Xét về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế- xã hội thì Quảng Ninh và Bình Định được xem là 2 tỉnh có sự tương đồng với Khánh Hòa, trong đó
Bình Định là tỉnh cạnh tranh với Khánh Hòa vì những đặc điểm sau :
Là đô thị loại 1 thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với thành phố Quy
Nhơn-một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cũng như Khánh Hòa mục tiêu của Bình Định năm 2020 là trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16%/năm; đưa tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 40%. Kim ngạch xuất khẩu từ
SXCN đạt khoảng 650 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 – 2020 là 17%/năm; đưa tỷ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 43%. Kim ngạch xuất khẩu từ SXCN đạt khoảng 1.200 triệu USD.
Cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế như : Sân
bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía bắc đã và đang mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 386 km
đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển; tuyến đường phía Tây tỉnh đang được xây dựng nối từ An Nhơn đến Hoài Nhơn tạo điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội và khai thác tiềm năng vùng đồi núi của tỉnh. Ngoài ra còn có nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng và thu hút đầu tư rất lớn, hứa hẹn một tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh.
Như đã nói ở trên Quảng Ninh là tỉnh có sự tương đồng với Khánh Hòa bởi một số yếu tố sau :
Quảng Ninh là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng Cái Lân (đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có công suất thông qua cảng
15 triệu tấn/năm), Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa.
Sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại bậc nhất của cả nước, có
nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long. Với bờ biển dài, nhiều
bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 14.2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là Công nghiệp - xây dựng 46.3%; Nông - lâm -
ngư nghiệp 4.0%, Du lịch - dịch vụ 49.7%. Đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng 48.5%; Nông - lâm - ngư nghiệp 1.4%; Du lịch - dịch vụ 50.1%.
Do những điểm tương đồng trên đây nên đề tài quyết định chọn 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ninh để so sánh với Khánh Hòa nhằm đánh giá chất lượng
điều hành của chính quyền tỉnh so với 2 tỉnh này. Sự đánh giá được tiến hành dựa trên phân tích từng chỉ tiêu trong chỉ số qua các năm như sau :
Chỉ tiêu “%DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của
Nhà nước” :
%DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của NN
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% tỷ l ệ d o a n h n g h iệ p Quảng Ninh 13.33% 23.00% 19.35% 17.89% 10.70% 15.20% 12.10% Bình Định 14.29% 23.36% 28.46% 23.29% 14.50% 24.70% 11.80% Khánh Hòa 14.00% 20.65% 21.78% 25.93% 14.20% 19.00% 19.50% Trung Vị 13.67% 21.24% 21.87% 22.99% 15.40% 19.00% 11.27% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.6: %DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của NN của 3 Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và trung vị qua các năm
Nhận xét : Nhìn trên biểu đồ có thể thấy Quảng Ninh là tỉnh cho số % DN sử
dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước là thấp nhất và thấp hơn cả trung vị. Điều này có nghĩa là chính quyền của tỉnh đã rất nổ lực để
tạo điều kiện thuận lợi cho các DN không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện các
quy định, hạn chế sự gián đoạn quá trình hoạt động của DN. Trong khi Quảng Ninh có tỷ lệ %DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian thấp thì Bình Định lại là tỉnh có tỷ lệ %DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước là cao nhất trong 3 tỉnh thành và trung vị. Đáng chú ý là năm 2007 và 2010, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với 2 tỉnh còn lại, cách trung vị lần lượt là 6.59% và 5.7%. Qua những số liệu thể hiện trên biểu đồ một phần nào cũng nhắc nhở chính quyền cần chú trọng hơn trong vấn đề hỗ trợ DN thực hiện tốt các quy định của Nhà
So với 2 tỉnh thì Khánh Hòa nằm giữa với tỷ lệ xấp xỉ gần với trung vị. Trong
đó năm 2008 và 2011 có dấu hiệu không tốt với 25.93%( 2008) doanh nghiệp mất
hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước cao nhất so với 2 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định và trung vị. Năm 2011, trong khi các tỉnh có tỷ lệ % thấp gần với trung vị thì Khánh Hòa lại cách biệt rất lớn 8.23%. Điều này là không tốt vì có nhiều DN tham gia điều tra cho biết họ phải mất nhiều thời gian để thực hiện các
quy định của Nhà nước, gây cản trở và tốn kém cho DN. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do :
Việc ban hành hướng dẫn thực hiện luật chậm, chưa cụ thể hóa được các quy
định của Trung ương gây khó khăn cho quá trình thực hiện và tạo nhiều khe hở
trong quản lý điều hành.
