7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo dựa trên Khung năng lực
1.4.1. Yếu tố bên ngoài:
Xu hướng phát triển nghề nghiệp: Nhân viên kinh doanh hay nhân viên
bán hàng hiện nay đang đóng vai trị cầu nối hết sức quan trọng giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ. Họ tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng (chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp) trở thành người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vai trị trực tiếp vào sự thành cơng của doanh nghiệp nên đội ngũ thu hút rất nhiều nhân tài, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành người bán hàng giỏi, xuất sắc của doanh nghiệp. Xu hướng phát triển nghề nghiệp theo hướng hiện đại hiện nay đã tạo môi trường cho đội ngũ nhân viên AM phải nâng cao năng lực.
Thị trường sức lao động: Hiện nay nhu cầu của thị trường lao động đặc
biệt về kỹ thuật và kinh doanh của các công ty CNTT-VT là rất lớn. Các trường đại học, các công ty đào tạo hiện nay đã có nhiều chương trình đào tạo chun biệt chuyên về kinh doanh, bán hàng, marketing ….trong các ngành đặc
thù…Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp điện máy. Nhưng với sức cạnh tranh trên thị trường thì
đào tạo xong liệu có giữ chân được người lao động. Đây là một trong những câu hỏi lớn đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và bộ phận phụ trách đào tạo phải có phương án khơng những đào tạo xong còn giữ chân được người lao động, tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, lãng phí và ảnh hưởng
Xu hướng quản trị nhân lực dựa trên khung năng lực: Khung năng lực là
một phương pháp quản lý nhân sự tổng hợp nhằm ứng dụng cho rất nhiều các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, như làm cơ sở để tuyển dụng cán bộ, quy hoạch cán bộ, xây dựng hệ thống quản lý thành tích và đãi ngộ, đào tạo,…. Với việc ứng dung khung năng lực, doanh nghiệp có thể tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả và do đó khai thác hiệu quả thời gian và tiền bạc dành cho đào tạo và phát triển. Hiện nay hoạt động đào tạo dựa trên khung năng lực để tập trung đào tạo cho doanh nghiệp đội ngũ đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh đang là xu hướng nhất thiết và tất yếu.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và viễn thông, thị trường sản phẩm thay đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên cần tăng cường nắm bắt đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm mới. Do đó, đào tạo cần chú trọng tập trung cho loại lao động này để tăng sức cạnh tranh của công ty.
Đặc thù ngành: Ngành CNTT -VT là ngành đặc thù, đặc biệt với hoạt động
đào tạo cho đội ngũ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của ngành này. Đối với những sản phẩm, dịch vụ CNTT-VT ln u cầu đội ngũ bán hàng phải có kiến thức nhất định, kỹ năng nhất định để có thể thành cơng trong việc cung cấp thơng tin sản phẩm, dịch vụ, nội dung và lợi ích dịch vụ để từ đó thuyết phục khách hàng, thành cơng trong bán hàng, kinh doanh. Đây chính là đặc thù ngành mà ảnh hưởng không chỉ đến đội ngũ và trực tiếp đến hoạt động đào tạo cho đội ngũ này.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức: Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh là vấn đề
sống cịn của mỗi doanh nghiệp. Nó chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Với những mục tiêu, kế hoạch của từng giai đoạn thì doanh nghiệp cần lao động có những kiến thức và kỹ năng gì, số lượng là bao nhiêu, cần có trong giai đoạn nào để đưa ra những định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, có lộ trình theo từng giai đoạn. Có như vậy, đào tạo mới thực sự đem lại hiệu quả cho tổ chức.
Khả năng tài chính của tổ chức: Đào tạo cũng như mọi công tác khác
trong tổ chức đều cần có kinh phí thực hiện. Một nguồn kinh phí đủ đảm bảo triển khai đầy đủ các kế hoạch và nội dung đào tạo đã đưa ra sẽ đảm bảo cho kế hoạch đào tạo được thực hiện tốt, khơng bị ngắt qng do thiếu kinh phí. Do đó, những người phụ trách đào tạo, cán bộ kế tốn… cần phải dự trù và cân đối thu chi của doanh nghiệp để đảm bảo kinh phí cho đào tạo.
Quan điểm của lãnh đạo: Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo cơng ty
quyết định đến việc cơng ty có quan tâm, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong cơng ty hay khơng. Có lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư khơng có lợi vì sau khi đào tạo thì người lao động có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều lãnh đạo cơng ty cho rằng đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp nó làm cho người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chính vì vậy quan điểm của lãnh đạo quyết định đến chất lượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Năng lực cán bộ phụ trách đào tạo và cán bộ quản lý trực tiếp: Yếu tố
năng lực cán bộ phụ trách đào tạo và cán bộ quản lý trực tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả triển khai thực hiện các phương pháp quản trị hiện đại mà cụ thể hoạt động đào tạo dựa trên khung năng lực. Nếu cán bộ quản lý trực tiếp và cán bộ phụ trách đào tạo thực hiện tốt, hoạt động đào tạo dựa trên khung năng lực sẽ được nhân sự tiếp nhận và tạo được động lực cho người lao động phấn đấu để đạt chuẩn, đáp ứng được yêu cầu công việc, phấn đấu trong
công việc. Ngược lại, người lao động lại nảy sinh tư duy tiêu cực, thối lui, và thậm chí nhảy việc.