Các chỉ tiêu và cách đo lường chỉ tiêu của chỉ số chi phí thời gia n:

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 34 - 103)

Chỉ số được đo lường thông qua các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đo lường theo tỷ lệ phần

trăm các doanh nghiệp trong tổng thể các doanh nghiệp điều tra trên địa bàn tỉnh, thành phố. Để phản ánh các chỉ tiêu, các nhà nghiên cứu đưa ra các câu hỏi có thể

trực tiếp hoặc gián tiếp để cho các doanh nghiệp lựa chọn phương án trả lời. Sau đó

Các chỉ tiêu phản ánh chỉ số được thay đổi qua các năm để phù hợp với những cải cách, sự thay đổi chính sách cũng như những thách thức mới của nền kinh tế. Các chỉ tiêu có thể được lược bỏ bớt và thêm vào các chỉ tiêu mới nhằm đảm bảo thể

hiện đúng vai trò mới của các lĩnh vực điều hành, đánh giá đúng thực trạng công tác

điều hành kinh tế cấp tỉnh. Đây là ưu điểm của chỉ số cũng như về phương pháp đánh giá, đó là vẫn phản ánh được đầy đủ năng lực điều hành của chính quyền tỉnh một cách linh động mà không làm thay đổi quá nhiều phương pháp và cách thức đo lường chỉ số qua các năm.

Ngay từ khi công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005, chỉ số

thành phần chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước đã được đưa

vào với các chỉ tiêu sau :

-Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi sau khi có Luật Doanh nghiệp: chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự tiến bộ của chính quyền tỉnh so với trước khi có Luật Doanh nghiệp, nhưng năm 2007 trước khi kiểm định tiến hành điều tra PCI cho thấy rất nhiều doanh nghiệp không nhớ rõ thời điểm trước Luật Doanh nghiệp. Do đó năm 2008, số ngày làm việc với chính quyền địa phương được so sánh với hai năm trước đó (2 năm trước năm tiến hành điều tra). Sự thay

đổi nhỏ về mặt câu chữ này lý giải phần nào cho kết quả tỷ lệ phần trăm thấp

hơn.

-% doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền địa phương

-Số lần thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan)

-Số cuộc thanh tra, kiểm tra giảm đi sau khi có Luật doanh nghiệp : năm 2007 chỉ

tiêu này cũng được thay đổi, nhóm điều tra tiến hành so sánh số cuộc thanh kiểm tra có giảm so với 2 năm trước thay vì so với thời điểm sau khi có Luật Doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu này được chia thành 2 khía cạnh : thời gian giải quyết các vấn đề liên

quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Năm 2009, công cuộc CCHCC nhằm gỡ bỏ những rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp đã thúc đầy các nhà nghiên cứu phải đưa vào một số chỉ tiêu mới

để đánh giá những tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết cải cách thủ tục hành chính. Các lĩnh vực này bao gồm : (1) Cán bộ các cơ quan giải quyết công việc liên

quan đến kinh doanh hiệu quả hơn; (2) Giảm thời gian xin chữ ký và con dấu; (3) Giảm thủ tục giấy tờ hành chính nói chung; (4) Giảm các khoản phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và năm 2010 thêm chỉ tiêu không quan sát thấy bất kỳ

sự thay đổi nào trong thủ tục hành chính.

Như vậy cho đến nay, qua những lần thay đổi bổ sung chỉ số chi phí thời gian

được đo lường qua 8 chỉ tiêu sau:

% các DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của

Nhà Nước : đây là tỷ lệ thời gian của các nhà quản lý doanh nghiệp phải bỏ ra để

giải quyết các công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính. Chỉ tiêu này khảo sát qua câu hỏi D6, các doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra được yêu cầu chấm

theo thang 5 điểm (thang đo likert). Dựa vào số doanh nghiệp chấm từ mức 3 trở lên,

tương đương với số phần trăm doanh nghiệp phải bỏ ra trên 10% quỹ thời gian để

giải quyết các công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính theo yêu cầu của chính quyền.

Số cuộc thanh tra trung vị ( tất cả các cơ quan) : có nghĩa là doanh nghiệp của bạn thanh tra kiểm tra bao nhiêu lần trong năm. Theo quy định pháp luật, mỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm doanh nghiệp chỉ chịu tối đa hai lần thanh tra các loại của tất cả cơ quan chức

năng. Chỉ tiêu này được đo lường bằng một câu hỏi mở (câu hỏiD1) cho các doanh nghiệp trả lời bao nhiêu lần trong năm (trước năm điều tra).

Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế : Để bù lại số lần thanh kiểm tra bị rút bớt, ở một số tỉnh đã có hiện tượng kéo dài thời gian thanh kiểm tra. Do đó chỉ tiêu thứ 3 này nhằm đánh giá số thời gian tiến hành thanh tra thuế. Chỉ tiêu này

được đo lường bằng số giờ mà doanh nghiệp trả lời trực tiếp câu hỏi D4 trong bảng câu hỏi mà nhóm nghiên cứu đưa ra.

Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện Cải cách hành chính công (CCHCC) (%có): chỉ tiêu này nhằm đo lường năng lực quản lý điều hành của tỉnh. Các doanh nghiệp được yêu cầu đánh dấu vào các nhận định trong câu hỏi D9 và sẽ được tính bằng tỷ lệ % các doanh nghiệp trả lời đồng ý cho nhận

định này.

Số lần đi xin dấu và xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC ( %có ): số lần đi xin dấu và chữ ký của doanh nghiệp tương đương với chi

phí đi lại mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành công việc có liên quan đến cơ

quan hành chính. Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm các doanh

nghiệp đánh dấu vào nhận định thứ 2 của câu hỏi D9 trong bảng câu hỏi điều tra. Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC (%có) : gánh nặng giấy tờ

hành chính luôn là vấn đề khiến các nhà doanh nghiệp thấy phiền hà và cản trở

nhiều đến tiến độ công việc của mỗi doanh nghiệp; nhất là những doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực có liên quan đến thông quan xuất nhập khẩu….Đo lường chỉ

tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu hai chỉ tiêu trên.

Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện CCHCC (%có) :

thường đi kèm với mỗi thủ tục hành chính đều có phí, lệ phí. Chỉ tiêu này đánh giá

xem sau khi thực hiện CCHCC các loại phí lệ phí có giảm bớt hay không ? Chỉ tiêu này cũng được đo lường bằng tỷ lệ % các doanh nghiệp đồng ý nhận định thứ 4 trong câu hỏi D9

Không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHCC(%có): chỉ tiêu này cũng tương tự các chỉ tiêu trên đánh giá ý kiến của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cho rằng sau CCHCC tỉnh vẫn không có sự thay đổi tích cực nào, thì chỉ tiêu này là tỷ

lệ % doanh nghiệp lựa chọn đồng ý với nhận định cuối của câu hỏi D9.

Nhìn chung có một số chỉ tiêu là nhất quán và ổn định theo thời gian. Sự ổn

cạnh đó phương pháp nghiên cứu và đo lường các chỉ tiêu trong từng chỉ số tương đối là giống những năm trước đó. Do đó sự so sánh chỉ số qua thời gian là không quá khập khiễng.

Tuy nhiên trong chỉ số này, có một số cách mà các doanh nghiệp hiểu lầm về

vai trò của cán bộ thuế. Có một số doanh nghiệp nhận xét các cuộc viếng thăm của cán bộ thuế là bổ ích cho họ. Cụ thể là ở một số tỉnh, cán bộ thuế được cử xuống các doanh nghiệp để đánh giá và nắm bắt nhanh chóng về tình hình sổ sách kế toán thuế và hướng dẫn các quy định mới về thuế cho các doanh nghiệp. Các cuộc viếng

thăm như vậy về thực chất không mang tính thanh kiểm tra, nhưng các doanh

nghiệp thường bị nhầm lẫn, không phân biệt chúng với các cuộc thanh tra kiểm tra thực sự. Vì vậy, đôi lúc trả lời cho chỉ tiêu về thời gian làm việc với đoàn thanh

kiểm tra không được chính xác và đúng với yêu cầu phản ánh của chỉ số.

1.3.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh :

Thành phố Đà nẵng:

Thành phố Đà nẵng nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong

năm tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà nẵng được xác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định là trung tâm của vùng vì có vị trí địa lý kinh tế rất quan trọng trong giao lưu

khu vực và quốc tế, nằm trên trục giao thông Bắc- Nam về đường bộ, đường sắt,

đường biển và đường hàng không.

Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh

để phát huy yếu tố lợi thế truyền thống, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố

“mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu

tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng DN trong nước cũng như nước ngoài. Một trong chính sách tiến bộ đó là việc cải thiện chỉ số chi phí thời

gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước. Từ vị trí 14 (năm 2008) lên đến vị trí thứ 2 (2009) với điểm số được cải thiện rõ rệt từ 5,69 năm 2008 lên 8,6 vào năm 2009.