- Một số cơ quan, đơn vị còn bị động, lúng túng trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc về chính sách, quy trình thủ tục hành chính.
- Những quy định mà tỉnh tiếp nhận và triển khai cho DN không rõ ràng hoặc không có kế hoạch hướng dẫn thực hiện cụ thể khiến DN gặp khó khăn trong quá
trình thực hiện từ đó mất nhiều thời gian.
- Chưa có sự đồng bộ giữa phần mềm một cửa phường, xã và phần mềm một cửa hiện đại của quận, huyện nên việc xử lý hồ sơ liên thông còn bị gián đoạn, chưa
thông suốt.
- Sự phối hợp giữa một số khâu trong quá trình xử lý chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả
Chỉ tiêu “Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm sau khi có luật” DN(% đồng ý) :
số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm sau khi có luật DN(% ) 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% tỷ l ệ d o a n h n g h iệ p Quảng Ninh 33.33% 41.00% 21.92% Bình Định 36.21% 52.69% 35.04% Khánh Hòa 39.13% 44.71% 28.71% Trung vị 40.00% 41.72% 22.86% 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.7: % đồng ý số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm sau khi có luật DN của tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và Trung vị giai đoạn 2005-2011
Nhận xét: sau khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời, nhóm nghiên cứu đã đưa chỉ
tiêu này vào để đánh giá mức tiến bộ mà các tỉnh đạt được về khía cạnh thời gian làm việc của chính quyền tỉnh nhưng do các doanh nghiệp không nhớ rõ thời điểm
ra đời của Luật doanh nghiệp nên sự đánh giá này đã không còn chính xác. Vì vậy,
năm 2008 thay bằng chỉ tiêu “số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi trong 2 năm qua” . Đến năm 2009, có thể do ý kiến của chuyên gia cho rằng chỉ tiêu
đó không còn ý nghĩa rõ ràng nên nhóm PCI đã quyết định bỏ chỉ tiêu này. Vì vậy tôi chỉ đánh giá chỉ tiêu này qua 3 năm 2005-2007.
Năm 2005 Khánh Hòa có số doanh nghiệp cho rằng “số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm” nhiều nhất nhưng không bằng với trung vị. Năm
giảm” của cả 3 tỉnh đều tăng so với năm 2005. Sự tăng đều này có thể giải thích do khi luật mới đưa ra tất cả các tỉnh đều tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc.Trong số các tỉnh tăng thì Bình Định là tỉnh cao nhất, số ngày làm việc với chính quyền địa phương được nhiều doanh nghiệp đánh giá là giảm, tiếp đến là Khánh Hòa và cả 2 tỉnh này đều cao hơn trung vị. So với 2 Bình Định và Khánh Hòa thì số doanh nghiệp cho rằng số ngày làm việc với chính quyền địa phương
giảm của Quảng Ninh thấp hơn. Năm 2007 số doanh nghiệp đồng ý với chỉ tiêu này
ở cả 3 tỉnh và trung vị đều giảm đáng kể, trong đó Khánh Hòa vẫn có tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý “số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm” cao hơn Quảng
Ninh nhưng kém so với Bình Định.
Chỉ tiêu “Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế”:
số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế
0 5 10 15 20 25 30 s ố g iờ t ru n g v ị Quảng Ninh 9 8 6 16 5 8 24 Bình Định 16 24 24.5 12 16 6 8 Khánh Hòa 4 3 2 3 2 2 4 Trung vị 7.5 8 8 8 5 4 4 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.8: Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế của 3 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và Trung vị giai đoạn 2005-2011
Nhận xét: Khánh hòa là tỉnh có thời gian thanh tra thuế ít nhất so với 2 tỉnh còn lại và so với trung vị. Trung bình chỉ mất 2 đến 3 giờ thanh tra kiểm tra thuế
của các doanh nghiệp mà cơ quan thuế dễ dàng theo dõi hoạt động thuế của doanh nghiệp thường xuyên và kịp thời nắm bắt được tình hình hồ sơ sổ sách của doanh nghiệp. Do đó mà khi tiến hành thanh tra cũng mất ít thời gian hơn.
Trong những năm đầu của giai đoạn điều tra PCI, cho thấy DN tại Bình Định mất rất nhiều thời gian cho hoạt động thanh tra thuế của cơ quan thuế. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí có doanh nghiệp đình trệ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian thanh tra kiểm tra. Từ năm 2008 tuy có
cải thiện nhưng số giờ thanh kiểm tra vẫn còn cao hơn trung vị nhiều.
