Cơ sở phương pháp luận của hoạt động chứngminh trong giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Hà Nam. (Trang 45 - 50)

- Đặc điểm của trách nhiệm chứngminh trong giải quyết khiếu nại hành

b) Cơ sở phương pháp luận của hoạt động chứngminh trong giải quyết khiếu nại hành chính

khiếu nại hành chính

Hoạt động chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính thực chất là hoạt động phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác

định sự thật khách quan của vụ việc vi phạm PLHC đã xảy ra. Do đó, cơ sở lý luận của hoạt động này là lý luận nhận thức của triết học Mác – Lê nin, trong đó các ngun tắc nhận thức đóng vai trị quan trọng hình thành thói quen tư duy biện chứng và chỉ đạo hành động của các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính.

- Nguyên tắc về khả năng nhận thức chân lý: quan điểm Mác xít khảng định con

người có khả năng nhận thức được thế giới, đó là q trình phức tạp, mâu thuẫn và vận động từ cái chưa iết đến cái biết, từ cái biết t đến cái biết nhiều từ nhận thức các hiện tượng đến nhận thức bản chất của thế giới khách quan, chỉ có điều con người có tìm được hay khơng. Trong q trình GQKNHC, về ngun lý là hồn tồn có thể làm rõ được sự thật của vụ việc, bởi cũng như các sự vật hiện tượng khác, việc vi phạm PLHC ít nhiều để lại dấu vết trong thực tiễn nên các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh có phương pháp, cách thức hữu hiệu hay hơng để tìm ra chứng cứ làm rõ các tình tiết, sự kiện là cơ sở giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính. Nếu như nghi ngờ khả năng nhận thức chân lý ở đây sẽ dẫn đến tình trạng các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh khơng nhiệt tình nghiên cứu sáng tạo để phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh các tình tiết, sự kiện làm căn cứ quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính.

Trong thực tiễn hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh GQKNHC cho thấy không phải bất kỳ vụ việc nào các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh cũng tìm ra được sự thật của vụ việc, song khơng vì thể mà khẳng định con đường nhận thức sự thật của vụ việc vi phạm PLHC có hạn chế. Bởi vì, ngun nhân của các vụ việc hông hám phá được được sự thật ở đây là do hạn chế về năng lực, điều kiện nhận thức của từng chủ thể thực hiện trách nhiện chứng minh trong nhứng tình huống cụ thể. Điều này có ý nghĩa là phương pháp luận quan trọng đối với hoạt động chứng minh trong GQKNHC, muốn có được phương pháp, iện pháp phát hiện, thu thập, kiểm tra đánh giá và sử dụng chứng cứ hiệu quả, trước hết phải có phải có nhận thức rõ rang về khả năng làm rõ sự thật vụ việc mới tạo động lực tích cực trong hoạt động thực hiện trách nhiệm

chứng minh để đạt được mục tiêu đề ra ngay cả khi dấu vết của vụ việc bị tiêu hủy những với sự giúp đỡ của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay hoặc sự giúp đỡ của một trình độ tri thức nào đó, từ đó các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh có thể tìm được sự thật của cụ việc. Như vậy, các yếu tố chủ quan của con người đóng vai trị quan trọng đối với việc mở rộng khả năng phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính.

- Ngun tắc khách quan, tồn diện: lý luận chứng cứ lấy phép biện chứng làm cơ

sở phương pháp luận đòi hỏi hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC phải phải được tiến hành theo quan điểm khách quan, tồn diện để tìm ra sự thật vụ việc vi phạm PLHC. Nguyên tắc khách quan yêu cầu phải xem xét sự vật, hiên tượng một cách trung thành, khơng them bớt. Ngun tắc tồn diện yêu cầu phải xem xét sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ nhất trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó cũng như phải tìm ra các mối liên hệ bản chất, những mặt cơ ản, chủ yếu để nhận thức đúng đắn sự vật, hiên tượng như Lê nin đã viết: “Muốn hiểu được sự vật cần phải bao quát và nghiên cứu tất cả các

