Giải pháp 2: Các biện pháp hỗ trợ du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 104 - 110)

3.2.1 .Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình

3.3.2. Giải pháp 2: Các biện pháp hỗ trợ du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tạ

vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

3.3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.

Đặc điểm của du lịch là nghỉ ngơi, hưởng thụ nên hạ tầng kỹ thuật du lịch có những tiêu chuẩn cao hơn và tồn diện hơn hạ tầng dân sinh. Đây là một đặc điểm cần hết sức lưu ý khi tiến hành quy hoạch chi tiết và thiết kế hạ tầng phục vụ du lịch. Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông cải tạo nâng cấp các tuyến đường từ các quốc lộ đến sát bờ hồ Sơng Đà Hồ Bình; Đầu tư xây dựng cảng du lịch Thung Nai, vịnh Ngịi Hoa, Bến Hạt, cảng Bích Hạ…. xây dựng các bến nhỏ tại các điểm du lịch.

- Đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch (tại chỗ hoặc đường ống). Xây dựng hệ thống cấp nước tại chỗ cho khu trung tâm, nước ở đây có thể là nước mạch ngầm hay lấy nước trực tiếp từ Hồ Sông Đà và qua quá trình lắng, lọc và xử lý tốt; Tại các điểm du lịch khác, việc cấp nước và xử lý nước cũng là các hệthống xử lý cục bộ.

- Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải: Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đầu từ và cần phải có tại các điểm du lịch trong tồn xã Thung Nai. Trước mắt, đầu tư xây dựng các điểm tập kết rác, các bãi chôn rác cho các điểm du lịch, nâng cấp dần lên xây dựng các điểm xử lý rác.

- Đầu tư hệ thống cung cấp điện chiếu sáng: Đầu tư xây dựng hệ thống điện trong toàn bộ khu vực; Đầu tư các hệ thống chiếu sáng chạy ra các đảo như đảo Ngọc, đảo Nánh, đảo Mực...

Hệ thống điện thoại, thông tin liên lạc, internet, hệ thống truyền thơng và truyền hình cáp vệ tinh.

3.3.2.2. Quản lý bảo vệ môi trường.

Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực:

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 97

- Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như:

+ Tình trạng chất thải của điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, giảm thiểu môi trường ô nhiễm.

- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân xã Thung Nai, cho những người làm công tác du lịch và khác du lịch, điểm du lịch và động viên cho nhân dân địa phương cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trường.

Hầu hết khách sạn, khu du lịch không quản lý các chất độc hại, chỉ 2% trong số 50 khách sạn khảo sát được thu hồi pin thải. 0% ghi nhận phản hồi hoặc góp ý của khách, nhân viên về việc quản lý tài nguyên, môi trường trong khách sạn, khu du lịch...

Môi trường tài sản quan trọng đối với công nghiệp du lịch hiện chưa được ngành– này quan tâm chính. Những con số đáng giật mình khác được đưa ra: Phát thải CO2

của khách du lịch quốc tế gấp 5 lần phát thải CO2 hàng năm của cư dân trong nước cơng nghiệp; Phát thải CO2 tồn cầu/đầu người/năm bằng một chuyến bay 14 ngày từ Châu Âu đến Châu Á. Phát thải CO2 là một phần chính nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trái đất nóng lên và gây biến đổi tồn cầu.

Bên cạnh đó, khách du lịch tiêu thụ nước tại các địa điểm đến lớn hơn 3 - 4 lần so với cư dân địa phương. Hiện nay lượng khách du lịch trung bình tăng gần 4,5%/năm, tỉ lệ thuận với một số tác động của kinh doanh lưu trú đến môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh tiếng ồn, phát thải nhiệt.

Vấn đề bảo vệ mơi trường vì thế cần đặt lên hàng đầu, thực tế chỉ nằm ở mức rất thấp như: các doanh nghiệp du lịch chỉ chú ý các biện pháp BVMT ít đầu tư như nâng cao ý thức về môi trường cho khách, nhân viên; thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi phạm, xâm hại đến môi trường.

Xã Thung Nai huyện Cao Phong tỉnh Hồ Bình có tính đặc thù là vùng đồi núi có vùng sơng nước liền kề không ổn định giữa mùa mưa và mùa khô. Môi trường nước và môi trường hỗn hợp xung quang luôn luôn bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Việc quản lý chặt chẽ môi trường là một giải pháp vô cùng quan trọng để khai thác

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBKHà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 98

tiềm năng du lịch của xã Thung Nai để phát triển kinh tế xã hội huyện Cao Phong tỉnh Hồ Bình.

3.3.2.3. Giải pháp và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động du lịch tại Cao Phong mới hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu, do vậy nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm và kiến thức trong kinh doanh du lịch.

