n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy
3.2.2.2- Về thể lực: chú trọng bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nguồn nhân lực.
nhân lực.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, với xu thế chuẩn hóa, quốc tế hóa về những tiêu chuẩn tổ chức lao động và điều kiện làm việc. Cụ thể là những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định bởi tính năng của máy móc cơng nghệ thiết bị trong nhiều ngành cơng nghiệp địi hỏi người lao động cần có tầm vóc và thể lực tốt để vận hành tốt công suất của máy móc thiết bị. Thực tế, theo số liệu của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), chỉ số HDI (thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển con người trên các mặt thu nhập, tri thức và sức khoẻ), trong đó có tuổi thọ của người Việt Nam, có tăng lên trong những năm qua, điều này chứng tỏ sức khỏe của người Việt Nam có tốt hơn nhưng chưa có số liệu chính thức nào khẳng định tầm vóc, thể lực của người lao động tốt hơn.
Các giải pháp có thể áp dụng đồng bộ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho NNL làm việc tại các DN trong KCN Amata là:
Một là, cần tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ số giờ tăng ca của người
lao động nhằm tránh việc DN yêu cầu hoặc để người lao động tăng ca quá mức quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng (xấu) đến sức khỏe, cũng như an toàn lao động trong doanh nghiệp. Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cần phối hợp cùng Sở Lao động – THXH thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền cho DN cũng như người LĐ tuân thủ quy định của Bộ luật LĐ về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
Hai là, quan tâm đến chế độ ăn giữa ca của người lao động cả về số
lượng cũng như chất lượng suất ăn. Cơng đồn KCN phối hợp với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở của DN cần có ý kiến khuyến nghị với người sử dụng lao động của
DN khơng nên vì chú tâm chạy theo lợi nhuận, dẫn đến tiết kiệm chi phí, làm cho giá thành suất ăn không đảm bảo (thấp hơn) so với mặt bằng chi phí chung của thị trường. Song song đó, Trung tâm Y tế KCN thuộc Sở Y tế ĐN cần tổ chức giám sát chất lượng bữa ăn (về chế độ dinh dưỡng) của người LĐ tại DN thông qua việc kiểm tra an toàn vệ sinh bếp ăn; đồng thời yêu cầu triệt để DN chỉ nên ký hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho người LĐ làm việc trong DN với các cơ sở, công ty hay DN cung cấp suất ăn có uy tín, có thương hiệu, nhằm tránh tình trạng ngộ độc thức ăn; và qua đó đảm bảo được chất lượng cần thiết cho người lao động làm việc hiệu quả.
Ba là, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định. Các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Amata đều có tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, để quan tâm đúng mức đến sức khỏe của người lao động, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động, doanh nghiệp còn phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Về vấn đề này, phải có sự hợp tác một cách chặt chẽ của ba bên là Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, Trung tâm Y tế khu cơng nghiệp - cơ quan y tế của nhà nước - cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền và phổ biến thông tin để các doanh nghiệp tránh “nhầm lẫn” giữa khám sức khỏe định kỳ với khám bệnh nghề nghiệp, dẫn đến người lao động bị thiệt thịi và (có thể) ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài trong suốt quá trình người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Bên cạnh việc nâng cao sức khỏe cho nguồn nhân lực, cần song hành đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống cho nguồn nhân lực cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Họ cần được quan tâm chăm lo cho việc ăn, việc ở ngày càng tốt hơn. Người lao động có thời gian vui chơi, giải trí để tái sản xuất sức lao động. Khi mà những nhu cầu về chất, tinh thần của họ được đảm bảo, thì họ có thể chun tâm vào hoạt động sáng tạo, hồn thành tốt cơng việc của mình. Giải pháp cho vấn đề này là cơng đồn cấp trên (cơng đồn KCN) nên phối hợp với cơng đồn cơ sở của các DN trong KCN Amata tổ chức hội thao truyền thống, định kỳ trong nội bộ từng DN, và toàn KCN Amata; nhằm tạo ra một “sân chơi” lành mạnh, bổ ích, giúp người lao động giảm căng thẳng, xua đi sự nhọc nhằn trong công việc để phục hồi sức khỏe.