Thực trạng chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA VIỆT NAM (Trang 101 - 109)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tại đào tạo về CNTTvà Đào tạo; 8tin và Điểm a Khoản

3.2.2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực

- Tình trạng sức khỏe của người lao động

Trong giai đoạn 2008-2018, độ tuổi của người lao động trong ngành CN NDS tương đối ổn định mặc dù số lượng NL có biến động, từ năm 2011- 2013 tăng nhanh nhưng lại giảm xuống vào năm 2014-2015 rồi tăng trở lại ở mức độ thấp, nhưng nhìn chung cơ cấu độ tuổi bình qn của NL ít biến động. Độ tuổi bình qn của người lao động trong ngành CN NDS vẫn nằm trong thang độ 2 ở cả hai khoảng thời gian 2008 và 2018.

Sức khỏe của người lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ sở thuộc ngành CN NDS Việt Nam trong thời gian qua dựa vào Quyết định 1613/BYT-QĐ, ngày 15/8/1997, trong đó quy định về tiêu chí phân loại sức khỏe về chiều cao, cân nặng, sự dẻo dai, bền bỉ v.v... Do việc điều tra về sức khỏe của người lao động đang làm việc trong ngành phải dựa vào chuyển môn sâu do ngành y tế đảm trách, mà đến nay lại thiếu những tài liệu này, nên tác giả dựa vào thực tế của bản thân đã có nhiều năm làm việc trong Tổng công ty Truyền thơng đa phương tiện (VTC) có

nhận xét chung rằng, phần đơng số lao động làm việc trong ngành CN NDS là lực lượng trẻ, ở độ tuổi 22 - 45 và thuộc loại 1 và loại 2 theo tiêu chí của Bộ Y tế. Thời gian nghỉ việc do ốm đau, đi bệnh viện của người lao động trong Tổng cơng ty cũng tương đối thấp. Hình 3.5 dưới đây là ví dụ về tình hình NL tuổi nghề của người lao động làm việc trong Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) điều tra năm 2018 của tác giả, trong đó có tới hơn 50% số người làm việc dưới 5 năm; số lao động có thâm niên trên 10 năm chỉ chiếm gần 20%. Điều này cho thấy số lao động đang làm việc trong VTC chủ yếu là người trẻ tuổi, do mới ra trường và có tay nghề thì mới được tuyển dụng (Hình 3.3).

Hình 3.3: Số năm làm việc của người lao động trong Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) năm 2018

Nguồn: Điều tra của tác giả

Về giới tính, lao động làm việc trong ngành CN NDS chủ yếu là nam giới, số lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp. Ví dụ, trong danh sách NL của VTC năm 2018, số nam giới chiếm 69,2% tổng số lao động của DN.

- Chất lượng về yếu tố trí lực

Trình độ học vấn của người lao động trong ngành CN NDS trong giai

đoạn 2008-2018 đã có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2008, tồn ngành có 24.750 người có bằng tốt nghiệp đại học thì năm 2018 số này đã

tăng lên ở mức 48.122 người, gấp gần 2 lần sau 11 năm. Trong thời gian đó, số người ở trình độ phổ thơng trung học lại giảm từ 990 người xuống còn 241 người, tức là giảm xuống hơn 4 lần; số người có trình độ trên đại học từ 4.950 người đã tăng lên 7.984 người, tăng 61,3% (hình 3.4).

Hình 3.4: Trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam giai đoạn 2008-2018 Nguồn: Tổng hợp

từ sách trắng CNTT các năm [16]

Dưới đây là ví dụ thực tế về trình độ văn hóa của người lao động ngành CN NDS của các năm 2008, 2010, 2015 và 2018 được lấy từ bảng trong hình 3.5. Nó cho thấy, chất lượng NL trong ngành CN NDS là rất cao, trong đó chủ yếu là người đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, số người đã tốt nghiệp sau đại học nhiều thứ hai. Rất ít người ở trình độ thấp, như trình độ phổ thơng trung học chỉ chiếm 0,4% trong tổng số lao động của ngành năm 2018, trình độ trung cấp và cơng nhân kỹ thuật cũng chỉ ở mức 1,1% tại năm này. Trong khi đó, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 84,4%, trên đại học chiếm 14,0% trong tống số lao động của ngành (Hình 3.5).

Trình độ chuyên mơn kỹ thuật của người lao động trong tồn ngành

trong giai đoạn 2008-2018 không chỉ đã đạt được ở mức rất cao mà cịn có chiều hướng ngày càng tăng lên. Cụ thể là, năm 2008 trong tổng số 33.000 lao động của ngành CN NDS thì có tới 97,0% là số người có trình độ chun mơn kỹ thuật tử cơng nhân kỹ thuật, trung cấp đến cao đẳng, đại học và trên đại học, chỉ có 3,0% số người là lao động phổ thông. Năm 2018, trong tổng số 57 ngàn lao động, các con số tương tự đạt được là 99,6% và 0,4%. Tức là, số lao động có chun mơn kỹ thuật của ngành CN NDS Việt Nam từ 97,0% năm 2008 đã tăng lên đạt mức 99,6% năm 2018; cịn số lao động phổ thơng từ 3,0% đã giảm xuống còn 0,4% (xem bảng 3.5).

Hình 3.5: Phát triển nhân lực ngành cơng nghiệp nội dung số Việt Nam theo trình độ học vấn ở một số năm

Điều này chứng tỏ ngành CN NDS là một ngành kinh tế kỹ thuật coi trọng NL trình độ cao. Thực tế còn cho thấy, đây còn là ngành có sự biến đổi rất nhanh về cơng nghệ, có vịng đời sản phẩm ngày càng ngắn và phạm

vi ảnh hưởng, lan tỏa ngày càng rộng hơn. Việc thu hút và sử dụng NL khơng chỉ địi hỏi có trình độ cao mà cịn phải là những người có những phẩm chất như năng động, sáng tạo, ln sẵn sàng tìm kiếm và tiếp nhận cái mới, cơng nghệ và phương pháp sản xuất kinh doanh mới, dám chấp nhận và vươn lên trọng cơ chế cạnh tranh (hình 3.5).

Trình độ ngoại ngữ, tin học của người lao động: Do đặc điểm của

ngành CN NDS có tính liên thơng về cơng nghệ và các quan hệ giao dịch ở mọi lĩnh vực cả sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia và dựa trên công nghệ số, nên năng lực ngoại ngữ và tin học

là đòi hỏi bắt buộc ngay từ khi tuyển dụng NL vào làm việc. Ngoại ngữ tiếng Anh là một kỹ năng buộc phải có đối với người lao động làm việc trong ngành CN NDS, bởi vì đa số tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ cũng như nội dung của các phần mềm và CNTT &TT và các công việc thực tế phải sử dụng tiếng Anh. Thêm vào đó, do ngành CN NDS chủ yếu phát triển từ Mỹ và các nước phương Tây, nên để có thể làm việc và phát triển trong ngành này, bắt buộc người lao động phải có ngoại ngữ tiếng Anh. Ngoại ngữ cịn là cơng cụ phổ biến dùng để thực hiện các giao dịch với khách hàng, đối tác quốc tế trong tồn bộ q trình hoạt động của ngành CN NDS.

Tin học là công cụ để thực hiện các tương tác giữa con người và thông tin bên cạnh việc xây dựng giao diện, tổ chức, công nghệ và hệ thống kết nối tri thức. Do là nhân tố vô cùng cần thiết, nên hầu hết mọi người lao động làm việc trong mọi lĩnh vực của ngành CN NDS đều có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sử dụng máy tính, phần mềm, sử dụng thành thạo Internet. Chính vì do u cầu đặc thù của ngành mà đa số nhân sự làm trong ngành CN NDS đều có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Một số ít khơng qua trường lớp, nhưng bằng kinh nghiệm thực tế cơng việc địi hỏi nên họ đã tự học và có thể đạt trình độ chứng chỉ trở lên.

Bảng 3.5 dưới đây là hệ thống số liệu phản ánh thực tế năng lực, trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động ngành CN NDS Việt Nam giai đoạn 2008-2018. Nhìn chung, NL trong ngành đã biết ngoại ngữ ở

trình độ cao. Trong các năm, số lượng chứng chỉ ngoại ngữ cả tiếng Anh và tiếng nước khác là 33.204 người, trong khi tổng số NL tồn ngành là 33.000 người, tức là có một số người sở hữu 2 chứng chỉ ngoại ngữ. Năm 2010, tổng số chứng chỉ ngoại ngữ của người lao động trong toàn ngành là 51.305/50.928 người; năm 2015 con số tương tự là 46.943/44.320 người; và năm 2018 là 60.365/57.000 người, số chứng chỉ ngoại ngữ nhiều hơn số lao động đang làm việc trong toàn ngành là 3.365 hay 5,9%. Số người có trình độ cao đẳng ngoại ngữ trở lên được tăng qua các năm: năm 2008 có 17.428 người (trong đó có 15.114 người ngoại ngữ tiếng Anh và 2.314 người tiếng khác); năm 2010 có 31.427 người; năm 2015 có 27.490 người; và năm 2018 có 37.486 người, chiếm 65,8% trong tống lực lượng lao động của tồn ngành CN NDS [16].

Tình hình năng lực trình độ về tin học của người lao động trong ngành CN NDS cũng rất ấn tượng. Trong suốt giai đoạn 2008-2018 tồn ngành đều có 100% số lao động đạt được về tin học ở các trình độ chứng chỉ, bằng trung cấp, cao đẳng và đại học. Số người có chứng chỉ và bằng tin học đã tăng lên theo thời gian. Chiều hướng này rõ nhất là ở các bằng từ trung cấp trở lên. Năm 2008, tồn ngành có 15.378 người có bằng trung cấp tin học trở lên, năm 2018 có 34.937 người, tăng gần 2,3 lần sau 11 năm (so với năm 2008). Số người có bằng trung cấp tin học trở lên năm 2008 chiếm 46,6% tổng lực lượng lao động của ngành; năm 2010 và năm 2015 đều chiếm 54,3%. Năm 2018, trong tổng số 57.000 người làm việc tại ngành thì có 34.937 người đạt trình độ trung cấp tin học trở lên, chiếm 61,3%. Điều này tức là, người lao động làm việc trong ngành CN NDS Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao năng lực trình độ tin học để có điều kiện tốt hơn trong thực hiện công việc được giao (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Trình độ tin học và ngoại ngữ của ngƣời lao động trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam giai đoạn 2008-2018

Đơn vị: người

Tin học Ngoại ngữ

Năm Trung cấp Chứng Tiếng Anh Tiếng khác Cao đẳng Chứng Cao đẳng Chứng trở lên chỉ trở lên chỉ trở lên chỉ 2008 15.378 17.622 15.114 10.131 2.314 5.645 2009 21.320 19.680 19.598 12.587 2.870 5.945 2010 27.654 23.274 27.908 15.965 3.565 3.867 2011 31.967 28.233 31.665 18.482 4.214 5.839 2012 32.938 30.404 33.318 19.446 4.434 6.144 2013 35.193 34.487 41.149 20.778 4.738 1.015 2014 28.155 25.989 28.751 16.622 3.790 4.981 2015 24.066 20.254 24.288 16.129 3.202 3.324 2016 28.454 18.193 24.396 14.321 3.265 4.665 2017 34.104 21.804 33.992 17.164 3.265 838 2018 34.937 22.063 34.221 21.743 3.265 1136 Nguồn: Tổng hợp từ sách trắng CNTT các năm [16]. - Chất lượng về yếu tố tâm lực

Ngành CN NDS là một trong những ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy lợi ích mà ngành CN NDS mang lại như mức thu nhập hấp dẫn, nhưng để hoàn thành cơng việc, có q nhiều thách thức, khó khăn. Bên cạnh việc quán triệt và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ban lãnh đạo ngành CN NDS đã chú ý giáo dục ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lao động. Nhiều người đã nhận thức rõ tính kỷ luật, tính trách nhiệm, đạo đức và những phẩm chất cần có của một nhân viên ngành

CN NDS. Coi đó là phẩm chất của một nhân viên ngành CN NDS để đưa ra quyết định lựa chọn công việc đúng đắn nhất.

Những phẩm chất đã được xác định trong lực lượng lao động của ngành là tính kỷ luật, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, giỏi giao tiếp và đam mê công nghệ. Do bản chất của công việc, các sự cố, lỗi kỹ thuật có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, đòi hỏi người làm trong ngành CN NDS phải có sự linh hoạt, tính kỷ luật cao, có thể đáp ứng u cầu và giải quyết cơng việc mọi lúc mọi nơi mà khơng ngại khó khăn trong thời gian sớm nhất có thể. Phẩm chất này đã được thử thách ngay từ khi tuyển dụng NL.

Phần lớn người lao động đã nhận thức được tính đặc thù của ngành CN NDS là hỗ trợ, khắc phục và giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo mọi thứ đều hoạt động trong đúng khuôn khổ. Bởi vậy, nhiều người đã chú trọng rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề một cách sắc bén. Phải chú ý quan sát, giải quyết đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất để tránh các vấn đề, sự cố liên quan đến CN NDS mà mình đảm nhiệm và ảnh hưởng đến hệ thống các hoạt động công nghệ khác của ngành.

Giỏi giao tiếp là một phẩm chất được người lao động trong ngành CN NDS rất coi trọng. Nhiều người đã nhận thức được trách nhiệm quản lý, báo cáo và giải quyết các vấn đề cho cấp trên của mình, giao tiếp và chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp hoặc nhân viên mới. Coi giao tiếp giỏi là một kỹ năng mềm không thể thiếu đối với người làm trong ngành CN NDS. Phẩm chất này đã giúp cho q trình làm việc, trao đổi cơng việc được hiệu quả và dễ dàng hơn. Khơng ít người cịn có những kỹ năng lắng nghe để giải mã và tìm cách khắc phục vấn đề phát sinh trong công việc.

Đặc biệt, phẩm chất đam mê công nghệ đã được thể hiện rất rõ trong công việc hàng ngày của những người làm việc trong ngành CN NDS Việt Nam. Tính nhạy bén, khả năng tìm kiếm để bắt kịp các xu thế mới, không bị lạc hậu, khả năng giải quyết các vấn đề, sự cố liên quan đến các thiết bị

và các phần mềm mới nhất đã được nhiều người coi trọng. Vì vậy, đã duy trì được khơng khí khơng ngừng học hỏi và tìm tịi những cái mới, coi cơng nghệ là món ăn tinh thần quan trọng để mỗi người theo đuổi nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA VIỆT NAM (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w