Đà Nẵng có được vị trí cao về chỉ số này là nhờ nổ lực của các cơ quan ban

ngành trong việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính công theo Đề án : “một cửa liên thông”. Hiện nay, hầu như sở ban ngành nào cũng có tổ một cửa chịu trách nhiệm nhận và trả hồ sơ cho doanh nghiệp khi đến làm việc với cơ quan nhà nước. Tại bộ phận một cửa, các sở ngành đều đã bố trí các cán bộ kiểm tra sơ bộ hồ sơ,

những thiếu xót được chỉnh sửa kịp thời. Việc làm này góp phần đáng kể vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành

chính công, qua đó góp phần làm giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 65 thủ tục hành chính, trong

đó có 9 thủ tục đã giảm thời gian giải quyết cho tổ chức từ 30- 40%. Sở Công

thương là một ví dụ điển hình về việc thực hiện tốt sự thay đổi về thời gian giải quyết hồ sơ cấp phép, giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với thời

gian quy định của Trung Ương như : Đăng ký khuyến mại (3 ngày/ 7 ngày), cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (10 ngày/ 20 ngày)

Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước là một nhân tố khác giúp Đà Nẵng duy trì vị trí cao trong chỉ số này. Hiện nay, phần mềm quản lý hồ sơ văn bản tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đang được triển khai

thí điểm trên 50% số phường, xã và hầu hết các sở ban ngành. Với các ứng dụng của mình, phần mềm góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc lưu hồ sơ văn bản và quy trình công việc tại cơ quan trên địa bàn thành phố. Một minh chứng về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cắt giảm thời gian thực hiện các quy định của nhà nước cho doanh nghiệp là việc khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện tại Cục Hải quan thành phố. Theo quy định tại Điều 19, Luật Hải quan thì thời hạn làm thủ tục hải quan tối đa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là không quá 08 giờ làm việc; đối với hàng nhập khẩu là không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, trong thực tế với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ

thông tin và hiện đại hóa hải quan, việc làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được rút ngắn rất nhiều so với quy định trên. Đối với các lô hàng của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan được miễn kiểm tra (hàng luồng xanh) thì

được thông quan ngay, cụ thể hàng xuất khẩu khoảng từ 30-60 phút; hàng nhập khẩu khoảng từ 01-02 giờ. Trong năm 2009 đã có trên 200 doanh nghiệp đăng ký khai điện tử với 24.315 tờ khai khai báo điện tử góp phần làm tổng thu ngân sách

nhà nước vượt 23,6% chỉ tiêu do Bộ Tài chính và HĐND thành phố giao

Tnh Lào Cai:

Năm 2011, tỉnh Lào Cai vượt lên đứng đầu về chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong đó có nhiều chỉ số thành phần đạt điểm cao, nhưng thủ

tục hành chính là chỉ số được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh. Đây là “thương

hiệu” đồng thời cũng là động lực để Lào Cai thu hút đầu tư, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh.

Trong chỉ số chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà Nước có các chỉ

tiêu : cán bộ Nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính công, số lần đi xin dấu và chữ ký của doanh nghiệp, thủ tục giấy tờ… thì Lào

Cai có điểm số cao nhất đạt 8,28 điểm. Để có kết quả này, cải cách thủ tục hành chính

được lãnh đạo tỉnh đặt vào một trong những chỉ số được ưu tiên hàng đầu. Trong đó

tập trung vào đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý

nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“một cửa”, “ một cửa liên thông”.

Hải Quan Lào Cai là hình ảnh đầu tiên trong việc cải cách thủ tục hành chính.

Đây cũng là một trong ba đơn vị đầu tiên của ngành Hải Quan thực hiện hải quan

điện tử. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cài đặt, hướng dẫn sử dụng khai báo hải quan

điện tử, ban hành chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Lào Cai khi tham gia thủ tục hải quan điện tử góp phần khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua Lào Cai.

Tỉnh thường xuyên rà soát các thủ tục để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng tổ chức hội nghị trao đổi với các doanh nghiệp trên địa bàn, thông tin về chính sách, định hướng những vấn đề về đầu tư lớn và cũng tháo

Ngoài ra Lào Cai cũng thường xuyên giám sát đánh giá thực thi công vụ của cán bộ công chức các ngành, các cấp. Có các hướng dẫn thực hiện kịp thời khi có các chế độ chính sách mới phát sinh có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

Thành ph Cần Thơ :

Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước tại Cần Thơ

xếp vị trí thứ 2 cả nước trong năm 2011 nhờ thực hiện được thành công mô hình “một cửa điện tử”, đầu tư cơ sở vật chất tương đối tương đồng (như máy tra cứu thủ

tục hành chính(TTHC) màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ, trang web tra cứu TTHC…) đã góp phần vào quá trình giải quyết hồ sơ cho người dân và tổ chức được nhanh chóng, công khai minh bạch công bằng, giảm

được nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp khi đến liên hệ giải quyết TTHC.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến cạnh tranh, NLCT, NLCT cấp tỉnh, chỉ số NLCT cấp tỉnh(PCI) và một trong chín chỉ số

thành phần góp phần làm nên chỉ số PCI đó là chi phí thời gian để thực hiện các

quy định của Nhà nước.

Theo cấp độ địa lý có thể phân loại các cấp độ cạnh tranh phổ biến như cấp quốc gia, tỉnh(vùng), DN, sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh có liên quan chặt chẽ

với nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của Việt Nam bởi sự phân cấp cho chính quyền tỉnh đã tạo ra cho cấp tỉnh quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 34 - 103)