n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy
3.3.2- Kiến nghị đối với các trƣờng, cơ sở đào tạo nghề
Cần tăng cường tiếp cận thông tin nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, trình độ nghề, ngành nghề, quy mô, số lượng. Đây cũng là trách nhiệm của các tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm góp phần với nhà trường, cơ sở đào tạo.
Nắm được thông tin về người học, nhu cầu việc làm, điều kiện và khả năng học, tư vấn, hỗ trợ đào tạo.
Gắn bó với DN, xã hội trong quá trình đào tạo như mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ thực tập, nội dung đào tạo, phối hợp đào tạo theo kế hoạch.
Mở rộng thông tin cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động về hoạt động đào tạo của nhà trường, cơ sở đào tạo. Đồng thời, phát triển mạnh các hoạt động quan hệ doanh nghiệp và kế hoạch thực tập cho sinh viên, học sinh.
Thường xuyên tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động; ngày hội nghề nghiệp – việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm cho học viên chú trọng việc làm bán thời gian, thời vụ.
Chất lượng đào tạo cần được nâng cao, đặc biệt cần kiểm soát đầu ra của đào tạo các bậc học, tránh tình trạng “học giả, bằng thật”, cứ đánh trống, ghi tên đầy đủ thời gian là được nhận bằng; khơng nên có khuynh hướng quá chú trọng đến phát triển về số lượng mà hạ thấp chất lượng.
Công tác định hướng nghề nghiệp cần được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống từ bậc phổ thông đến bậc đại học, đảm bảo cho người học có một định
hướng đúng đắn về ngành nghề theo đuổi, từ đó xác định mục đích học tập rõ ràng. Có như vậy mới khắc phục được những nhược điểm chủ quan của nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao thực sự, đáp ứng các yêu cầu, địi hỏi của cơng việc và cuộc sống.
Huy động các chuyên gia của các DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh, sinh viên.