Trong loại hình du lịch cộng đồng, người dân địa phương là đối tượng cung cấp các dịch vụ du lịch chủ yếu. Chất lượng sản phẩm của du lịch cộng đồng phụ thuộc vào trình độ làm du lịch của người dân địa phương. Đào tạo nghiệp vụ làm du lịch cho người dân địa phương chính là giúp cho sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đào tạo nghiệp vụ làm du lịch cho cộng đồng địa phương bao gồm:

+ Kiến thức: Các quy định pháp luật về du lịch; hệ thống các thơng tin văn hóa vốn có của cộng đồng, các thơng tin về các tài nguyên du lịch tại địa phương, phương pháp

hoạt động du lịch, các tiêu chuẩn về dịch vụ, nhu cầu và tâm lý của khách du lịch... + Kỹ năng: Bao gồm các kỹ năng làm dịch vụ: như nấu ăn, phục vụ lưu trú, vận hành các thiết bị vận chuyển, truyền đạt thông tin, giao tiếp, tổ chức, biểu diễn văn nghệ... + Thái độ: Ý thức bảo tồn, thái độ cởi mở, ý thức và tầm nhìn kinh doanh lâu dài bảo vệ chữ tín và hình ảnh đẹp của địa phương...Hoạt động đào tạo nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng địa phương cần triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng được cả về chiều rộng và chiều sâu:

+ Nhà nước, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức các khóa học đào tạo các thành viên chủ chốt. Các khóa đào tạo cần có nội dung hay các kỹ năng cụ thể. Các thành viên tham gia khóa học phải tham gia nghiêm túc và được kiểm định về kết quả đạt được sau khóa học. Các kỳ kiểm tra sau mỗi khóa học phải thật nghiêm túc và chặt chẽ tránh hoạt động theo thành tích. Các thành viên này có nhiệm vụ truyền đạt lại những gì thu được cho các thành viên khác.

+ Các cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức du lịch của mình với cộng đồng địa phương. Đây là hoạt động đào tạo hai chiều. Cả hai phía đều thu được lợi ích. Cộng đồng địa phương có thêm kiến thức để hoạt động có hiệu quả. Doanh nghiệp du lịch và các nhân viên có thêm kiến thức về khu vực và cộng đồng địa phương phục vụ cho mục đích và hiệu quả kinh cơng việc của mình.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 99

+ Cộng đồng địa phương chủ động tiếp xúc với khách du lịch để trao đổi học hỏi các kinh nghiệm về du lịch và các vấn về khoa học kỹ thuật hay kinh tế xã hội.- - + Chính quyền, tổ chức, đồn thể cung cấp các tài liệu, báo, tạp trí có nội dung liên quan tới kiến thức và các hoạt động du lịch để cộng đồng địa phương nghiên cứu và tự học hỏi

+ Chính quyền và các tổ chức đồn thể khuyến khích sự sáng tạo của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, cần phải tư vấn và kiểm định nội dung của các hoạt động sáng tạo đó.

Phát triển nhân lực nguồn dựa trên nòng cốt là các cán bộ, nhân dân ở địa phương, các cháu học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phải đào tạo và nâng cao nghiệp vụ để quản lý chung trong ngành du lịch. Trong đó chú trọng các nguồn lực:

- Nhân lực phục vụ trực tiếp. - Tận dụng nhân lực địa phương.

Du lịch huyện Cao Phong nói riêng và ngành du lịch Hồ Bình nói chung cần có những biện pháp cụ thể sau:

- Có kế hoạch ngắn hạn là hình thức đào tạo nhân lực đang trực tiếp tham gia vào phục vụ du lịch tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình. Thường xuyên mở các lớp giáo dục cộng đồng để cung cấp cho người dân có được những kiến thức cơ bản về du lịch và định hướng công việc của họ trực tiếp tham gia làm du lịch. Khuyến khích kêu gọi những người có trình độ cao là người địa phương đang trực tiếp làm du lịch tại địa phương trong cả nước về với du lịch Hồ Bình nói chung và xã Thung Nai huyện Cao Phong nói riêng. Tạo cơ hội tốt cho những người có trình độ đã tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại các trường đại học về làm tại xã Thung Nai huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

- Kế hoạch dài hạn: Liên kết với các trường đại học, các trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo chuyên ngành về du lịch tại xã Thung Nai để người dân có thể tham gia trực tiếp vào khoá học. Do trên địa bàn xã Thung Nai chủ yếu là lao động phổ thơng. Vì vậy đây là chiến lược lâu dài và bền vững, cung cấp nguồn nhân lực cho tương lai của ngành du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung.

3.3.2.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch.

Hiện nay tình hình thị trường du lịch của xã Thung Nai huyện Cao Phong trong khu vực quy hoạch cịn nghèo nàn và dường như là khơng có. Chính vì thế

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 100

cần phải đầu từ quảng bá du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình.

Chính vì thế cần phải có sự đầu tư quảng bá du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai huyện Cao Phong tỉnh Hồ Bình ra thị trường trong và ngồi tỉnh để từ đó kích thích mơi trường du lịch phát triển. Bởi vậy, sau khi thông qua quy hoạch cần tổ chức quảng bá bằng nhiều hình thức.

Tuy nhiên cần phát huy sự hiểu biết của từng cá nhân, đoàn thể trong các ban ngành đặc biệt là ngành du lịch cùng với các ngành khác có liên quan cùng làm và tuyên truyền, quảng bá một cách có hệ thống và khoa học về các tài nguyên, địa điểm du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình.

