Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 92 - 93)

n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy

3.3.1- Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho các khu vực kinh tế phát triển, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân làm giàu chính đáng. Đặc biệt là tạo mơi trường đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế để phát triển một bộ phận lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại.

UBND tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục phát triển chương trình tái cấu trúc kinh tế gắn tái cấu trúc nhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển các ngành nghề thâm dụng lao động theo cơ cấu hợp lý.

Đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngồi (FDI, ODA…) để đổi mới cơng nghệ, tạo ra thêm nhiều việc làm nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước để tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo mở thêm việc làm cho người lao động.

Đối với công tác đào tạo chú trọng định hướng các trường dạy nghề xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn đầu ra chung cho từng ngành đáp ứng được yêu cầu xã hội. Chú trọng tăng cường sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa công tác hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực tập gắn cụ thể với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và xã hội.

Các DN cần thực hiện tốt chế độ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, phối hợp với tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực về nhu cầu tuyển dụng lao động theo số lượng và cơ cấu ngành nghề sử dụng lao động ngắn hạn và trung hạn. Từ đó, các cơ quan nhà nước sẽ hoạch định chính sách về nhân lực, để hạn chế tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt lao động, hoặc thông tin tuyển dụng lao động mà nhà nước chưa quản lý được chặt chẽ nhu cầu và thơng tin, kể cả chính sách sử dụng lao động.

Vấn đề tiền lương – thu nhập của người lao động, cũng là u cầu ln cần các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy của nhà nước và sự quan tâm cải thiện của doanh nghiệp để thu hút và ổn định lực lượng lao động làm việc tại KCN.

Để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động của các cơ quan quản lý nhà nước được hiệu quả, nên có quy định rõ ràng và cụ thể về quyền lợi và trách

nhiệm của chủ doanh nghiệp cũng như người lao động trong việc học tập, nghiên cứu và thực hiện pháp luật lao động.

Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nên có văn bản hướng dẫn những nội dung trọng tâm cần tuyên truyền trong năm, để Sở Lao động – TBXH làm căn cứ triển khai thực hiện đảm bảo nội dung và yêu cầu.

Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí tại KCN, qua đó trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật cho người LĐ, giúp người LĐ nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về LĐ, nhằm tạo sự ổn định trong quan hệ lao động và giúp người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)