Các tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.2.2.2. Các tiêu chí định lượng

- Tiêu chí về số lượng nhân lực

Số lượng NL trong một ngành là số người lao động tham gia vào các công việc của ngành được xác định tại một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, số lượng NL của ngành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 hoặc số lượng NL tính trung bình trong năm 2019. Đối với ngành CN NDS, tiêu chí số lượng NL dùng để đánh giá độ biến động của lực lượng lao động làm việc trong ngành tính theo thời gian hoặc thời điểm nêu trên. Nó là tổng số lao động hay tổng số việc làm được thu hút và sử dụng trong ngành CN này tại một thời điểm nhất định. Số lượng NL phản ánh quy mô việc làm của ngành. Nó được xác định bằng hai phương pháp tính, gồm chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối. Chỉ số tuyệt đối của số lượng NL bao gồm tổng số người mà ngành thu hút trong xã hội. Nó cho biết quy mơ NL của một ngành tại một thời điểm cụ thể là bao nhiêu, tăng lên hay giảm xuống so với thời điểm trước đó (tháng trước, năm trước...).

Số lượng NL trong ngành CN NDS có thế được xác định trong ngắn hạn tức là khi chưa có những thay đổi lớn về cơng nghệ, và cũng có thể được xác định trong dài hạn khi công nghệ cho hoạt động của ngành đã có sự thay đổi cơ bản. Khi các điều kiện khác như công nghệ sản xuất, quy mô vốn và cơ cấu bố trị NL cho các vị trí của ngành không đổi, nếu số lượng NL của ngành mà tăng lên theo thời gian thì quy mơ sản xuất kinh doanh của ngành tăng lên. Ngược lại, khi số lượng NL giảm xuống thì quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giảm xuống. Số lượng NL trong ngành CN NDS cịn có thế được xác định trong dài hạn và dùng để mô tả sự biến động của NL trong ngành khi có sự thay đổi về cơng nghệ sản xuất.

Chỉ số tương đối của số lượng NL ngành CN NDS được tính theo tỷ lệ

phần trăm (%) tùy theo mục đích nghiên cứu. Nó có thể dùng để đánh giá mức độ biến động tổng số NL của từng phân ngành, từng DN và của toàn ngành theo % giữa các thời kỳ khác nhau; đánh giá sự thay đổi của lực lượng lao động làm việc trong ngành theo giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật...

- Tiêu chí về chất lượng nhân lực

Tiêu chí về chất lượng NL trong một ngành thường được đo lường bằng các chỉ tiêu về thể lực, trí lực và tâm lực của lực lượng lao động được thu hút và sử dụng vào làm việc trong ngành tính trong một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ tiêu về thể lực: Đây là thước đo điều kiện về sức khỏe để đánh giá

mức độ có thể đáp ứng cơng việc khi sử dụng lao động. Nó được xác định trên cơ thể của mỗi người về chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, lực kéo thân, chỉ số về tim mạch, nước tiểu, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tình trạng bệnh tật... Tiêu chí này dùng để xác định và đánh giá sự thay đổi về sức khỏe, mức độ làm việc dẻo dai của cơ thể con người đáp ứng yêu cầu thực hiện một công việc cụ thể trong ngành. Do đặc điểm của

ngành CN NDS địi hỏi người lao động phải có sức suy nghĩ, sức sáng tạo, độ bền của trí nhớ và khả năng làm việc trong điều kiện áp lực cường độ cao, nên các kết quả đánh giá chất lượng NL về thể lực có ý nghĩa rất quan trọng để các nhà tuyển dụng, quản lý, sử dụng và hoạch định chính sách NL có kế hoạch và giải pháp phát triển lâu dài đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Đến nay, việc đánh giá theo định lượng đối với các chỉ tiêu về thể lực vẫn cịn hạn chế về kỹ thuật, bởi khơng phải mọi yếu tố cấu thành thể lực của con người đều có thể đo đếm được. Tuy nhiên, người ta có thể đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tỷ lệ lao động trẻ trong lực lượng lao động trong ngành, số người và số thời gian nghỉ việc do ốm đau, tỷ lệ người lao động theo phân loại sức khỏe do ngành y tế khám và xác định...

