Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia hà nội – hải dương (Trang 41 - 43)

- Thời gian thu nợ trung bình

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG

2.3.2. Tình hình nguồn vốn

Bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản để đánh giá, phân tích tình hình tài chính của Cơng ty ta cần phải xem xét đến tình hình biến động của nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đơn vị tính: nghìn VNĐ

(Nguồn: Tính tốn dựa trên bảng cân đối kế tốn)

Qua bảng 2.4 ta thấy trong giai đoạn 2016 – 2017, tổng nguồn vốn của Cơng ty đã có xu hướng tăng nhẹ 5.759.724 nghìn VNĐ tương ứng tăng 3% so với năm 2016, nhưng đến năm 2018 thì tổng nguồn vốn lại giảm khá mạnh 34.986.593 nghìn VNĐ tương ứng giảm 19% so với năm 2017. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu tài trợ cho khoản mục nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả trong ba năm trở lại đây đều có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và lượng. Chỉ có năm 2017, nợ phải trả tăng mạnh mẽ nhất 87.559.695 nghìn VNĐ tương ứng với mức tăng 468% so với năm 2016. Nguyên nhân có sự tăng mạnh như vậy là do Theo Biên bản của Kiểm toán Nhà nước ngày 20/11/2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị điều chỉnh giảm nguồn quỹ đầu tư phát triển và tăng khoản phải trả cho cổ đông số tiền 81.8 tỷ đồng. Công ty đã điều chỉnh giảm quỹ đầu tư phát triển này theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Tại Đại hội đồng cổ đơng thường niên năm 2018, Cơng ty đã trình Đại hội về việc phân chia cổ tức trên số tiền này và được ĐHCĐ thông qua, giao Hội đồng quản trị căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty và quy định của pháp luật quyết định phương án và thời điểm chi trả. Tháng 10/2018, Công ty đã trả 32 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 80%/cổ phiếu cộng với 20% cổ tức năm 2018, do đó tổng chia 2018 là 50 tỷ (theo mục V.18 thuyết minh BCTC năm 2018)

trả là do Cơng ty đã thanh tốn các khoản vay và nợ ngắn hạn trọng giai đoạn 2016 – 2018.

Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu đạt ngưỡng cao nhất vào năm 2016 chiếm 89% và đây là điểm không thuận lợi của vốn chủ sở hữu đó là chi phí này cao hơn chi phí của nợ, điều này tạo nên áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành của Công ty càng lớn. Tuy nhiên đến năm 2017, vốn chủ sở hữu đã điều chỉnh giảm xuống quá bán so với năm 2016 là 41% và đến năm 2018, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã chiếm đến 52% ( tăng 1.660.212 nghìn VNĐ so với năm 2017). Đây là nguồn vốn đầu tiên khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó có ý nghĩa rất lớn đối với Cơng ty trong việc mở rộng quy mơ sản xuất. Vì vậy, qua những số liệu phân tích ở trên đã cho thấy Cơng ty có thể có khả năng tự chủ hơn về tài chính, điều này sẽ giúp Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra được lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, do chi trả cổ tức theo kiến nghị của kiểm toán nhà nước nên quỹ đầu tư phát triển của Cơng ty giảm, sẽ gây khó khăn cho Cơng ty trong việc thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất trong dài hạn….

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia hà nội – hải dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w