Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Hà Nam. (Trang 27 - 28)

Trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC là vấn đề quan trọng, có tác động rất lớn đến chất lượng GQKNHC, từ thực tiễn tình hình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy việc nghiên cứu đã được đặt ra, đã có một số cơng trình nghiêm cứu trực tiếp đến những nội dung của trách nhiệm chứng minh như vấn đề phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ,…song nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện về trách nhiệm chứng minh trong G KNHC thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu ở mức chuyên sâu. Tuy nhiên, từ kết quả của các cơng trình khoa học nghiên cứu đi trước, luận án kế thừa những quan điểm chung về khiếu nại hành chính là sự phản ứng của các chủ thể chịu sự tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý hành ch nh nhà nước. Giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành ch nh nhà nước các cấp được tiến hành theo một trình tự thủ tục do pháp luật về khiếu nại quy định. Khiếu nại hành chính là một hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ là một biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có dấu hiệu bị xâm phạm bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, cán ộ cơng chức thực hiện mà cịn bảo vệ lợi ích cơng. Giải quyết khiếu nại là biện pháp bảo đảm cho người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp trong quản lý hành ch nh nhà nước, bảo vệ cơng lý hành chính. Chứng minh là việc đi tìm sự thật của sự việc cần phải làm rõ, để chứng minh được thì phải có phương tiện chứng minh là các chứng cứ, tài liệu hội tụ các thuộc tính hợp pháp, khách quan và có liên quan. Vấn đề chứng cứ và trách nhiệm chứng minh luôn là vấn đề có vị trí vai trị quan trong trong giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp hành chính nói riêng. Mặc dù vấn đề trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC có vị trí, vai trị rất quan trọng trong q trình G KNHC và đã được nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nó với tư cách là một nội

dung có liên quan trong các cơng trình nghiên cứu về khiếu nại hành chính và G KNHC, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện, để từ đó đưa ra những luận giải khoa học luật hành chính nói chung và GQKNHC nói riêng, góp phần hồn thiện pháp luật về trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC.

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu ở tronmg nước và nước ngoài đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một cái nhìn tồn diện các quan điểm về trách nhiệm chứng minh trong giải quyết các tranh chấp pháp lý được thực hiện bởi các trình tự, thủ tục hác nhau (trong đó có trình tự giải quyết khiếu nại hành chính). Các cơng trình nghiên cứu trong nước đã cung cấp cho nghiên cứu sinh có được những nhận thức an đầu về trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam. Từ đó ế thừa những vấn đề đã được làm rõ và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chưa được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Hà Nam. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)