Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 103)

Nhà Nước của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005-2011: 2.2. 1 Phân tích biến động của chỉ số PCI : Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa : Năm Điểm tổng hợp (PCI) Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành 2005 54.08 29/43 Tương đối thấp 2006 55.33 20/64 Khá 2007 52.42 40/64 Trung bình 2008 52.12 36/64 Trung bình 2009 58.66 30/63 Khá 2010 56.75 40/63 Khá 2011 59.11 34/63 Khá

(Nguồn : tổng hợp từ báo cáo của VCCI)

54.08 55.33 52.42 52.12 58.66 56.75 59.11 29 20 40 36 30 40 34 48 50 52 54 56 58 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 điểm tổng hợp xếp hạng

Qua biểu đồ ta thấy: trong những năm gần đây, điểm số PCI của tỉnh Khánh Hòa tuy có cải thiện hơn những năm trước nhưng không đáng kể, tuy điểm số tăng

giảm liên tục qua các năm nhưng sự biến động này không lớn. Cụ thể, năm 2005

trong 43 tỉnh thành điều tra, PCI Khánh Hòa đạt 54.08 điểm xếp hạng thứ 29/43 nằm trong nhóm tương đối thấp. Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy năm 2008 có điểm số thấp nhất, tụt 16 bậc so với năm 2006 nằm trong nhóm trung bình; xếp hạng thứ

36 trên tổng thể 64 tỉnh thành với số điểm là 52.12 điểm. Kế đến là năm 2007 giảm

2.91 điểm và tụt 20 bậc so với năm 2006 với điểm số là 52.42 điểm nằm trong nhóm trung bình. Năm 2010 giảm 1.91 điểm so với năm 2009 (58.66 điểm, thứ 30/63); đạt 56.75 (thứ 40/63), trong đó thấp nhất là điểm số của chỉ số thành phần

tính năng động của tỉnh (3.37 điểm). Năm 2011 chỉ số PCI của Khánh Hòa đã có sự

cải thiện hơn so với năm 2010; tăng 6 bậc so với năm 2010 đạt thứ hạng 34/63 với

điểm số 59.11, được xếp vào nhóm khá trong đó có một số chỉ tiêu được đánh giá

tốt hơn như tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Tỉnh và đào tạo lao động. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu vẫn còn ở mức thấp như: khả năng tiếp cận đất đai tính

minh bạch về thông tin, dịch vụ hỗ trợ DN.

Có thể nói hai năm 2009 và 2011 điểm số của tỉnh là cao nhất từ trước tới

nay trong đó đào tạo lao động của tỉnh Khánh Hòa cao hơn so với các tỉnh khác trong cả nước. Điều này cho thấy Khánh Hòa đã quan tâm chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Điểm số

của chỉ số thành phần cao góp phần cải thiện điểm của chỉ số tổng hợp (PCI) của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên một số lĩnh vực khác thì tỉnh lại chưa có sự quan tâm

và đầu tư.

2.2. 2 Phân tích biến động của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy

định của Nhà Nước từ kết quả công bố của VCCI: 2.2.2.1 Phân tích biến động chung qua các năm :

Biểu đồ 2.2 : Xếp hạng chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của

Nhà Nước qua 5 năm 2006 -2011

Điểm số của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà

nước của tỉnh Khánh Hòa được thể hiện qua biểu đồ 2 và qua biểu đồ trên em có một số nhận xét sau:

Điểm số của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước

năm 2006 đạt 5.37 điểm; thấp nhất so với các năm tiếp sau đó. Năm 2006 mới chỉ là năm thứ 2 thực hiện đánh giá năng lực điều hành cấp tỉnh thông qua chỉ số

