Hiện trạng về đạo đức của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 57)

2 Điều chỉnh

2.2.2.3- Hiện trạng về đạo đức của nguồn nhân lực

Đạo đức của nguồn nhân lực được thể hiện qua việc chấp hành luật pháp về lao động của nguồn nhân lực với các hiện trạng sau:

 Ý thức chấp hành kỷ luật lao động của nguồn nhân lực

Người lao động trước khi vào doanh nghiệp làm việc, hầu hết đều tham gia khóa học đào tạo cơ bản về nội dung luật Lao động tại các Trung tâm giới thiệu việc làm. Khi hồn thành xong khóa học (ngắn hạn) này, người lao động sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học luật Lao động. Giấy chứng nhận này cũng là một trong những yêu cầu mà người lao động (chủ yếu là LĐPT) cần phải có khi nộp hồ sơ xin việc làm tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi đã trúng tuyển vào làm việc, thời gian đầu doanh nghiệp thông thường sẽ đào tạo, giới thiệu cho người lao động về hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hướng dẫn quy định của doanh nghiệp bao gồm nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể (Xem kết quả điều tra thực tế về việc phổ biến đến người lao động quy định của các doanh nghiệp trong bảng 2.19). Vì thế, các nội dung cơ bản về luật LĐ, người lao động đã được trang bị trước và trong suốt quá trình làm việc tại các DN. Tuy nhiên, khơng vì thế mà ý thức chấp hành kỷ luật lao động của nguồn nhân lực luôn đạt yêu cầu. Theo thống kê của Sở Lao động – TBXH ĐN, trong năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh ĐN đã xảy ra 148 vụ đình cơng tập thể tại các doanh nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp xảy ra đình cơng lần thứ 2.

Riêng tại khu công nghiệp Amata đã xảy ra 18 vụ đình cơng, trong đó có 4 doanh nghiệp để xảy ra đình cơng lần thứ 2. Hầu hết các vụ đình cơng này đều mang tính tự phát từ phía một nhóm người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Các cuộc đình cơng này đều khơng tn thủ đúng theo trình tự của luật định.

Bảng 2.19: DN phổ biến quy định của công ty Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn Số trả lời Có 87 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

Ngoài ra, theo số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai trong năm 2010, trong tổng số lao động giảm tại các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Amata là 6.618 người, thì có 272 người giảm (chiếm tỷ lệ 4,11%) với lý do vi phạm kỷ luật lao động của doanh nghiệp (bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật sa thải).

Có 3 lý do doanh nghiệp xử lý kỷ luật sa thải người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động là:

Một là, người lao động vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật

Lao động (Có hành vi trộm cắp, tham ơ, tiết lộ bí mật cơng nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp).

Hai là, người lao động vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật

LĐ (Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm).

Ba là, người lao động vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật

Lao động (Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà khơng có lý do chính đáng).

Kết quả điều tra thực tế đã minh họa 3 lý do người lao động vi phạm (theo khoản 1, Điều 85 của Bộ luật Lao động) dẫn đến người lao động bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật sa thải theo mức độ phổ biến giảm dần là:

Thứ nhất là lỗi vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật LĐ; Thứ hai là lỗi vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật LĐ (chủ

yếu là lỗi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp);

Thứ ba là lỗi vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 85 của Bộ luật LĐ.

Bảng 2.20 cho biết lý do DN xử lý kỷ luật sa thải người LĐ nhiều nhất; Phụ lục 2 (C17.2 và C17.3) thể hiện 2 lý do còn lại để DN sa thải người LĐ.

Bảng 2.20: Lý do DN xử lý kỷ luật sa thải nhiều nhất

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn Số trả lời Vi phạm điểm a, khoản 1,

Điều 85 của BLLĐ 8 9,2 9,9 9,9 Vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 85 của BLLĐ 73 83,9 90,1 100,0 Tổng cộng 81 93,1 100,0 Không trả lời 6 6,9 Tổng cộng 87 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

 Tình hình chấp hành quy định luật pháp về lao động của DN Đến thời điểm 31/12/2010, có 118 doanh nghiệp trong KCN Amata. Trong số này có 94 DN đang hoạt động; 3 DN đang xây dựng; 19 DN đang triển khai dự án; và 2 DN đang tiến hành thủ tục giải thể chấm dứt hoạt động.

Trong số 118 doanh nghiệp tại KCN Amata, có 97 DN đã tiến hành ký nội quy lao động của công ty; 44 DN cùng ban chấp cơng đồn cơ sở của đơn vị tiến hành ký thỏa ước lao động tập thể.

Cũng trong số 118 doanh nghiệp tại KCN Amata, có 75 DN đã thành lập cơng đồn cơ sở của đơn vị và 53 DN thành lập hội đồng hòa giải của đơn vị.

Về việc tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, các DN đã thực hiện như sau:

HĐ không xác định thời hạn: 11.518 người/ 25.657 người HĐ xác định thời hạn từ 1 – 3 năm: 13.133 người/ 25.657 người HĐ dưới 1 năm: 1.006 người/ 25.657 người Nhìn chung, các DN trong KCN Amata đều chấp hành đúng các quy định của luật pháp về lao động. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, các DN đều ban

hành nội quy lao động của công ty. Tiếp theo là tiến hành thành lập cơng đồn cơ sở, thành lập hội đồng hòa giải và cuối cùng là thỏa thuận cùng ban chấp hành cơng đồn cơ sở để ký thỏa ước lao động tập thể. Song song với việc ký hợp đồng lao động với toàn bộ người lao động làm việc, các DN đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về việc đóng bảo hiểm cho người lao động (BHXH, BHYT và BHTN) theo luật định.

Tuy nhiên, trong năm 2010 vẫn có một số DN để xảy ra tình trạng đình cơng của người lao động (18 vụ đình cơng). Theo số liệu thống kê từ Sở Lao động – TBXH Đồng Nai, các vụ đình cơng đó xảy ra ở các DN thuộc các quốc gia đầu tư trong KCN Amata là: Hàn Quốc: 4 vụ (trong đó có 1 DN đình cơng 2 lần);

Trung Quốc (Hong Kong): 3 vụ (trong đó có 1 DN đình cơng 2 lần); Singgapore: 3

vụ (trong đó có 1 DN đình cơng 2 lần); Nhật Bản: 3 vụ; Bristish Virgin Islands: 2 vụ (trong đó có 1 DN đình cơng 2 lần); Đài Loan: 2 vụ; Channel Islands: 1 vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)