Những vấn đề về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 31 - 32)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Những vấn đề về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Bản chất của du lịch cộng đồng là xã hội hoá du lịch. Sự ra đời của du lịch cộng đồng trước hết bắt nguồn từ nhu cầu được khám phá của du khách, sau nữa là chủ thể được khám phá nhận thức được thế mạnh của mình để tổ chức khai thác. Vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng thì:

Trước hết chính quyền địa phương phải có chủ trương, chính sách khuyến khích cơng chúng đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá dịch vụ du lịch. Quan trọng nhất là hỗ trợ họ về mặt pháp lý như hình thành sự liên kết các thành viên cộng đồng thành một tổ chức chặt chẽ mà hạt nhân là ban điều hành. Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách tìm đến được cơ sở du lịch và ngược lại các gia đình làm du lịch mới tìm thấy khách hàng của mình.

Về phía dân cư phải xây dựng một kế hoạch phát triển chi tiết, chặt chẽ.

Trước hết là xác định thế mạnh và tiềm năng du lịch, sau đó là thực hiện các bước đầu tư phù hợp để vừa khai thác vừa nuôi dưỡng tiềm năng du lịch, hướng đến các mục tiêu đa dang hố dịch vụ du lịch. Có thể tổ chức cho du khách tham gia các hoạt động sản xuất, tổ chức lưu trú với các điều kiện sinh hoạt phù hợp, liên kết nhiều gia đình để tổ chức giao lưu văn hoá với khách.

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN

Tất cả các dịch vụ phải được xây dựng với giá cả hợp lý. Vấn đề có tính nguyên tắc là khơng lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu duy nhất để hoạt động du lịch cộng đồng. Phải xây dựng được nhiều gia đình trong một cộng đồng cùng tham gia. Ban điều hành thông tin công khai đầy đủ đến du khác về những điều kiện vật chất, con người, giá cả dịch vụ của từng gia đình. Du khách được tự do lựa chọn điểm đến của mình mà khơng bị bất cứ một sự áp đặt nào.

Để đáp ứng mong đợi của các nhóm khách hàng mục tiêu, các sản phẩm du lịch khơng ngừng được tìm tịi, khai thác từ nguồn sau:

- Sản phẩm di sản tự nhiên: Cảnh quang du lịch hoang sơ, lạ, hấp dẫn, tiềm năng lớn chưa bị tàn phá; Tài ngun du lịch thiên nhiên, khơng khí trong lành; Dân cư thưa thới, làm ăn khó khăn; Hạ tầng cơ sở kém; Có các cảnh quan đã có tiếng; Có thể phát triển được nếu được đầu tư.

- Sản phẩm tài ngun nhân văn: Vài nét văn hố nhất như món ăn, điều hị, phong tục, lễ hội; Một đền chùa miếu mạo linh thiêng; Đặc điểm khác biệt của một dân tộc; Cuộc sống của chính người dân sở tại …

- Sản phẩm tài nguyên phi vật thể: Sự linh thiêng của một vùng đất; Truyền thuyết; Danh tiếng.

- Sản phẩm marketing: Các chính sách thu hút và giữ chân khách hàng; Đội ngũ phục vụ và chiến lược đào tạo; Chiến lược phát triển du lịch cộng đồng bền vững …

Như vậy, có thể kết luận: “Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

là tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng đồng

dân cư địa phương trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỮNG.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)