Việc đánh giá chất lượng NL làm việc trong ngành CN NDS về yếu tố sức khỏe là rất cần thiết, để ngành có kế hoạch, chế độ kiểm tra, chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao mức sống của người lao động, tạo điều kiện để họ duy trì và tăng thêm sức khỏe đáp ứng tốt hơn yêu cầu của một công việc cụ thể nhằm phát triển ngành.

Chỉ tiêu về trí lực: Đây là thước đo các năng lực về sức quan sát, khả

năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người nhằm đánh giá chất lượng của NL được sử dụng trong ngành. Tuy khơng phải mọi yếu tố cấu thành trí lực của con người đều có thể đo đếm được, nhưng trong xem xét, đánh giá, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu như trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động làm việc trong ngành tại một thời điểm cụ thể. Trong luận án, tác giả sẽ sử dụng các chỉ tiêu thông thường này để đánh giá chất lượng NL để phát triển ngành CN NDS, cụ thể là:

Đánh giá về trình độ văn hóa của NL: Đến nay, việc đo lường trình độ

đạt được về học tập cao nhất mà một người đã có theo cấp giáo dục, đào tạo, gồm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... đến đại học, trên đại học.

Trình độ về ngoại ngữ, tin học cũng là một chỉ tiêu xác định mức độ

học vấn của NL trong ngành. Đối với ngành CN NDS thì đây là một chỉ tiêu quan trọng và là một kỹ năng không thể thiếu, bởi mọi hoạt động của ngành đều có tính mở, hội nhập quốc tế và luôn dựa vào nền tảng CNTT.

Đánh giá về trình độ chun mơn kỹ thuật: Chỉ tiêu này có ý nghĩa đánh

giá trình độ văn hóa, nhưng nó đi sâu vào xác định mức độ đạt được về năng lực ngành nghề mà người lao động có thể đảm nhiệm. Nó thể hiện

ở chuyên ngành mà một người lao động được đào tạo. Chẳng hạn, NL có trình độ đại học chun ngành CNTT có thể phân biệt với NL có trình độ cử nhân chun ngành kế toán. Ngay trong ngành CNTT cũng có rất nhiều chuyên ngành hẹp hơn, như kỹ thuật mạng, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, thiết kế đồ họa/game/multimedia, Big Data và Machine Learning... Việc xác định tiêu chí đánh giá cả về chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối đối với NL ngành CN NDS càng chi tiết bao nhiêu thì càng cung cấp được chính xác nhu cầu, mức độ phù hợp và xu hướng thay đổi NL trong ngành càng rõ ràng và thiết thực bấy nhiêu. Thơng thường, với chỉ tiêu về trình độ chun mơn kỹ thuật của NL được tính bằng tỷ lệ lao động có chun mơn kỹ thuật và tỷ lệ nhân lực khơng có chun mơn kỹ thuật; tỷ lệ lao động theo từng ngành nghề chuyên môn cụ thể; tỷ lệ lao động được đào tạo phù hợp hay không phù hợp với ngành nghề, cơng việc được giao.

Việc đánh giá về trình độ chun mơn kỹ thuật có thể cịn dựa vào kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc hay mức độ thành thạo trong công việc của người lao động. Trước đây, các đánh giá thường dựa vào thời gian hay thâm niên mà một người đảm nhiệm một công việc nhất định. Theo đánh

giá này, người có kinh nghiệm là người có thâm niên cơng việc lâu năm hơn so với người có thời gian làm việc trong ngành đó ít năm hơn. Tất nhiên, người có kinh nghiệm làm việc cịn do tính sáng tạo và tích cực trong cơng việc mà có. Bởi vậy, có thể dựa vào những đánh giá của tập thể lao động trong ngành thơng qua các bình chọn, tơn vinh hàng năm, cụ thể như người đó có đạt danh hiệu “thợ giỏi”, “tiên tiến” hay không; năng suất lao động của người đó theo thời gian có được tăng lên hay khơng và ở mức nào. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa đánh giá chất lượng NL của ngành. Khi đánh giá định lượng, người ta có thể sử dụng bảng, hình để biểu thị.

Một phần của tài liệu NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w