THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG DU

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 38)

1.5 .TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH TẠI XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỒ BÌNH.

Xã Thung Nai huyện Cao Phong cách Thành phố Hồ Bình 25 km, cách Hà Nội 70 km. Phía Bắc giáp xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Phía Nam giáp xã Trung Hoà huyện Tân Lạc, Phía Tây giáp xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Phía Đơng giáp xã Bình Thanh và Bắc Phong của huyện Cao Phong.

Diện tích tự nhiên của tồn xã là 3554,6 ha, chiếm 13,99% đất đai của huyện nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển là 251 m. Địa hình xã Thung Nai là vùng núi cao trùng điệp, có độ dốc lớn. Có nhiều dãy đồi thấp, tạo nên vùng đồng bằng thung lũng và ruộng bậc thang. Xã Thung Nai chia thành 07 xóm bao gồm: xóm Mới, xóm Nai, xóm Mu, xóm Tiện, xóm Đồn Kết, xóm Chiềng. Mỗi xóm đều có điều kiện phát triển nhất định.

Một phần diện tích của Thung Nai là mặt nước Hồ Hồ Bình, hồ Hồ Bình được hình thành sau khi có cơng trình Thuỷ điện Hồ Bình. Hồ có chỗ rộng nhất 1 2 km, sâu từ 80 110 m, chiều dài trên 200km. Hồ có dung tích 9 tỷ m3 - - nước. Với một lợi thế thiên nhiên phong phú, cảnh quan đa dạng, người ta thường ví hồ Hồ Bình như một Hạ Long thu nhỏ.

Các yếu tố tự nhiên nơi đây kết hợp với các di tích lịch sử, văn hố của Hồ Bình là một tài ngun vơ cùng q giá, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, vui chơi văn hố đa dạng. Nhìn chung Thung Nai có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển - nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên. [29 ]

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN

Nguyễn Thị Thanh Hà

CH 2010 - 2012 31

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN

2.1.1.2. Khí hậu.[ 11,1 ]

Khí hậu Thung Nai thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đơng lạnh và khơ. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C đến 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, dao động từ 1.800 đến 2.200 mm. Tuy vậy lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu trong các tháng 7, 8 và 9 nên dễ gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhìn một cách tổng thể, khí hậu Thung Nai thuộc loại mát mẻ, khơng khí trong lành, lượng mưa khá và tương đối điều hồ. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến để nghỉ dưỡng.

2.1.1.3. Tài nguyên du lịch và nhân văn [27,607]

Người dân Hồ Bình trước kia vẫn thường kể cho nhau nghe về một thung lũng được bao quanh bởi những ngón núi cao vút, bốn bề mây phủ. Thời xa xưa ấy, các loài vật như hổ, báo, hươu nai, thường kéo nhau về đây sinh sống. Nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn những bầy nai tha thẩn bên các dịng suối thơ mộng, từ đó người ta gọi đây là Thung Nai, tức là một thung lũng toàn nai.

Hình 2.1: Đền thờ Chúa Thác Bờ

Thung Nai cũng là nơi có đền thờ Bà chúa Thác Bờ nổi tiếng , Bà chúa cai quản cả một dọc Tây Bắc, ngược thượng lưu là các xứ Mường Hồ bình, xứ Thái Sơn La Lai Châu . . . Theo truyền thuyết Đền Bờ thờ bà chúa Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa giúp Vua Lê lo liệu quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn Tù trưởng Đèo Cát Hãn. Trong khi vận chuyển lương thực, do sóng to gió

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN lớn, thuyền bị đắm chìm tại Hang Miếng, cịn xác bà trôi dạt về hang.