Tổ chức quảng bá ngồi tính chất đại trà cần tập trung với những nhà đầu tư có thiện chí. Hiện thời cơng tác quảng bá cho du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình dường như chưa có. Nên tận dụng các lễ hội hàng năm để quảng bá, đặc biệt là lễ hội Đền Bờ.

Khi quảng bá cần chú ý đến phạm vi quảng bá, đối tượng quảng bá. Không nên chỉ lưu tâm đến phạm vi trong tỉnh mà rất cần đến các khu vực khác ngoài tỉnh.

Tăng cường tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng về hình ảnh du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, hầu như khách du lịch thường tìm hiểu thơng tin qua mạng nhất là du khách quốc tế. Mà khu du lịch tại xã Thung Nai chưa có wedsite riêng, bởi vậy trong thời gian tới cần thiết kế một trang wed riêng về du lịch cộng đồng tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình để cơng tác quảng bá được rộng rãi hơn. Bên cạnh đó cần tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm du lịch. Tham gia vào những hoạt động từ thiện, mở cuộc thi tìm hiểu về mơi trường, thắng cảnh tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình.

Thường xuyên cung cấp thông cho các doanh nghiệp lữ hành; sản xuất các tập gấp, bản đồ, sách mỏng giới thiệu về danh lam thắng cảnh và các điểm du lịch hấp dẫn của xã Thung Nai bằng tiếng Việt, tiếng Anh để phát miễn phí cho khách du lịch.

Tiến hàng quảng bá phải đồng thời xúc tiến du lịch trên cơ sở sư năng động của du lịch địa phương phối với hợp với Tổng cục du lịch.

3.3.2.4. Phát triển các tuyến điểmdu lịch.

Theo điều kiện địa lý của huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình, vị trí du lịch cộng đồng xã Thung Nai nằm trong vùng phụ cận trung tâm du lịch Hà Nội và mối

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBKHà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 101

liên hệ mang tính liên hệ với vùng du lịch với các tỉnh trong khu vực. Đây là điều kiện tốt để phát triển thêm các tuyến điểm du lịch.

Nên nghiên cứu, hình thành các điểm du lịch mạo hiểm như đi xe đạp địa hình, leo núi, sử dụng các phương tiện du lịch trong xã Thung Nai như thuyền kayak, bè mảng, đi bộ bản làng.

Văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc ở khu vực là yếu tố quan trọng để khai thác thu hút du khách. Tuy nhiên cần lựa chọn các bản đặc sắc, tập trung đầu tư nâng cấp, chỉnh trang xây dựng thành tuyến tham quan bản văn hoá dân tộc tiêu biểu cùngviệc nâng cấp một số lễ hội văn hoá phục vụ du lịch. Cần tránh sân khấu hoá và can thiệp quá nhiều vào việc tổ chức lễ hội.

Liên kết với 4 điểm du lịch gồm thành phố Hồ Bình, huyện Tân Lạc (văn hoá Việt Mường), huyện Mai Châu, huyện Đà Bắc. Các điểm du lịch này không thuộc phạm vi du lịch cộng đồng xã Thung Nai huyện Cao Phong nhưng lại có sự ảnh hưởng đặc biệt quan trọng với khu du lịch về các mặt: vị trí địa lý, lượng du khách du lịch (trao đổi giữa các vùng), kết nối tour du lịch và cùng chung văn hoá lớn.

Cần quan tâm đặc biệt trong việc liên kết với những đơn vị, cơng ty có truyền thống tổ chức tốt các tour du lịch trên toàn quốc như Ha Noi tourist, Sai Gon tourist, Viet Trevel… Để bước đầu đưa các tour đến với các điểm du lịch tại trung tâm, thành phố và các huyện. Đồng thời liên kết với các tỉnh phía Tây Bắc để làm tour văn hố du lịch Tây Bắc.

*Chương trình du lịch dành cho khách nội địa:

- Tour 1: TP Hồ Bình – thăm thuỷ điện Hồ Bình thăm động Cơ Tiên – – xem văn nghệ, uống rượu cần thăm hồ – Hồ Bình – thăm đền Bà Chúa Thác – đi Kim Bôi – trở về Hà Nội (tour 2 ngày, 1 đêm).

- Tour 2: TP Hồ Bình lên Mai Châu – – thăm bản Xà Lĩnh (dân tộc H’Mông) – Thăm bản Lác (dân tộc Thái) Đốt lửa trại, uống rượu cần Thăm – – động Thác Bờ Trở về (tour 1 n- gày).

- Tour 3: TP Hồ Bình – Thăm bản Vầy Nưa Thăm đền Bà Chúa Thác Bờ – - Nghe hát dân ca giao duyên trên thuyền trở về (Tour 1 ngày)–

- Tour 4: TP Hồ Bình – Thăm thuỷ điện Hồ Bình – Thăm bản Mường Trụ - Thăm đền Bà Chúa Thác Thăm Động Cô Tiên – – trở về (tour 2 ngày, 1 đêm)

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)