- Kết quả đạt được về thực tiễn
2.1.3. Vai trị của nhân lực để phát triển ngành cơng nghiệp nội dung số
dung số
Theo tiếp cận của C. Mác, sức lao động là một điều kiện để quá trình lao động và để một quá trình sản xuất được diễn ra. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Trong quá trình
sản xuất, con người không chỉ là chủ thể của sản xuất, mà còn là chủ thể sáng tạo ra những hoạt động sản xuất mới để phát triển và hoàn thiện việc sản xuất, làm cho việc sản xuất có hiệu quả hơn. Nhờ q trình hoạt động đó, con người ngày càng được hồn thiện hơn. Theo Ph. Ăngghen: "Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần chuyển thành bộ óc của con người" [58, tr.646]. C.Mác cho rằng, trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản nhất của sản xuất. Cơng cụ lao động nếu khơng có tác động sức lao động của con người thì khơng thể hoạt động được và như vậy không thể là nhân tố quyết định nhất sự biến đổi của lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất được. Ơng ví dụ, một cái máy khơng dùng vào q trình lao động là một cái máy vơ ích. Ngồi ra, nó cịn bị hư hỏng đi do sức mạnh hủy hoại của sự trao đổi chất của tự nhiên. Sắt thì han rỉ, gỗ thì bị mục. Sợi khơng dùng để dệt hoặc đan thì chỉ là một số bông bị hư hỏng. Lao động sống phải nắm lấy những vật đó, cải tử hồn sinh cho chúng, biến chúng từ những giá trị sử dụng chỉ có tính chất khả năng thành những giá trị sử dụng hiện thực và tác động. Điều này khơng chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng của nó; đó là, nguồn lực con người là nguồn duy nhất nhờ vào đó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với q trình phát triển kinh tế.
Vận dụng vào phân tích vai trị của NL trong ngành CN NDS cho thấy đây không chỉ là một yếu tố sản xuất, một bộ phận nguồn lực đầu vào khơng thế thiếu đối với q trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, mà cịn là nhân tố có vai trò quyết định nhất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong mọi giai đoạn phát triển. Vai trò của NL đối với phát triển ngành CN NDS được thể hiện: là nhân tố
quyết định nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của ngành; là lực lượng có nhiều khả năng sáng tạo, đón bắt và đảm bảo cho sự phát triển công nghệ được liên tục; là một yếu tố giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành và của quốc gia.
Những cơng trình gần đây về tăng trưởng kinh tế đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục, sức khoẻ và các mặt chất lượng khác của con người trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, giải thích nguyên nhân của “sự thần kỳ” châu Á, người ta ngày càng nhận rõ vai trò nền tảng và cực kỳ quan trọng thuộc về sự nâng cao chất lượng và kỹ năng của người lao động. Thực tế, đây chính là vốn NL để phát triển con người. Vai trò kinh tế của việc học hành tốt hơn và phổ cập hơn, sức khoẻ và dinh dưỡng tốt hơn và tiến bộ công nghệ đều cho thấy tầm quan trọng của năng lực con người như là tác nhân số một tạo ra sự tiến bộ kinh tế. Các nghiên cứu trắc nghiệm đã chỉ ra rằng những đầu tư về vốn chỉ góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế. Phần lớn giá trị của sản phẩm thặng dư là do chất lượng lực lượng lao động quyết định. Thêm vào đó, trong thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ và đến nay là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yếu tố thông tin và tri thức trở thành thành phần cốt lõi của cả hệ thống kinh tế hiện đại. Số liệu thống kê cho thấy, phần đóng góp của thơng tin, tri thức trong thu nhập quốc dân của Mỹ là 47,4%, Anh là 45,8%, Đức là 40% [44]. Vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà Gary Becker, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định rằng “khơng có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”
[99]. Hiệu quả đầu tư phát triển con người luôn cao hơn hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác, tiết kiệm được việc sử dụng và khai thác các nguồn lực khác và có độ lan toả đồng đều hơn so với các hình thức đầu tư khác.
Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang phát triển kinh tế số. Đó là nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các
giao dịch điện tử tiến hành thơng qua Internet. Trong nền kinh tế đó, kỹ thuật số được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực, các ngành từ công nghiệp, đến nông nghiệp và dịch vụ; từ sản xuất đến phân phối và lưu thơng hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng,... điều kiện đó, NL là bộ phận nguồn lực có tầm quan trọng đặc biệt. Theo khảo sát về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) công bố tại Diễn đàn Cấp cao CNTT, TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) ngày 18/7/2018, thì NL là một trong ba dữ liệu đáng chú ý để phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi về 3 nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam phát triển nền kinh tế số, đa số đã cho rằng việc xây dựng chính phủ số kiến tạo, hành động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho người dân, doanh nghiệp là quan trọng nhất (76,1%); tiếp theo là Phát triển nguồn NL CNTT (57%); và cuối cùng là Phát triển hạ tầng số/kết nối liên thông và dữ liệu mở (50%).
Trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDG 8) của Liên Hợp Quốc gần đây, việc trang bị những kỹ năng số mới cho NL là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển nền kinh tế mới thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
Trong xu thế tồn cầu hố đang diễn ra sâu rộng và nhanh chóng thì vai trị quyết định của NL đối với phát triển đất nước nói chung và phát triển ngành CN NDS nói riêng ngày càng rõ nét hơn. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản là: áp dụng công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng NL. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là NL, đặc biệt là NL chất lượng cao, trong đó có NL phục vụ ngành CN NDS.
Thực tế cho thấy, lợi thế cạnh tranh quốc gia trong phát triển nền kinh tế số trong đó bộ phận cốt lõi là ngành CN NDS, phụ thuộc vào đội ngũ NL và tính linh hoạt của họ trong triển khai các công nghệ kỹ thuật số. Nền kinh tế số đang phát triển với tốc độ nhanh đến mức làm thay đổi căn bản cách thức hoạt động của các tổ chức, trong khu vực tư nhân hoặc cơng cộng và địi hỏi họ phải phát triển những cách nghĩ mới về cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các mơ hình được thiết kế. Để thực hiện những thay đổi đó, các nước đã và đang đặc biệt coi trọng vai trò của NL để sản xuất và phân phối các phương pháp mới để sản xuất và quản lý hoạt động của các ngành kinh tế. Trong nền kinh tế tồn cầu hố đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, thì ưu thế cạnh tranh ln nghiêng về các quốc gia có NL chất lượng cao. Bởi vậy, hiện nay trong chiến lược phát triển của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn vốn NL là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
Ngành CN NDS đòi hỏi một lực lượng lao động đa hệ bao gồm những công dân kỹ thuật số thế hệ mới với siêu liên kết, có khả năng thích nghi với mơ hình kinh doanh đầy năng động và ln căng thẳng do tính gián đoạn của kỹ thuật số. Sự ưu tiên phát triển NL cho ngành CN NDS là rất cần thiết, vì nó đóng vai trị rất quan trọng trong việc định hình bản sắc kỹ thuật số của mỗi DN và toàn bộ nền kinh tế. Ba lĩnh vực chính cần đặc biệt coi trọng vai trị của NL có liên quan trực tiếp đến sự thành cơng để phát triển ngành CN NDS gồm (1) Tái cấu trúc tổ chức để cho phép phát triển ngành CN NDS đảm bảo sự phù hợp với mơ hình kinh tế số tổng thể;
(2) Nắm bắt vịng đời cơng nghệ số để có kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm trong tương lai; (3) Việc quyết định, thiết kế và cung cấp tổ chức kỹ thuật số để mở đường cho chuyển đổi số thích ứng với cơng nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
đưa ra dự báo về việc 50% số công việc tại các nước phát triển sẽ được thay thế bởi quy trình tự động hóa trong 15 năm tới. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam vì có lợi thế cạnh tranh về giá trị gia tăng của lực lượng lao động trong nước so với mức trung bình của thế giới. Do đó, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nguồn NL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành CN NDS và của nền kinh tế số ngày càng trở nên cấp bách [140].