Năm 2011, thời gian làm việc với thanh tra thuế của cả 3 tỉnh đều tăng so với
năm 2010 nhưng trung vị lại không thay đổi và Quảng Ninh lại là tỉnh tăng đột biến gấp 3 lần năm trước và thời gian làm việc với thanh tra thuếở tỉnh Khánh Hòa cũng
có dấu hiệu xấu đi, tăng gấp đôi năm 2010.Nguyên nhân của vấn đề thời gian thanh tra thuế này một phần do cách thức làm việc của cơ quan thuế, những rào cản trong quá trình khai thuế qua mạng, nhưng mặc khác còn tùy thuộc vào tình hình sổ sách chứng từ của từng doanh nghiệp.
Chỉ tiêu “Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHCC”
(%đồng ý) :
cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHCC 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% tỷ l ệ d o a n h n g h iệ p Quảng Ninh 40.35% 55.28% 43.21% Bình Định 54.69% 50.83% 45.24% Khánh Hòa 39.60% 40.68% 46.00% Trung Vị 44.09% 44.83% 39.74% 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.9: % đồng ý “các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi
thực hiện CCHCC của tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và trung vị qua 3 năm
Nhận xét: Năm 2010 có nhiều doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước tại địa
phương làm việc hiệu quả hơn năm 2009. Tuy nhiên Khánh Hòa là tỉnh có tỷ lệ thấp nhất so với 2 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định và cả trung vị. Điều đáng mừng là sang
năm 2011 có 46% doanh nghiệp tham gia điều tra tại Khánh Hòa cho rằng cán bộ nhà nước của địa phương làm việc hiệu quả hơn, tăng so với mức 40.68% năm 2010, 39.60% năm 2009 vượt lên cả Quảng Ninh, Bình Định và trung vị. Tuy nhiên sự tăng lên không đáng kể do mẫu điều tra VCCI lựa chọn là quá ít so với số lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, giá trị trung vị của
việc của cán bộ Nhà nước ở nhiều tỉnh thành theo cảm nhận của doanh nghiệp đều giảm trong đó không ngoại trừ Quảng Ninh và Bình Định.
Chỉ tiêu “số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi thực hiện CCHCC” (%có) :
số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi CCHCC (% có)
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% tỷ l ệ d o a n h n g h iệ p Quảng Ninh 23.98% 32.52% 32.10% Bình Định 35.42% 28.33% 23.81% Khánh Hòa 28.71% 28.81% 24.00% Trung vị 30.23% 29.07% 23.75% 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.10: % đồng ý số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi thực hiện CCHCC của các tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và trung vịgiai đoạn 2009- 2011.
Nhận xét: Năm 2009 Khánh Hòa có tỷ lệ %DN cho rằng “số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm” cao hơn Quảng Ninh 4.73% nhưng thấp Bình Định 6.71% và thấp hơn mức trung vị. So với năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng sau khi thực hiện CCHCC việc giảm số lần đi xin dấu và chữ ký của năm 2011 ở cả 3 tỉnh
đều thấp hơn. Nguyên nhân của tình trạng đi lại nhiều lần này do:
Doanh nghiệp chưa có đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ để được cấp dấu và chữ ký theo quy định.
Người chịu trách nhiệm đóng dấu và ký giấy tờ cho doanh nghiệp đi công tác
hay không có mặt khi doanh nghiệp đến để làm thủ tục.
Cán bộ hành chính gây khó dễ cho doanh nghiệp
Chỉ tiêu “ thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC”( %có)
thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có)
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% tỷ l ệ d o a n h n g h iệ p Quảng Ninh 50.88% 50.41% 43.21% Bình Định 48.44% 46.67% 41.67% Khánh Hòa 40.10% 58.47% 46.00% Trung vị 47.89% 45.60% 47.06% 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.11: % đồng ý thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC của các tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và trung vị giai đoạn 2009- 2011
Nhận xét : Qua biểu đồ nhận thấy sự thay đổi tỷ lệ rõ nhất là tỉnh Khánh Hòa. Từ vị trí thấp nhất với chỉ 40.10% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ ít hơn
sau khi CCHCC, cách trung vị đến 7.79% và thua Quảng Ninh đến 10.78%. Nhưng sang năm 2010, tỉnh lại có bước đột phá vươn lên vị trí đầu bảng xếp hạng tỉnh
tương đồng, bỏ lại 2 tỉnh Quảng Ninh và Bình Định với mức chênh lệch lần lượt là
Tuy nhiên năm 2011 số doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy giờ giảm của 3