9. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Đánh giá chung về tính khả thi và yêu cầu triển khai các biện pháp
3.3.4.1. Đánh giá chung về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Căn cứ bảng kết quả tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của 5 nhóm biện pháp (Bảng 3.2; 3.3; 3.4; 3.5) Đa số các ý kiến đều nhất trí về tính cấp thiết và tính khả thi của nội dung các biện pháp. Trong đó các biện pháp: Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy; Quy hoạch đội ngũ giảng viên; quản lý kế hoạch đào tạo chiếm tỷ lệ cao về tính cấp thiết và mức độ rất khả thi, được xếp hàng đầu (bậc 1, bậc 2). Đó cũng là các biện pháp đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho chất lượng của hoạt động đào tạo trong nhà trường.
Tuy nhiên, các biện pháp 2.2; 3.2; 4.4 (QL chất lượng tuyển sinh, QL chất lượng học và tự học của SV, Chế độ thi đua khen thưởng) lại được đánh giá tính cấp thiết thấp hơn. Đáng chú ý là có sự tương quan khá rõ: các biện pháp 2.2, 3.2 và 4.2 cũng được cho là ít cần thiết và tính khả thi thấp. Điều đó phản ánh khách quan tình hình thực tế mà các khảo sát (ở Chương 2) đã chỉ ra về tính phức tạp của các công việc liên quan đến các biện pháp này.
3.3.4.2. Yêu cầu triển khai các biện pháp
Để thực hiện triển khai các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo được nêu trên đạt hiệu quả, Ban lãnh đạo Trường cần xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai cụ thể.
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trước khi bước vào năm học mới, cần tổ chức hội thảo, nêu rõ ý mục tiêu, tầm quan trọng về nâng cao chất lượng đào tạo. Ý nghĩa, sự cần thiết của công tác quản lý các nội dung về hoạt động đào tạo; Công bố nội dung kế hoạch đối với cán bộ, giáo viên, HS-SV trong toàn trường. Chuẩn bị mọi điều kiện cho việc triển khai đạt kết quả.
- Phân công rõ trách nhiệm cụ thể của các đơn vị, cá nhân.
- Các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự hỗ trợ, bổ sung để có được hiệu quả cao nhất, vì vậy khi triển khai cần thực hiện đồng bộ, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của năm học. Đồng thời quá trình thực hiện triển khai luôn có sự kiểm tra, kiểm chứng hiệu quả của từng biện pháp trong tổng thể chung.
- Cuối năm học tổng kết đánh giá mức độ đạt được của các biện pháp, rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Việc nghiên cứu đổi mới những biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng VHNT&DL Hạ Long hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết, cần có sự thống nhất của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên toàn trường. Những biện pháp này không chỉ có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo mà còn có tác dụng thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường đối với xã hội.
Quản lý hoạt động đào tạo của trường cao đẳng VHNT&DL Hạ Long vừa phải tuân thủ những quy định chung về quản lý hoạt động đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, vừa phải phù hợp với những đặc điểm, đặc trưng riêng của nhà trường.
1.2. Công tác quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng VHNT&DL Hạ Long sau 6 năm nâng cấp lên cao đẳng đã có những thành công nhất định. Song so với yêu cầu và nhiệm vụ hiện nay thì chất lượng và hiệu quả đào tạo còn hạn chế. Cần phải xác lập những biện pháp quản lý có tính đồng bộ và tính khả thi trên cơ sở phân tích thực tiễn quản lý đào tạo ở nhà trường và phù hợp cơ sở lý luận khoa học quản lý hoạt động đào tạo. Chúng tôi đề xuất 5 nhóm biện pháp:
- Nhóm biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức về yêu cầu quản lý chất lượng. - Nhóm biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Nhóm biện pháp quản lý mục tiêu và kế hoạch đào tạo. - Nhóm biện pháp quản lý chất lượng dạy và học.
- Nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong mỗi nhóm lại bao gồm một số biện pháp cụ thể. Trong các biện pháp trên đây, mỗi biện pháp đều có vai trò nhất định, tác động vào từng khâu yếu trong công tác quản lý đào tạo. Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực hiện. Biện pháp này sẽ tạo ra tiền đề, hoặc bổ sung để thực hiện biện pháp kia và góp phần tạo hiệu quả tốt nhất cho công tác quản lý.
Các biện pháp quản lý nêu trên không phải là hoàn toàn mới. Một mặt, chúng tôi đã đúc kết, khái quát hoá từ kinh nghiệm và thực tiễn của nhà trường trong những năm gần đây; Mặt khác, chúng tôi đã kế thừa và phát triển, hoàn thiện thêm trên cơ sở nghiên cứu vận dụng lý luận quản lý giáo dục vào điều kiện cụ thể của trường Cao đẳng VHNT- DL Hạ Long. Hy vọng rằng các biện pháp đề xuất trong luận văn sẽ phần nào khắc phục những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động đào tạo của Hiệu trưởng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo của nhà trường.
