Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia hà nội – hải dương (Trang 72 - 75)

- Thời gian thu nợ trung bình

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương

– Hải Dương

Để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao khắc phục được những hạn chế, phấn đấu giữ vững và nâng cao uy tín của Cơng ty về chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương qua ba năm kết hợp với điều kiện thực tế tại Công ty, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn như sau:

Vốn cố định của mỗi doanh nghiệp bao gồm các giá trị của tài sản cố định, là những tài sản có giá trị lớn. Đó là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, là lượng vốn tiền tệ cần thiết để hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, vốn cố định sẽ kéo dài thời gian sử dụng qua rất nhiều chu kỳ sản xuất và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức là chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương trong thời gian tới, Cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

3.2.1.1. Tận dụng năng lực của TSCĐ

Năng suất hoạt động của các máy móc, thiết bị của Cơng ty hầu như không được sử dụng tối đa cơng suất, bởi đặc điểm có tính mùa vụ, bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, mà bia là loại thức uống giải khát, thường được tiêu thụ khi thời tiết nắng nóng, mùa thu – đơng tại miền Bắc sẽ là khoảng thời gian tiêu thụ bia thấp nhất trong năm. Tuy nhiên, khi nhắm vào tính mùa vụ, ta nên tăng năng suất hoạt động của các máy móc, thiết bị vào thời điểm trọng yếu giúp tiêu thụ được lượng bia lớn trong năm làm cho Công ty tăng doanh thu, lợi nhuận, đặc biệt tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí ngun vật liệu, … Do đó, Cơng ty cần có những giải pháp kịp thời với các kế hoạch sản xuất cụ thể và không bị chồng chéo lẫn nhau để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới TSCĐ

Ngoài việc bảo dưỡng tài sản cố định theo định kỳ nhằm duy trì chất lượng, năng lực làm việc của tài sản cố định trong thời gian sử dụng. Công ty nên tăng cường đầu tư, mua sắm, đổi mới tài sản cố định trong quá trình sử dụng hay đưa ra những biện pháp xử lý những tài sản cố định bị hư hỏng, không sử dụng đến để có thể thu hồi vốn nhằm tái đầu tư cho những tài sản cố định mới.

Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đổi mới liên tục địi hỏi Cơng ty phải áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình cơng nghệ hay tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền… cho hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng được nhu

cầu khách hàng, Cơng ty cần có những loại máy móc thiết bị tốt, hiện đại, quy trình sản xuất hợp lý, từ việc chế biến các nguyên vật liệu đầu vào đến xử lý chất thải trước khi đưa ra ngồi mơi trường. Và nhờ có các thiết bị máy móc hiện đại, tối tân Cơng ty có thể bảo quản sản phẩm hàng hóa trong điều kiện tốt hơn, dễ dàng trong việc vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định mới cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các công nghệ mới hiện nay sao cho phù hợp với dây chuyền sản xuất hiện tại của Cơng ty, đáp ứng nhu cầu, mục đích đề ra tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn với mục tiêu mang lại hiệu quả đầu tư cao, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3.2.1.3. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cơng nhân viên trong sử dụng và quản lý TSCĐ

Con người là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên là những người trực tiếp sử dụng tài sản cố định, nên việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Cơng ty khi sử dụng tài sản cố định cũng rất quan trọng. Trong công tác quản lý tài sản cố định, việc phân cấp quản lý tài sản cố định cho mỗi bộ phận riêng, quy định rõ ràng về trách nhiệm cũng như quyền hạn để có thể nâng cao trách nhiệm, tinh thần tự giác của mỗi cá nhân trong sử dụng tài sản cố định sẽ tránh việc nhân viên sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân, sử dụng lãng phí khơng đúng mục đích làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ là những người đưa ra những quyết định, phương hướng cho Công ty, là những người đứng ra điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên Công ty cần xem xét, không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ của họ mà thường xuyên phải cập nhật thông tin về công nghệ mới để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, tránh

Trên thực tế, nguồn nhân công của Công ty là những người trực tiếp đứng máy, vận hành sản xuất, khi tài sản cố định, máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo một cách cẩn thận qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Vì thế trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Cơng ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách để nâng cao tay nghề cho công nhân. Được đào tạo và bồi dưỡng trình độ, người lao động sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sử dụng tài sản cố định, máy móc thiết bị, đồng thời giúp họ nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong sản xuất để đảm bảo sự nhịp nhàng của dây chuyền sản xuất. Mặt khác, Cơng ty cần ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn cụ thể về việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng…. các thiết bị nhằm đảm bảo máy móc, thiết bị được sử dụng và bảo quản đúng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia hà nội – hải dương (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w