mặt, tất cả các mối liên hệ các “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta khơng thể làm được điều đó một cách hồn tồn đầy đủ nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”[64, tr.281]. Theo đó, hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh của

các chủ thể, đặc biệt là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xác định thật kỹ, tỉ mỉ, nhất là phải tìm ra những chứng cứ quan trọng có giá trị trực tiếp chứng minh sự thật vụ việc. Đồng thời cũng phải tìm ra những chứng cứ chứng tỏ khơng có vi phạm PLHC đã xảy ra. Làm được điều này sẽ tránh được khi xem xét giải quyết vụ việc theo cảm tính, với những nhận địn chủ quan cho đó là sự thật để thu thập chứng cứ, thậm chí cịn tạo ra những tài liệu, chứng cứ cho phù hợp với nhận định chủ quan duy ý chí của mình. Đồng thời cũng tránh được cách nhìn phiến diện, một chiều trong quá trình thực hiện trách nhiệm chứng minh dẫn đến khơng nhận thức được các thuộc tính và mối quan hệ

vốn có của các chứng cứ với nhau và với nhiều tình tiết trong vụ việc, hậu quả là hiệu quả đánh giá chứng cứ khơng cao, các tình tiết, sự kiện phải chứng minh hơng được làm rõ triệt để, dẫn đến chất lượng giải quyết khiếu nại không cao. Cho nên nguyên tắc khách quan, tồn diện u cầu trong q trình thực hiện trách nhiệm chứng minh GQQKNHC các chủ thể phải xuất phát từ thực tế của chính những dấu vết vi phạm PLHC để lại một cách khách quan, thu thập đầy đủ những thông tin về vụ việc vi phạm PLHC như nó từng phản ánh, phát huy nỗ lực của mình để nhận thức vụ việc, đánh giá ch nh xác những chứng cứ chứng minh những tình tiết, sự kiện xác định có vi phạm hay khơng có vi phạm PLHC; phải xem xét tồn diện các thuộc tính của chứng cứ và mối liên hệ giữa các chứng cứ. Trên cơ sở đó tiến hành hệ thống các chứng cứ đã thu thập được, đánh giá để rút ra những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để nhận thức vụ việc và quay trở lại xem xét t nh đồng bộ của các chứng cứ trong việc chứng minh các tình tiết, sự kiện trong nội dung phạm vi trách nhiệm chứng minh để làm căn cứ GQKNHC.

- Nguyên tắc vận động, phát triển: vận động là phương thức tồn tại của vật chất,

bởi lẽ: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong

sự vận động, trong sự biến đổi của nó”[64, tr. 364], nếu không xem xét sự vật,

hiện tượng và quá trình trong trạng thái vận động thì khơng thể nhận thức đúng ản chất của chúng, vì vậy, phải nhìn hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC là một quá trình xác định các tình tiết, sự kiện trong sự thay đổi không ngừng. Song, phép biện chứng duy vật cũng thừa nhận trạng thái đứng im của vật chất, nhưng đó là sự đứng im tương đối như là một điều kiện tồn tại của vật chất, bởi lẽ: “Mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời” [30, tr.17], chính sự ổn định này cho phép ta xác định mối liên hệ giữa các dấu vết với nhau và vi phạm PLHC, có nghĩa là xác lập chứng cứ bằng hoạt động truy nguyên.

Nguyên tắc này còn yêu cầu trong quá trình thực hiện trách nhiệm chứng minh các chủ thể phải nhìn nhận hình thức của sự vật, hiện tượng liên quan đến vụ việc vi phạm PLHC trong mối liên hệ với nhau để tránh những sai lầm, lệch

lạc trong quá trình làm rõ sự thật vụ việc vi phạm PLHC. Bởi lẽ, quá trình diễn ra vụ việc vi phạm PLHC cũng giống nhưng ất kỳ q trình vật chất hác, đó là q trình diễn ra nối tiếp, xen kẽ nhau rất phức tạp của các yếu tố dưới nhiều hình thức vận động và là q trình chuyển hóa giữa chúng. Vì thế, nếu đơn giản hóa sự vận động thì khơng thể thu thập được chứng cứ và vì thế khơng thể đánh giá làm rõ các tình tiết, sự kiện là cơ sở cho giải quyết vụ việc khiếu nại hành ch nh. Do đó, để thực hiện tốt nguyên tắc này trong hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh GQKNHC, chủ thể chứng minh cần phải tiến hành các biện pháp phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự biến mất thông tin về vụ việc vi phạm PLHC. Đặc biệt là đối với những chủ thể có trách nhiệm chứng minh là người GQKNHC phải thực hiện các thao tác nghiệp vụ một cách tỉ mỉ, chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao để phát hiện đầy đủ dấu vết, hơng được bỏ sót hoặc bỏ qua bất kỳ dấu vết hoặc tài liệu nào hi chưa có cơ sở để khẳng định chúng khơng tồn tại hoặc không liên quan đến vụ việc vi phạm PLHC.

- Nguyên tắc lịch sử cụ thể: phép biện chứng duy vật đã chỉ ra mọi sự vật hiện

tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian và mang dấu vết của khơng gian, thời gian mà nó tồn tại. Vì vậy, khi xem xét các sự vật, hiện tượng hay các quá trình liên quan đến vụ việc vi phạm PLHC, ta phải đặt chúng trong các điều kiện, hoàn cảnh mà ở đó làm phát sinh và tồn tại các sự vật, hiện tượng và quá trình liên quan đến vụ việc. Bởi lẽ: “Chân lý luôn luôn là cái cụ thể” [64, tr.138]. Muốn thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này trong hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh GQKNHC, các chủ thể phải có kiến thức và nắm vững các quy luật hình thành, tồn tại của chứng cứ cũng như quy luật của hoạt động chứng minh để vận dụng phù hợp trong mỗi tình huống cụ thể, nhằm bảo đảm có phương án cụ thể trong hoạt động chứng minh của mình, đặc biệt là người có thẩm quyền G KNHC. Đối với mỗi loại chứng cứ, chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh phải lựa chọn được biện pháp, thủ thuật tối ưu nhất để phát hiện, thu thập, bảo quản được chứng cứ có giá trị chứng minh cao.

Khi đánh giá chứng cứ, chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh phải xem xét từng chứng cứ cụ thể để xác định độ tin cậy của nó, vì chỉ khi xem xét cụ thể từng chứng cứ mới có đủ căn cứ đưa chứng cứ vào sử dụng làm rõ các tình tiết, sự kiện làm căn cứ quyết định giải quyết vụ việc. Bên cạnh việc nghiên cứu các đặc tính phổ biến của chứng cứ thì nhất thiết khơng bỏ qua t nh đặc thù, vì t nh đặc thù là căn cứ để phân biệt giữa các loại chứng cứ có giá chứng minh khác nhau, có thể chứng minh các tình tiết, sự kiện làm căn cứ giải quyết vụ việc khiếu nại hành ch nh theo hướng khẳng định nội dung khiếu nại đúng hay sai hoặc có đúng có sai.

Như vậy, quán triệt được những nguyên tắc nhận thức đầy đủ trên đây của Chủ nghĩa Mác-Lê nin trong hoạt động thực hiện trách nhiệm chứng minh GQKNHC sẽ cho phép chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh lựa chọn được phương pháp, iện pháp đúng đắn để nhận thực sự thật khách quan của vụ việc vi phạm PLHC làm cơ sở vững chắc cho việc G KNHC đạt hiệu quả cao. Hơn thế, nguyên tắc nhận thức này còn là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho việc xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Hà Nam. (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w