- Thời gian thu nợ trung bình
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG
2.6.3. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong q trình quản lý và sử dụng vốn, Cơng ty phần nào vẫn có những hạn chế:
Thứ nhất, doanh thu thuần trong ba năm liên tục giảm (năm 2018 doanh
thu thuần giảm 1.2 lần so với năm 2016), lợi nhuận giảm, sức sinh lời kém do
việc thu hút khách hàng mới chưa có hiệu quả, sản phẩm của Cơng ty so với các đối thủ cùng ngành khơng có sự nổi bật, chưa có cải tiến hay cơng tác nghiên cứu phát triển tạo ra sản phẩm mới chưa được chú trọng; bên cạnh tác động của tình hình kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh ngành bia, rượu, nước giải khát ngày càng cao trên thị trường nói chung và Cơng ty nói riêng, điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của Công ty giảm.
Ngành bia là ngành thực phẩm cho nên hoạt động đầu tư công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm như nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yêu cầu bắt buộc, nhưng trong hoạt động của Cơng ty hiện nay khơng có hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công tác thị trường của Công ty chưa có kế hoạch, chiến lược phát triển. Dù Cơng ty có các khoản tương đương tiền là 18 tỷ gửi ngân hàng, giữ số tiền mặt rất lớn trong khi khoản nợ ngân hàng Công ty cũng lớn, chứng tỏ Công ty chưa có hoạt động đầu tư tài sản, hoạt động kinh doanh hợp lý để sử dụng số tiền này, cho nên việc giữ dưới dạng tiền mặt là không hiệu quả, Công ty nên tăng cường đầu tư vào tài sản cố định để cải tiến, tạo ra sản phẩm mới, nghiên cứu để lựa chọn phân khúc ngách, tránh những đối thủ lớn để chiếm lĩnh thị trường bia rẻ, phân phối đến các vùng nông thôn mà vẫn đảm bảo doanh số, nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
Thứ hai, kết cấu vốn kinh doanh của Cơng ty chưa có sự cân đối, vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn so với vốn cố định (năm 2017, tỷ lệ vốn cố
duy trì một tỷ lệ lớn vốn lưu động nhưng Cơng ty nên đầu tư hơn về trang thiết bị, tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, các chỉ tiêu ROA, ROE của Cơng ty đều có xu hướng thay đổi qua các năm, chưa cân xứng với tiềm năng của Công ty và chưa tận dụng triệt để nguồn vốn đang có để tăng hiệu quả góp phần sinh lợi trong q trình kinh doanh.
Thứ tư, trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, nợ phải trả chiếm tỷ lệ tương đối. Trong nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, doanh nghiệp khơng vay ngắn hạn mà chỉ có các khoản: phải trả người bán; thuế nộp Nhà nước; phải trả người lao động; quỹ khen thưởng, phúc lợi. Việc không vay nợ giúp Công ty không phải gánh chịu rủi ro về chi phí lãi vay, khơng gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự cố để hạn chế mọi rủi ro khi không chi trả được các khoản nợ.
Thứ năm, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tuy có giảm vào năm 2017, nhưng lại tăng trở lại vào năm 2018, điều này dẫn tới việc thu hồi nợ từ khách hàng rất khó khăn. Nếu Cơng ty khơng giảm được các khoản phải thu thì nó sẽ dễ trở thành khoản nợ khó địi, gây ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển tiền và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
Mặc dù hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn lưu động, nhưng ta thấy hệ số vịng quay hàng tồn kho năm sau có xu hướng thấp hơn năm trước, thời gian luân chuyển hàng tồn kho lại tăng lên, điều này cho thấy Công ty chưa quan tâm sát sao tới hoạt động quản lý hàng tồn kho, nếu hàng tồn kho giải phóng ngày càng chậm thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ khơng cao.
Bên cạnh đó, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh trong năm 2018 dễ gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty đã mất đi một lượng lớn thu nhập từ tiền mặt không được đem đi đầu tư.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm trong ba năm gần đây, thời gian thu nợ trung bình tăng cho thấy hoạt động quản lý các khoản phải thu chưa được chú trọng, quay vòng chậm do doanh thu thấp, hàng tồn kho lưu trữ ở mức cao, thời gian chiếm dụng của khách hàng tương đối lâu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
CHƯƠNG III