PCI và là năm đầu tiên điều tra trên cả 64 tỉnh thành nên nhiều tỉnh vẫn chưa cho đây là chỉ số phản ánh đúng chất lượng điều hành của tỉnh (địa phương). Vì vậy mà sự quan tâm và nổ lực để cải thiện chất lượng điều hành nhằm nâng cao chỉ

số PCI nói chung và chỉ số chi phí thời gian nói riêng chưa được chú trọng tích cực. Nhìn một cách tổng quan về điểm số chỉ số chi phí thời gian của cả nước

năm 2006 có thể nói điểm số này không cao, điểm trung vị chỉ đạt 4.42 điểm. Do

đó mà với điểm số 5.37 chỉ số chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà

nước của tỉnh Khánh Hòa vẫn được xem là có điểm số cao. Năm 2007 là năm có điểm số cao nhất trong 5 năm đánh giá chỉ số chi phí thời gian của tỉnh Khánh Hòa, tình hình có cải thiện hơn với số điểm 7.13 điểm tăng 1.76 điểm so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà

đánh giá của nhiều doanh nghiệp về chính quyền tỉnh cũng kém lạc quan hơn, điểm của chỉ số giảm 1.63 điểm so với năm trước chỉ còn 5.50 điểm.

Những năm về sau chỉ số được cải thiện theo chiều hướng tăng và điểm trung vị của chỉ số cũng cao hơn trước đạt 6.70 điểm (năm 2011)

Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước của tỉnh Khánh Hòa năm 2010 và 2011 có điểm số không thay đổi và có bước tiến tốt so với năm 2009 cụ thể tăng 0.37 điểm từ 6.71 điểm lên 7.08 điểm. Đề án 30 của Chính phủ về cải cách hành chính; thực hiện cơ chế một cửa liên thông

được đưa ra thúc đẩy chính quyền địa phương thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính do đó làm cho chi phí thời gian và thủ tục hành chính của

DN được giảm bớt. Các doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về bộ máy hành chính của chính quyền địa phương và điểm đánh giá cũng cao hơn.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy

định của Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005- 2011

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khánh Hòa 14.00% 20.65% 21.78% 25.93% 14.20% 19.00% 19.50% % DN tốn trên 10% thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính Trung Vị 13.67% 21.24% 21.87% 22.99% 15.40% 19.00% 11.27% Khánh Hòa 2 1 2 1 1 1 1 Số cuộc thanh tra trung vị (tất cả các

cơ quan) Trung Vị 1 1 1 1 1 1 1

Khánh Hòa 4 3 2 3 2 2 4 Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế Trung Vị 7.5 8 8 8 5 4 4 Khánh Hòa 39.60% 40.68% 46.00% Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi

thực hiện Cải cách hành chính công Trung Vị 44.09% 44.83% 39.74% Khánh Hòa 28.71% 28.81% 24.00% Số lần đi xin dấu và xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC Trung Vị 30.23% 29.07% 23.75% Khánh Hòa 40.10% 58.47% 46.00% Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC Trung Vị 47.89% 45.60% 47.06% Khánh Hòa 24.26% 25.42% 26.00% Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục

giảm sau khi thực

hiện CCHCC Trung Vị 24.18% 21.21% 16.47%

Khánh Hòa 16.95% 31.00%

Không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi

Năm 2009 thời gian DN sử dụng để thực hiện các quy định hành chính của

Nhà nước có sự cải thiện, chỉ còn 14.2% DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để

thực hiện các quy định của Nhà nước tốt hơn năm 2006 (20.65%); 2007(21.78%) và năm 2008 (25.93%); hơn một số tỉnh như Quảng Trị (23.9%), Phú yên

(20.8%). Nhưng 2 năm sau, số DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện

các quy định của Nhà Nước lại tăng lên có đến 19% DN phải sử dụng hơn 10%

quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước( năm 2011).Điều này cho thấy vẫn còn nhiều DN mất nhiều thời gian để thực hiện các quy định hành chính của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này về phía bộ máy chính quyền có thể do không phổ biến rộng rãi những quy định chính sách mới đưa ra, việc

hướng dẫn thực hiện quy định không được đồng bộ dẫn đến việc có doanh nghiệp hiểu và làm đúng quy định nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không thể

nắm bắt được yêu cầu nên phải mất nhiều thời gian hơn để thực hiện theo đúng

những quy định đó.

