Theo nơi cƣ trú: quản lý lao động nhập cư (ngoại tỉnh)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 81 - 83)

n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy

3.2.1.4- Theo nơi cƣ trú: quản lý lao động nhập cư (ngoại tỉnh)

Như đã phân tích và đánh giá trong chương 2, nguồn cung LĐ tại chỗ (trong tỉnh) ngày càng khan hiếm, dẫn đến các DN trong KCN Amata cũng như các DN trong các KCN Đồng Nai buộc phải tuyển dụng LĐ nhập cư (ngoại tỉnh). LĐ nhập cư đã mang đến những tác động tích cực, những cũng tạo ra những hệ lụy cần phải giải quyết. Vì vậy, vấn đề quản lý lao động nhập cư không chỉ riêng ở KCN Amata, mà ở các KCN Đồng Nai, là một bài tốn phức tạp, mang tính vĩ mơ đặt ra cho các ngành chức năng của Đồng Nai trong lĩnh vực quản lý, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, định hướng thị trường LĐ, ổn định nguồn lao động và có những

chính sách kịp thời trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề và giáo dục đạo đức về việc ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong công việc, việc làm). Với chức năng định hướng phát triển nguồn nhân lực về số lượng, đề xuất một số giải pháp để thực hiện phát triển nguồn nhân lực về số lượng đối với việc quản lý lao động nhập cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

 Quản lý lao động kết hợp với quản lý cư trú, di chuyển đối với những người từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc trong khu công nghiệp Amata nói riêng, các khu cơng nghiệp Đồng Nai nói chung, đang tạm trú tại các địa phương có khu cơng nghiệp. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích cơng cộng cho lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc ổn định như là xây dựng nhà nghỉ, phòng trọ, trường học, trường mẫu giáo, chợ, siêu thị, … Cơ quan Công an địa phương (phường, xã) cần tăng cường quản lý, giám sát lao động nhập cư qua việc đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng hoặc diện KT3. Qua đó, ngành Cơng an cần phải liên thơng với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động như Ban Quản lý các KCN Đồng Nai (qua các buổi họp giao ban định kỳ, trao đổi giữa các ban ngành, hoặc gửi công văn bằng văn bản), cùng phối hợp với các DN hoạt động trong KCN, để cơ quan quản lý LĐ cập nhật, nắm bắt kịp thời nguồn LĐ nhập cư, từ đó có những dự báo, chính sách định hướng và điều phối kịp thời trong quan hệ LĐ, giúp ổn định nguồn lao động cho KCN.

 Cơ quan địa phương, (phường, xã, công an khu vực) quản lý địa bàn KCN cần phối hợp với các DN hoạt động trong KCN Amata tổ chức định kỳ các cuộc gặp mặt, trao đổi hội đồng hương cho các LĐ ngoại tỉnh. Qua các cuộc sinh hoạt này, các DN cũng như cơ quan quản lý nhà nước sẽ có được cơ sở dữ liệu về lao động nhập cư làm việc trong KCN khá đầy đủ và chính xác; đồng thời gián tiếp tạo được đời sống tinh thần cho những người LĐ xa quê, cũng như nắm bắt được tình hình an ninh trật tự trong KCN và trong địa bàn sinh sống.

 Quản lý lao động từ nơi đi đến Đồng Nai: các ngành chức năng, cụ thể là ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cần tạo mối liên hệ, gắn kết với các địa phương khác trong cả nước để xây dựng một thị trường lao động, số lượng nguồn nhân lực năng động nhằm định hướng cơ cấu lao động nhập cư. Tổ chức đưa lao

động từ các tỉnh đến Đồng Nai thông qua các chương trình hợp tác với các tỉnh một cách có hệ thống, giúp công tác quản lý lao động tạm trú được thuận lợi và chặt chẽ hơn, đồng thời có điều kiện để hỗ trợ người lao động thực hiện các quy định về cư trú, giải quyết việc làm cũng như thụ hưởng một số chính sách xã hội có liên quan.

 Cơng tác tun truyền: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật pháp cho người lao động nhập cư, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với địa phương.

 Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động “chất xám”, giảm bớt sử dụng lao động giản đơn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch sang các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu; phát triển các ngành dịch vụ cao, hỗ trợ sản xuất.

 Đẩy mạnh chương trình liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước, khuyến khích các doanh nghiệp ở Đồng Nai đầu tư phát triển các ngành nghề thu hút lao động ra các tỉnh nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động trong độ tuổi, góp phần giảm áp lực về tăng cơ học cho Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)