n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy
3.3.4- Kiến nghị đối với ngƣời lao động (học viên, sinh viên)
Tìm hiểu thị trường lao động, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện làm việc, ngành nghề đào tạo.
Chọn nghề, việc làm, ngành nghề, bậc học phù hợp năng lực, sở trường, điều kiện học tập.
Tự rèn luyện kỹ năng nghề, ngoại ngữ. Xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Xây dựng được giá trị năng lực hành nghề.
Kết luận chƣơng 3
Qua phân tích nội dung của chương 3, luận văn đã nêu ra những phương hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho KCN Amata đến năm 2020, trong đó đã cho thấy được quan điểm; mục tiêu; dự báo được cung – cầu nguồn nhân lực; trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và các kiến nghị cho việc phát triển nguồn nhân lực tại KCN Amata đến năm 2020.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho KCN Amata đến năm 2020 bao gồm 2 nhóm:
Một là, nhóm giải pháp nhằm phát triển NNL về mặt số lượng bao gồm:
Theo lĩnh vực hoạt động của DN: giải quyết tình trạng thiếu hụt NNL bằng việc cơ cấu lại NNL theo ngành kinh tế thông qua việc cấp giấy phép đầu tư mới đối với các dự án có chọn lọc.
Theo nhóm tuổi: ưu tiên tuyển dụng lao động lớn tuổi.
Theo giới tính: cân bằng, bình đẳng trong giới tính khi tuyển chọn LĐ. Theo nơi cư trú: quản lý lao động nhập cư (ngoại tỉnh).
Hai là, nhóm giải pháp nhằm phát triển NNL về mặt chất lượng bao gồm:
Về trí lực: nâng cao trình độ học vấn nguồn nhân lực; nâng cao trình độ nghề, chun mơn kỹ thuật cho NNL; và nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Về thể lực: chú trọng bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nguồn nhân lực. Về đạo đức: nâng cao ý thức chấp hành luật pháp về lao động của nguồn nhân lực và doanh nghiệp.
Các kiến nghị được đưa ra đối với cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; các trường, cơ sở đào tạo nghề; các doanh nghiệp và người lao động (học viên, sinh viên).
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã giải quyết được các vấn đề về việc phát triển nguồn nhân lực tại KCN Amata như sau:
Một là, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn
nhân lực.
Hai là, phân tích được thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại KCN Amata –
tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua; nêu ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó.
Ba là, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho
KCN Amata – tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị về việc phát triển nguồn nhân lực cho KCN Amata – tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 đối với các cơ quan quản lý nhà nước; các trường, cơ sở đào tạo nghề; các DN hoạt động trong KCN và đối với người lao động.
Việt Nam vốn tự hào bởi có nguồn nhân lực “dồi dào” và rẻ. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và “thừa thầy, thiếu thợ”… Tình trạng này kéo dài khá lâu nhưng đến khi Việt Nam tham gia vào sân chơi tồn cầu, thì nguy cơ đối mặt với việc “thua trắng” khi nguồn nhân lực dồi dào của chúng ta một thời là lợi thế cạnh tranh, lại trở thành lực cản chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Vì vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với các kết quả đạt được của luận văn cao học “Phát triển nguồn nhân lực
cho Khu công nghiệp Amata – tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”, tác giả rất mong
muốn được góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triển chung về nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như giới hạn về kiến thức, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.