Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa :

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 89 - 90)

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ

và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh

Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông

lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn

định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh

tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có

hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh

Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng

cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào

tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ

chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 89 - 90)