đó có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo của các khoa và giáo viên.
- Các khoa, tổ bộ môn tiến hành kiểm tra kế hoạch cá nhân, nội dung bài giảng và quy trình giảng dạy của giảng viên.
- Từ năm 2006, Ban thanh tra nhà trường được thành lập, hàng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, tập trung nội dung hoạt động đào tạo của trường. Thanh tra công tác thi và kiểm tra hết môn, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh…Tham gia đề xuất giải quyết những tồn tại nảy sinh trong hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc phạm vi nội bộ nhà trường.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của sinh viên được thực hiện theo đúng quy chế hiện hành, đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác. Căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường đã ban hành các văn bản về quản lý chuyên môn, không ngừng củng cố và thực hiện tốt công tác tổ chức thi và kiểm tra.
- Nhà trường đã tổ chức quán triệt nhận thức cho giáo viên và học sinh-sinh viên về tầm quan trọng của việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về công tác kiểm tra đánh giá, tạo sự nhất trí, đồng thuận, nghiêm túc trong quá trình thực hiện. Các khâu kiểm tra đánh giá được thực hiện đồng bộ. Việc ra đề, coi thi, chấm thi được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính an toàn, khách quan, đánh giá đúng thực chất năng lực của sinh viên. mỗi hình thức tổ chức thi đều phải thực hiện đúng quy định.
Quy trình tổ chức thi và chấm thi ở Trường CĐ VHNT-DL Hạ Long:
- Đầu năm học, trong kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên đối với môn học đều công bố số tiết giảng theo quy định, thời gian thực hiện và hình thức thi (kiểm tra): viết, vấn đáp hay trắc nghiệm- phù hợp với đặc điểm cũng như hiệu quả đạt được của môn học.
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hiện tại trường chưa thành lập phòng Khảo thí và Kiểm định, đầu năm học, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban coi thi học kỳ, Ban thư ký làm phách và vào điểm (chủ yếu do Phòng đào tạo phối hợp các khoa thực hiện, quy trình như một kỳ thi tốt nghiệp).
- Các giáo viên khi hoàn thành học phần giảng dạy phải nộp đề thi, đề kiểm tra hết môn và đáp án cho Ban thư ký. Mỗi môn học nếu thi viết phải có ít nhất 02 đề và đáp án, nếu thi vấn đáp yêu cầu có 02 bộ đề (có ít nhất 10 câu hỏi). Quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá chất lượng học tập của HS-SV, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng đề cho môn học.
- Ban coi thi xây dựng kế hoạch và bố trí lịch thi, bố trí cán bộ coi thi. Danh sách sinh viên dự thi được đánh số báo danh và bố trí theo quy định, danh sách có đủ chữ ký của sinh viên dự thi, cán bộ coi thi.
- Ban thư ký rọc phách bài thi, giao cho giáo viên bộ môn chấm, cuối cùng khớp phách và vào điểm kết quả thi cho học sinh -sinh viên. Việc chấm thi có thể giao cho giáo viên khác không dạy lớp đó nhưng cùng tổ bộ môn.
- Việc quản lý kết quả thi, kiểm tra: bảng điểm do phòng đào tạo và khoa quản lý.
- Mỗi bảng điểm có chữ ký của giáo viên chấm thi, Phòng đào tạo quản lý bảng điểm gốc, các bản sao được gửi cho khoa trực tiếp vào kết quả học tập cho sinh viên và theo dõi cả quá trình học tập, rà soát báo cáo những trường hợp sinh viên không đạt kết quả, phải học lại hoặc thi lại.
Những hạn chế:
- Tổ chuyên môn chưa phát huy vai trò trong việc kiểm tra hoạt động chuyên môn, hoạt động giảng dạy của giáo viên thuộc tổ quản lý.
- Ban thanh tra giáo dục- đào tạo mới chỉ tập trung kiểm tra các kỳ thi, chưa thường xuyên kiểm tra, thanh tra hoạt động giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên, chưa kiểm tra, thanh tra các điều kiện phục vụ cho hoạt động đào tạo, kiểm tra chất lượng học tập của sinh viên…vì vậy hàng năm số sinh viên bỏ học, thôi học thường xảy ra tương đối nhiều.
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động đào tạo, chủ yếu chỉ quan tâm đánh giá về điểm số môn học.