Do có cơng với nước, bà được Vua truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ, từ đó nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói thờ phụng hàng năm... Trong đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, tượng thờ chính là hai pho tượng bằng đồng. Sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đã khiến cho bất cứ du khách nào khi hành hương đến Đền Bờ cũng dễ dàng tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Ở Thung Nai có rất nhiều điểm để tham quan, khám phá và nghỉ ngơi thư giãn. Muốn đi rừng ta có thể vào Bản Mu, một bản của người Mường nằm trong thung lũng giữa những cánh rừng rậm rạp. Muốn chơi lòng hồ ta xuống bến đi thuyền .Có thể thăm các đảo hoang không dấu chân người trên sông Đà hay bồng bềnh trên sóng nước thả câu .

Từ bến đi thuyền vào Đền Bà Chúa Thác Bờ chỉ mất 30 phút. Ngồi trên thuyền ta như lạc vào cõi đảo đá Hạ Long do thiên nhiên ban tặng, có rất nhiều đảo nổi như thế với vơ số hình thù tha hồ tưởng tượng. Thật hữu tình và thơ mộng!!! Quanh chân Đền dưới sông là các bè cá.

Hình 2.2: Bè cá của người dẫn xã Thung Nai

Cách đền Bà chúa 10 phút đi thuyền, du khách đến Hang Thác Bờ, nơi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản quốc gia từ năm 2008. Nếu nước dâng cao có thể đi thuyền vào tận trong hang để ngoạn cảnh. Nước cạn thì lội bộ trong hang, đi trên những cầu khỉ làm bằng tre để khám phá. Trong lòng hang sâu hơn 100m, với vơ vàn những nhũ đá hình thù kỳ lạ, khi ta gõ tay vào tạo nên những âm thanh khác nhau, mà người Mường địa phương cho

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN rằng giống tiếng cồng chiêng của họ.

Thung Nai có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, là nguồn tiềm năng du lịch

vô cùng quý giá với mơi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp, ít bị ảnh hưởng của

vùng công nghiệp và đô thị. Cộng đồng dân cư chăm chỉ, nhiệt tình và hiếu khách, khí hậu ơn hồ, rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển thành khu du lịch lịch sử, sinh thái, lễ hội, kết hợp du lịch cộng đồng. Đây là tuyến du lịch sinh thái – văn hoá – tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hồ Bình đã được đưa vào điểm du lịch trọng điểm quốc gia.

Hình 2.3: Động Thác Bờ và những hình nhũ đá huyền ảo

2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội Thung Nai.

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân là 12%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2009 2011 nông nghiệp giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 81% - xuống cịn 70%, tiểu thủ cơng nghiệp tăng từ 6% đến 10%, thương mại và dịch vụ tăng từ 13% lên đến 20%.

Khu vực Thung Nai mặc dù có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của xã, có 98% người dân ở đây làm nông nghiệp. Diện tích đất nơng nghiệp của Thung Nai là 435,5 ha chiếm tỷ lệ 12,25% diện tích đất của tồn xã. Nhưng do diện tích đất canh tác của xã nằm trên vùng đồi núi dốc nên sản lượng chưa cao. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1.259,5 tấn. Thu nhập nơng nghiệp thấp phần nào ảnh hưởng tới đời sống người dân của xã. Chăn nuôi trong vùng phát triển mạnh, vừa chăn nuôi gia súc phục vụ sức kéo, vừa cung cấp thực phẩm cho cộng đồng và khách du lịch.

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN Hiện nay khu vực Thung Nai có gần 2322,63 ha diện tích rừng với đa dạng hệ sinh thái động, thực vật quý hiếm như Lát hoa, Bách, Lim… động vật như trăn, gà lơi… có đặc sản là cá Quất, cá Lăng… dùng để chế biến các món ăn có giá trị phục vụ khách du lịch. Tất cả các nguồn tài nguyên du lịch hiếm có đó là cơ sở và là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Ngành thủ công nghiệp của Thung Nai chưa phát triển mạnh, giá trị hàng hố khơng cao chủ yếu là sản xuất tăm mành. Tổng doanh thu chủ yếu từ tiểu thủ công nghiệp trong năm ước đạt giá trị 200 triệu đồng.

- