- Thời gian thu nợ trung bình
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG
2.2. Tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh
Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương trong giai đoạn 2016 – 2018 thể hiện trên bảng các báo cáo tài chính, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm, cung cấp những thơng tin khái qt nhất về tình hình cũng như kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của Cơng ty. Cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2016 – 2018 như sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 –2018
Đơn vị tính: nghìn VNĐ
Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, chỉ tiêu này có ý nghĩa sống cịn đối với Cơng ty, là khâu cuối cùng trong lưu thông, giúp Công ty bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái đầu tư. Đặc biệt doanh thu còn là thể hiện sức mạnh của Công ty và mở rộng thị trường. Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Để làm rõ hơn, ta có biểu đồ sau
Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh thu thuần của Cơng ty giai đoạn 2016- 2018
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy doanh thu thuần của Cơng ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể như sau: giai đoạn 2016-2017 doanh thu thuần của Cơng ty giảm 25.333.043 nghìn VNĐ tương đương 13%, giai đoạn 2017-2018 doanh thu thuần của Cơng ty giảm 6.016.794 nghìn VNĐ tương đương 3,7%. Nguyên nhân của sự giảm doanh thu thuần là do sản lượng tiêu thụ qua các năm sụt giảm đáng kể từ năm 2016-2018, Nhà nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt lần lượt qua các năm là 55% - 60% - 65%, tuy nhiên Công ty đã kịp thời điều chỉnh giá bán để bù đắp một phần thiếu hụt; trong lĩnh vực nước giải khát, các hãng cạnh tranh nhau gay gắt, vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh; bên cạnh đó, Nhà nước áp luật
cấm sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thơng; chính sách hạn chế tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn…, khó khăn đã tác động khơng nhỏ đến ngành đồ uống Việt Nam nói chung và Cơng ty nói riêng.
(2) Về tình hình chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà Cơng ty phải bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu mà Công ty phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm đến mục tiêu cuối cùng của Cơng ty là doanh thu và lợi nhuận. Chi phí mà Cơng ty phải chịu trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh là: Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí thuế TNDN. Ta có bảng theo dõi tình hình các loại chi phí của Cơng ty như sau:
Bảng 2.2. Chi phí của Cơng ty giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: nghìn VNĐ
(Nguồn: Tính tốn dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh)
a) Về giá vốn hàng bán
Thông qua bảng 2.1, ta thấy giá vốn hàng bán có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, khi doanh thu tăng hay giảm do bán được nhiều hàng hơn thì chi phí để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất cũng tăng hay giảm theo. Ta thấy giai đoạn 2016 – 2017, giá vốn hàng bán giảm tương đối mạnh 15% tương ứng 21.384.225 nghìn VNĐ, nhưng tới năm 2018 Công ty đã cố gắng thăng bằng giá vốn hàng bán, chỉ thấp hơn so với năm 2017 là 3.980.831 nghìn VNĐ tương ứng 3,2%.
hướng dịch chuyển sang những sản phẩm cao cấp hơn, chưa kể người tiêu dùng đang dần chuyển từ những chai có dung tích lớn sang những chai có dung tích nhỏ và chú ý hơn đến bao bì sản phẩm.
Chính vì vậy, những đặc trưng từng là điểm mạnh của bia Hải Dương chai 450ml như: dung tích lớn, giá bình dân, thương hiệu truyền thống…khơng cịn phù hợp, đặc biệt là việc tiếp cận đến những đối tượng ở khu vực thành thị.
Với hình ảnh đã quá quen thuộc, trong khi Công ty chưa thể ra mắt những dịng sản phẩm có dung tích nhỏ đã khiến việc tiêu thụ sản phẩm Bia chai Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn ở khu vực thành thị, các huyện, xã dẫn tới xu hướng sụt giảm sản lượng tiêu thụ.
b) Về Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của Cơng ty năm 2016 là 27.922 nghìn VNĐ, năm 2017 khơng có sự xuất hiện của lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và năm 2018 chi phí tài chính là 14.869 nghìn VNĐ (chi phí tài chính năm 2018 chỉ bằng 0,53 lần của năm 2016). Có thể thấy chi phí tài chính giảm trong ba năm liền là do Cơng ty đã giảm nợ vay ngắn hạn đồng thời chi tiêu tiết kiệm trong thời kỳ lạm phát giá tăng. Cũng trong giai đoạn này, lãi suất vay ngân hàng liên tục giảm, trong 3 năm hầu như luôn giữ mức 6-9%/năm; đặc biệt năm 2017 Cơng ty khơng sử dụng chi phí tài chính để vận hành, cho thấy Cơng ty vẫn duy trì ổn định khi khơng có các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn...
c) Về Chi phí quản lý kinh doanh
Đây là chi phí mà Cơng ty tốn kém nhất so với các chi phí khác, nhưng trong giai đoạn 2016 – 2017, chi phí quản lý kinh doanh giảm 1.124.915 nghìn VNĐ tương ứng 8%, đến năm 2018, chi phí này vẫn giảm, tuy nhiên mức giảm khả quan hơn chỉ giảm 3% so với năm 2017 đạt 13.088.233 nghìn VNĐ, do việc giảm chi phí vào đầu tư các trang thiết bị để phục sản xuất, đáp ứng nhu cầu kinh doanh khiến cho lượng tiền trả cho phí dịch vụ mua ngồi như điện, nước cũng sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn giảm chi phí lương, bảo hiểm của
cán bộ cơng nhân viên do nguồn nhân lực qua từng năm giảm, điều này cũng góp phần làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
d) Về Chi phí thuế TNDN
Là một chi phí bắt buộc phải có và khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty càng hiệu quả thì chi phí này càng tăng và ngược lại. Trong năm 2016, chi phí thuế TNDN phải chịu là 4.368.684 nghìn VNĐ và đến năm 2017 là 3.500.244 nghìn VNĐ (giảm 20%). Đến năm 2018 thì chi phí này giảm 857.815 nghìn VNĐ so với năm 2017, tương ứng 24,5%. Nguyên nhân của chi phí thuế TNDN giảm là do lượng hàng hóa của Cơng ty tiêu thụ ít hơn nên làm cho doanh thu giảm, từ đó làm cho chi phí thuế TNDN giảm theo.
(3) Về tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng qt có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Dựa vào lợi nhuận của Cơng ty, ta có thể biết được tình hình hoạt động của Cơng ty đang lỗ hay lãi.
Từ biểu đồ 2.2 và bảng 2.1, cho ta thấy được lợi nhuận của Công ty năm 2016 đạt 17.110.755 nghìn VNĐ cao nhất trong ba năm và giảm đáng kể 23% vào năm 2017, nhưng tới năm 2018 có thể thấy sự giảm lợi nhuận được kiểm sốt ở mức giảm cịn 21,7% so với năm 2017 đạt mức giá trị là 10.330.660 nghìn VNĐ. Có thể giải thích cho sự sụt giảm qua các năm là do tình hình hoạt động sản xuất của Cơng ty kém hiệu quả (ngun nhân chính là sản lượng tiêu thụ giảm mạnh), đây được coi là tín hiệu xấu cho hoạt động kinh doanh cũng như cơng tác quản lý chi phí của Cơng ty.
Qua phân tích về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong ba năm như đã nêu ở trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty đang chậm phát triển từ năm 2016 đến năm 2018, điều này thể hiện rõ nhất lợi nhuận sau thuế năm 2018 đã giảm cịn 10.330.660 nghìn VNĐ, chỉ bằng 0.6 lần năm 2016 và bằng 0,78 lần năm 2017.