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên bộ môn chưa làm tốt công tác quản lý lớp, quản lý học sinh, chưa kiểm tra, nhận xét để học sinh biết được và cố gắng nỗ lực trong học tập.
- Công tác rà soát, lập danh sách và tổ chức cho sinh viên thuộc diện phải học lại, thi lại chưa kịp thời, còn chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc xét kết quả học tập của sinh viên. Một số giáo viên còn chậm trễ trong việc gửi danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi hết môn, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi cho sinh viên.
- Một số cán bộ coi thi, kiểm tra chưa nghiêm túc, còn để xảy ra tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi.
Bảng 2.10: Kết quả học sinh- sinh viên tốt nghiệp từ 2006- nay
Năm học tốt nghiệp Số HSSV Xếp loại tốt nghiệp
Giỏi Khá TB khá T.Bình Trượt TN 2005- 2006 643 9.6% 52.1% 21% 12.7% 4.6% 2006- 2007 686 8.5% 54% 4.6% 27.8% 5.3% 2007- 2008 979 8.3% 55% 27% 5.9% 4.2% 2008- 2009 848 9.1% 58.5% 22.5% 6.1% 3.8% (Nguồn: phòng đào tạo)
2.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã có nhiều cố gắng tạo môi trường cơ sở vật chất thuận lợi trong điều kiện cho phép để đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo.
Những ưu điểm
- Để quản lý, khai thác, sử dụng tốt các trang thiết bị được đầu tư cho hoạt động đào tạo, nhà trường đã giao việc bảo quản, quản lý cụ thể cho các
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phòng khoa, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể trong việc sử dụng và giữ gìn bảo quản tài sản chung.
- Các phòng học, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên được đầu tư, nâng cấp và bổ sung hàng năm. Văn phòng các phòng, khoa được trang bị đủ các phương tiện công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động đào tạo.
- Các phòng học lý thuyết đảm bảo yêu cầu về bàn ghế, ánh sáng. Một số phòng bước đầu được trang bị máy chiếu. Phòng thực hành phục vụ khách sạn- nhà hàng (Buồng- Bàn- Bar), phòng thực hành âm nhạc, mỹ thuật, biểu diễn múa…được trang bị đạt tiêu chuẩn cho sinh viên thực hành.
- Huy động được sự hỗ trợ của các nguồn lực ngoài ngân sách. Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, nguồn thu từ học phí góp phần hỗ trợ cho công tác đào tạo. Đặc biệt được tổ chức Quốc tế EU tài trợ đầu tư một số trang thiết bị về ngành dịch vụ Du lịch, phục vụ khách sạn- nhà hàng; Được đầu tư theo dự án chương trình mục tiêu giáo dục.
Bảng 2.11: Thống kê nguồn kinh phí từ 2006-nay
Năm Kinh phí từ ngân sách Thu học phí Tổng thu (VNĐ) 2005 3.791.640.000 3.691.475.000 7.483.115.000 2006 5.766.972.000 4.880.540.000 10.647.512.000 2007 6.382.879.000 5.180.750.000 11.563.629.000 2008 7.230.264.000 4.840.972.000 12.071.236.000 2009 8.568.800.000 5.285.000.000 13.853.800.000
(Nguồn:Phòng Tài chính kế toán)
Những hạn chế:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo còn hạn hẹp. So với nhu cầu thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt đối với những ngành đào tạo mang tính đặc thù thì kinh phí vẫn còn thiếu, còn phải bổ sung hơn nữa.
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hệ thống giáo trình, tài liệu chưa được chuẩn hóa, sách tham khảo cho sinh viên chưa đầy đủ, công tác thư viện nhà trường phục vụ cho hoạt động đào tạo chưa được đầu tư quan tâm đúng mức. Diện tích chật hẹp, chưa có phòng đọc dành cho sinh viên, số tài liệu, sách tham khảo quá ít.
- Phòng học còn thiếu, chưa đáp ứng với quy mô phát triển đào tạo. Trong nhiều phòng học trang thiết bị công nghệ chưa đầy đủ. Chưa có sân bãi (hoặc nhà thể dục đa năng) theo đúng quy chuẩn phục vụ cho giảng dạy và dành cho sinh viên rèn luyện thể thao.
- Một số giáo viên chưa khai thác và sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Ý thức quản lý, bảo vệ tài sản trong sử dụng của một số giáo viên và sinh viên chưa cao.
