Nghiên cứu về ngành CN NDS nói chung, NL phát triển ngành CN NDS nói riêng trên các khía cạnh như khái niệm, đặc điểm, vai trị... là những kết quả được trình bày khá nhiều ở các nghiên cứu liên quan đã được công bố dựa trên cách tiếp cận của một số lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của đối tượng nghiên cứu mà mức độ phân tích hoặc cách tiếp cận nghiên cứu các phạm trù này là khác nhau.
Vốn NL không chỉ là tài sản của một cá nhân mà nó cịn là của xã hội mà người đó đang sống, nó là một nhân tố để tiết kiệm lao động, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Vốn NL tương tự như "phương tiện sản xuất vật chất" và có thể đầu tư thơng qua giáo dục, đào tạo, điều trị y tế. Vốn NL có thể thay thế, nhưng không thể chuyển nhượng như đất đai, lao động, hoặc vốn cố định. Vốn NL có thể co giãn vơ hạn, bao gồm các biến số không thể đo lường được như tính cách cá nhân hoặc kết nối với con người trong cuộc sống. Từ đó, có đề xuất lý thuyết về tiền cơng có thể cao hơn cho nhân lực trên các khía cạnh khác ngồi vốn NL.
Có nghiên cứu lại hướng vào phân tích vai trị quan trọng của vốn NL đối với các nước đang phát triển. Các nước này có thể chuyển NL thơ thành nguồn NL có năng suất cao ở các ngành cơng nghiệp mới trong q trình hình thành vốn NL. Tầm quan trọng của vấn đề này cũng đã được Liên hiệp quốc ghi nhận.
Một số nghiên cứu đã quan tâm đến tiêu chí đánh giá vốn NL trong phát triển một DN, một ngành kinh tế. Dựa vào đó, cho rằng q trình phát triển nguồn NL là nền tảng vững chắc của một quá trình phát triển kinh tế liên tục của quốc gia trong một thời gian dài. Ví dụ, Mahroum quan tâm đến ba năng lực: phát triển tài năng, khả năng triển khai tài năng và khả năng thu hút nhân tài từ nơi khác là “xương sống” cho khả năng cạnh tranh vốn NL của bất kỳ quốc gia nào.
Đã có một số nghiên cứu về những thách thức phát triển con người trong kỷ nguyên số, xác định lại việc quản lý NL trong xu hướng phát triển các công nghệ mới thuộc ngành CN NDS. Hướng nghiên cứu nội dung bảo đảm NL để phát triển ngành CN NDS như tập trung nâng vào năng lực cá nhân, quản trị nguồn NL...
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đi sâu luận bàn về nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các biện pháp nhằm thu hút, sử dụng và đào tạo NL để phát triển ngành CN NDS trong thời đại mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.