Cấp độ Mô tả cấp độ
Cấp độ 1 Biểu thị năng lực ở mức độ sơ khai. Nếu được hướng dẫn thì cá nhân ở cấp độ này có thể vận dụng được năng lực trong một số trường hợp đơn giản.
Cấp độ 2 Biểu thị năng lực ở mức độ cơ bản. Nếu được hướng dẫn thì cá nhân ở cấp độ này có thể vận dụng được năng lực trong những trường hợp có khó khăn nhất định nhưng chủ yếu vẫn là những trường hợp thường gặp
Cấp độ 3 Biểu thị năng lực ở mức độ tương đối vững chắc. Cá nhân ở cấp độ này có thể vận dụng được năng lực trong phần lớn các trường hợp thường gặp mà không cần hướng dẫn
Cấp độ 4 Biểu thị năng lực ở mức độ sâu rộng. Cá nhân ở cấp độ này có thể vận dụng được năng lực trường hợp mới hay có sự thay đổi, đồng thời có thể huấn luyện các cá nhân khác phát triển từ cấp độ thấp lên cấp độ 3
Cấp độ 5 Biểu thị năng lực ở mức độ chuyên gia. Cá nhân ở cấp độ này có thể vận dụng được năng lực trong hầu hết các tình huống phức tạp khác nhau, có thể đưa ra phương pháp tiếp cận mới hiệu quả hơn.
Tại các doanh nghiệp hiện nay, danh mục năng lực và mô tả cấp độ năng lực được gọi chung là Từ điển năng lực, là bảng hệ thống các năng lực và định nghĩa cụ thể từng cấp độ của năng lực để từ đó xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực, cũng như từ đó đánh giá và xếp loại được năng lực nhân sự.
Bên cạnh đó, đối với từng vị trí chức danh đều có khung tiêu chuẩn năng lực của riêng từng một vị trí chức danh cụ thể, theo đó quy định cụ thể cấp độ (level) tiêu chuẩn yêu cầu cần phải đạt được (required competency level - RCL) đối với từng năng lực của vị trí chức danh đó. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp hay tổ chức triển khai và quy định cụ thể khi triển khai khung năng lực, tuy nhiên, việc quy định năng lực cần có và mức độ năng lực tiêu chuẩn là yêu cầu cần thiết để có thể triển khai khung năng lực nói chung và thực hiện quản trị theo năng lực nói riêng.
Bảng 1.1 dưới đây là ví dụ về khung năng lực và cấp độ yêu cầu đối với từng năng lực của vị trí chức danh Trưởng phịng Marketing