2.Khuyến nghị
Để thực hiện tốt các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng VHNT & DL Hạ Long, chúng tôi xin đề xuất:
Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ VHTT và Du lịch:
- Cần hoàn thiện hơn chương trình khung đào tạo cao đẳng chính quy để phù hợp với mục tiêu đào tạo. Chú trọng giờ thực hành nghề nghiệp, giảm tải các giờ lý thuyết, vì hiện nay số học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương chiếm tỷ lệ khá nhiều. (43/168 ĐVHT chưa kể Giáo dục thể chất và GDQP)
- Chương trình đào tạo các ngành văn hóa- nghệ thuật cần sớm ban hành thống nhất. Đặc biệt là với các ngành mang tính đặc thù, cần xem xét mức độ phù hợp nếu chuyển sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Quan tâm hơn và có chính sách riêng phù hợp cho hoạt động đào tạo các ngành đặc thù năng khiếu nghệ thuật, bồi dưỡng, phát triển tài năng nghệ thuật, để thu hút và hỗ trợ HS-SV học tập.
- Điều chỉnh văn bản pháp quy về tiêu chuẩn các chức danh: giảng viên, giảng viên chính, tạo điều kiện cho giảng viên đủ tiêu chuẩn được chuyển ngạch. (quy định chức danh giảng viên chính khi có đủ 9 năm dạy trường cao đẳng là không hợp lý).
104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng khu nội trú cho sinh viên. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh:
- Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Tăng nguồn vốn ngân sách cho nhà trường, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo mới.
- Có chính sách chế độ thỏa đáng đối với cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ưu tiên các ngành đào tạo nghệ thuật.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được giao lưu, học tập, mở rộng liên kết đào tạo trong nước và quốc tế.
Đối với Đảng ủy, BGH trường Cao đẳng VHNT&DL Hạ long
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về chuyển đổi phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với năng lực cá nhân từng người.
- Thành lập phòng Thanh tra- khảo thí, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo.
- Thành lập bộ phận chuyên trách, khai thác nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng, việc làm cho sinh viên. Là cầu nối giữa sinh viên và các đơn vị sử dụng nhân lực.
- Đầu tư CSVC, trang thiết bị cho hoạt động đào tạo, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Quan tâm công tác thi đua khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên tích cực tự giác trong công việc, nâng cao hiệu quả công việc.
- Tạo điều kiện để triển khai các nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động đào tạo các hệ không chính quy và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ chính quy./.
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục 2005, NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (3/2004) Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam- Hội nhập và thách thức’
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Điều lệ trường cao đẳng.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 25/2006); Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007)
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) Tài liệu tập huấn tự đánh giá phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường cao đẳng. Hà Nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Tài liệu triển khai nhiệm vụ năm học 2009- 2010, khối các trường Đại học, Cao đẳng; Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Phúc Châu (2009), Tổng quan về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, Học viện Quản lý giáo dục
9. C. Mac. Ph.Ăng ghen. Toàn tập. tập 23,(1998) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học và
quản lý giáo dục, Trường quản lý cán bộ GD&ĐT
11. Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà nội
13. Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW
khoá VIII về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2002.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII về phương hướng phát triển Giáo dục -Đào tạo, Khoa học & công nghệ từ nay đến 2005 và đến năm 2010. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Công Giáp (5/1998), Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục.
19. Vũ Ngọc Hải (2006), Tập bài giảng quản lý Nhà nước về giáo dục,Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
20. Vũ Ngọc Hải. Cải cách giáo dục đại học Việt Nam phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Giáo dục số 2/2004
21. Bùi Minh Hiền (2009), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội
22. Học viện chính trị Quốc gia (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Cảnh Hoan (2004), Tập bài giảng Khoa học quản lý, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Hộ (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
25. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
27. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.
28. Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Tài chính, Hà Nội.
29. Lê Đức Phúc (5/1997), Chất lượng và hiệu quả giáo dục, Tạp chí nghiên
cứu phát triển giáo dục.
30. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31. Phạm Hồng Quang (2006), Phát triển và quản lý chương trình, Đại học sư phạm Thái Nguyên
32. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”
33. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010)
34. Nguyễn Thị Tính (2007), Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục- Đào
tạo, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
35. Nguyễn Thị Tính (2007), Quản lý chuyên môn trong các nhà trường,
Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
36. Hoàng Tụy (2005), Cải cách chấn hưng giáo dục, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
37. Trung tâm từ điển học (1998) Từ điển Tiếng Việt- NXB Đà Nẵng.
38. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa (1998). Từ điển bách khoa, NXB
Hà Nội.
39. Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (2009) Quy chế tổ chức- hoạt động trường Cao đẳng VHNT&DL Ha Long.
40. Viện khoa học xã hội Việt Nam ( Số 2, 2007) Nghiên cứu con người.
41. Viện khoa học giáo dục Việt Nam Tạp chí khoa học số 42/2009; Số
51/2009.
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN, CB QUẢN LÝ
Để giúp chúng tôi có cơ sở đánh giá đúng thực trạng, từ đó tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng chính quy tại trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau đây.
I. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHO SẴN
(Xin đánh dấu "X" vào ô sau câu hỏi mà thầy cô lựa chọn).
1. Thầy cô cho biết việc triển khai kế hoạch đào tạo hệ cao đẳng chính quy hiện nay ở trƣờng nhƣ thế nào?
a. Triển khai đúng quy trình, đồng bộ và hiệu quả b. Triển khai chưa sâu sát, chưa đồng bộ
c. Triển khai kém hiệu quả, còn nhiều bất cập
2. Thầy cô có nhận xét gì về hạn chế của nội dung chƣơng trình đào tạo hệ cao đẳng chính quy đang thực hiện?
a. Chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo.
b. Chưa phù hợp với thực tiễn phát triển nghề nghiệp c. Chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành
d. Ý kiến khác………. e. Ý kiến khác………..
3. Thầy cô cho biết nhận định chủ quan của mình về chất lƣợng đào tạo hệ cao đẳng của