- Trong kết quả điều tra về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo, đa số ý kiến của cán bộ, giáo viên đánh giá chưa thật sự hài lòng, có 24% cho là chưa tốt, chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt động đào tạo.
Bảng 2.12: kết quả điều tra CSVC phục vụ đào tạo
Mức độ quản lý CSVC phục vụ đào tạo Ý kiến đánh giá Tỷ lệ
a. Tốt 9/55 16%
b. Bình thường 33/55 60%
c. Chưa tốt 13/55 24%
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy ở trƣờng CĐ VHNT & DL Hạ Long theo SWOT trƣờng CĐ VHNT & DL Hạ Long theo SWOT
2.3.1. Các điểm mạnh
- Nhà trường luôn xác định đúng và cụ thể mục tiêu đào tạo chung của nhà trường cũng như mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành.
- Kế hoạch đào tạo toàn khóa học của các ngành đào tạo, kế hoạch đào tạo từng năm học được xây dựng cụ thể, rõ ràng, chi tiết, giúp cho việc phối hợp thực hiện hoạt động đào tạo có hiệu quả thực tế.
63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được nhà trường hết sức chú trọng và quan tâm. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học hàng năm tăng nhanh. Công tác quản lý nề nếp học tập của sinh viên được các phòng, khoa phối hợp thực hiện nghiêm túc.
- Chất lượng của người học dần được đánh giá thực chất hơn, được các đơn vị sử dụng tiếp nhận đánh giá cao. Sinh viên tốt nghiệp các ngành Văn hóa Nghệ thuật, Sư phạm, ngành đào tạo du lịch đã cung cấp đội ngũ nghệ sĩ, giáo viên, nhân viên du lịch cả trong và ngoài tỉnh có chuyên môn khá tốt.
2.3.2. Các điểm yếu
Bên cạnh các điểm mạnh, công tác quản lý hoạt động đào tạo nhà trường vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục:
- Hiện tại nhà trường vẫn chưa thực hiện việc chuyển đổi hình thức đào tạo hệ cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ được quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT.
- Chương trình đào tạo và quản lý xây dựng chương trình đào tạo những năm qua cũng chưa thật sự phù hợp thực tế nghề nghiệp và yêu cầu xã hội. Các doanh nghiệp chưa tham gia góp ý xây dựng chương trình đào tạo, việc điều chỉnh, bổ sung hàng năm chưa được kịp thời…Điều đó phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Số giáo trình do trường viết hạn chế. Giáo trình chuyên ngành đặc thù tuy đã được quan tâm nhưng chất lượng nội dung chưa cao, giáo viên tham gia viết giáo trình chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học và xây dựng giáo trình môn học.
- Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo còn hạn hẹp và chưa đạt theo quy định, đặc biệt trong đào tạo năng khiếu nghệ thuật và hệ trung cấp, cao đẳng nghệ thuật.
- Công tác tự kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo chưa hiệu quả theo yêu cầu mới do Bộ GD&ĐT quy định. Nhà trường chưa có phòng khảo thí- kiểm định chất lượng giáo dục. Mặt khác, ban thanh tra của trường mới chỉ
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tập trung các kỳ thi, chưa thực hiện thanh tra quản lý nề nếp học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên một cách thường xuyên.
- Một số giáo viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chưa tích cực trong việc góp phần tạo dựng uy tín thương hiệu của nhà trường.
2.3.3. Các cơ hội và điều kiện
- Sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đã đề ra nhiệm vụ phải: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam"...
- Quảng Ninh là tỉnh đang phát triển mạnh, có tiềm năng lớn về công nghiệp, du lịch, cảng biển, xuất khẩu, về giao lưu văn hóa với khu vực và thế giới… Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" [Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006].
- Từ năm 2001, bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực các ngành văn hóa nghệ thuật, nhà trường chính thức được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về du lịch. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng hoạt động đào tạo của trường khi khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển của Tỉnh.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo Tỉnh cũng như các ban, ngành trong tỉnh và trung ương. Năm 2007, trường được Tỉnh phê duyệt cấp gần 2ha đất để xây mới cơ sở 2, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm học 2010-2011.
2.3.4. Các trở ngại
- Thực tế cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam chưa được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, với chủ trương đổi mới và xã hội hóa công tác giáo dục- đào tạo, nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công tác đào tạo, điều này tạo ra sức ép cạnh tranh đối với Trường cao đẳng VHNT-DL Hạ Long, đặc biệt trong công tác tuyển sinh, thu hút người học.