Năm 2006 và năm 2007 tiến hành điều tra chất lượng điều hành của chính quyền địa phương trước và sau khi ban hành luật DN. Năm 2006 có đến 44.71% DN cho rằng số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi sau khi có luật

DN nhưng năm 2007 số lượng DN lại giảm đi chỉ còn 28.71% DN. Năm 2008

không đánh giá chất lượng điều hành trước và sau khi có luật DN mà thay vào đó là điều tra thay đổi trong 2 năm qua. Điều này là do kiểm định số liệu năm 2007 cho

thấy nhiều doanh nghiệp thậm chí không thể nhớ rõ thời kỳ trước khi luật Doanh nghiệp được ban hành và việc thay đổi cụm từ trên có thể là nguyên nhân dẫn đến tỉ

lệ % thấp hơn trong năm 2008. Do vậy, % DN cho rằng số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi trong 2 năm qua năm 2008 chỉ có 20.21% DN.

Bắt đầu năm 2009 việc thay đổi các chỉ tiêu nhằm đánh giá chỉ số chi phí thời gian có sự thay đổi. Chính sách cải cách hành chính được ban hành; việc tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác cải cách hành chính được thực hiện.

Tuy nhiên năm 2009 những cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Khánh Hòa vẫn

Năm 2009 chỉ có 39.60% DN cho rằng cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn

sau khi thực hiện cải cách hành chính công; 28.71% DN cho rằng số lần đi xin

dấu và chữ ký giảm; 40.10% cho rằng thủ tục giấy tờ giảm và chỉ tiêu phí lệ phí giảm được các DN đồng ý với tỉ lệ 24.26%. Năm 2010 các chỉ tiêu này đều tăng hơn so với năm 2009; trong đó tăng nhiều nhất là “chỉ tiêu thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công”, có đến 58.47% DN đồng ý, tăng

18.37% so với năm 2009.

Đến năm 2011, các chỉ tiêu về việc cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn,

phí lệ phí của các thủ tục sau khi thực hiện CCHCC được các DN đánh giá cao hơn năm 2010. Cụ thể năm 2011 có 46% DN cho rằng các bộ Nhà nước làm việc hiệu quả hơn (cao hơn giá trị trung vị là 39.74%) ; có 26% DN cho rằng phí lệ

phí của các thủ tục giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm và thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC không được các DN

đánh giá cao bằng năm 2010. Năm 2010 có đến 58.47% DN cho rằng thủ tục giấy tờ của tỉnh thì năm 2011 con số này giảm còn 46%; chỉ tiêu số lần đi xin dấu và xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC của năm 2011

lại giảm đến 4.81% so với năm 2010 ( từ 28.81% giảm còn 24%). Đây là 2 chỉ

tiêu liên quan nhiều nhất đến công cuộc cải cách thủ tục hành chính vì vậy chỉ

tiêu “không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHCC” của năm 2011

trở nên cao hơn rất nhiều so với năm 2010 từ 16.95% tăng lên 31%.

Kết luận : Trong tất cả các chỉ tiêu đo lường chỉ số chi phí thời gian thì có những chỉ tiêu tăng qua các năm và được các doanh nghiệp đồng ý nhiều như cán

bộ Nhà nước làm việc hiệu quả hơn; các loại phí và lệ phí của nhiều thủ tục giảm

nhưng mức tăng qua từng năm không đáng kể. Do đó, tỉnh cũng cần phải nổ lực hơn

nữa trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước, đồng thời giảm thiểu các loại phí của thủ tục để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.

Mặc khác, đối với những chỉ tiêu các doanh nghiệp cho rằng chưa có cải thiện

trong quá trình thực hiện như cơ sở hạ tầng chưa tương xứng để phục vụ cho công tác cải cách, đội ngũ cán bộ sử dụng thành thạo công nghệ thông tin chưa nhiều và

đáp ứng được yêu cầu. Do đó tỉnh cần quan tâm và nổ lực nhiều hơn nữa để có những biện pháp khắc phục, tạo cái nhìn lạc quan cho doanh nghiệp trong vấn đề sự

vụ giấy tờ và mang đến sự thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đến với chính quyền các cấp sở ban ngành. Bên cạnh đó, những quy định chính sách của Nhà nước đưa ra

phải được triển khai một cách rõ ràng có kế hoạch nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt mà không tốn qua nhiều thời gian của nhà lãnh đạo DN.

2.2.2.2 So sánh chỉ số với cả nước :

Bảng 2.4: Xếp hạng điểm số chỉ số chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước trong cả nước năm 2006-2011:

Năm Điểm số Thứ hạng 2006 5.37 7 2007 7.13 14 2008 5.5 28 2009 6.71 25 2010 7.08 13 2011 7.08 21

(Nguồn : tổng hợp từ báo cáo của VCCI)

Nhận xét: năm 2006 chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của

Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa xếp thứ hạng 7/64 so với cả nước. Sở dĩ điểm số không cao nhưng vị thứ xếp hạng lại cao như thế là do năm 2006 mới là năm thứ 2 tiến hành đánh giá năng lực điều hành của tỉnh, vì thế hầu như các tỉnh thành chưa quan tâm đến kết quả đánh giá chỉ số này. Bên cạnh đó, chưa có đề án 30 của Chính phủ về thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa liên thông nên thủ

tục giấy tờ hành chính còn là một vấn đề gây tốn kém chi phí của doanh nghiệp .

Theo điều tra của VCCI thì điểm số cao nhất cả nước chỉ đạt 7.12 điểm (Bình

điểm, Khánh Hòa có thể xếp thứ hạng 7 trên 64 tỉnh thành. Đây là kết quả tốt có thể

cho thấy, trong khi các tỉnh thành khác có điểm số không cao thì Khánh Hòa được các doanh nghiệp đánh giá tốt về mặt thủ tục hành chính trong thời điểm này. Nhìn trên bảng số liệu ta có thể thấy, càng về sau tỉnh không còn giữ được thứ hạng cao trên cả nước, thấp nhất so với các năm là thứ hạng 28/64 của năm 2008; giảm 14 bậc so với năm 2007. Năm 2010 có cải thiện hơn những năm 2007, 2008 và 2009 từ

vị trí thứ 25 (năm 2009) leo lên vị trí thứ 13 tăng 12 bậc so với năm trước, điểm số

của chỉ số có cải thiện hơn. Năm 2011 vẫn giữ nguyên điểm số 7.08 như năm 2010 nhưng vị thứ của chỉ số lại tụt xuống vị trí 21, giảm đến 8 bậc so với năm

2010. Nguyên nhân tụt giảm vị thứ này có thể do năm 2011 các tỉnh khác có sự

cải thiện chỉ số này tốt hơn; điểm số trung vị cao hơn năm 2010 có nghĩa là mặt bằng điểm chung trên cả nước tăng lên nên một số tỉnh khác có số điểm cao hơn

Khánh Hòa như Quãng Ngãi, Hải Dương, Thừa Thiên Huế… đã vượt thứ hạng của tỉnh. Vì vậy mà điểm số không thay đổi nhưng thứ hạng lại tụt xuống.

Kết luận: Sự tăng giảm điểm số và thứ hạng liên tục của tỉnh Khánh Hòa so với cả nước có thể thấy rằng mặc dù có cải thiện về chỉ số nhưng cách làm của tỉnh vẫn chưa thật sự đi sâu để giải quyết triệt để các vấn đề về thủ tục hành chính. Tỉnh vẫn chưa thực hiện những cải cách một cách chủ động và quyết tâm,

do đó mà để giữ được điểm số và thứ hạng cao một cách ổn định cần một đội ngũ quản lý và công chức có nhận thức và hiểu rõ được tầm quan trọng của cải

cách hành chính nói riêng và thu hút đầu tư thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển nói chung. Chú trọng nhiều hơn nữa những kết quả mà nhóm nghiên cứu PCI đã mang lại để luôn biết được vị trí của tỉnh so với cả nước nhằm có những bước đi đúng đắn để cải thiện những mặt còn hạn chế mà tỉnh đang gặp phải.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)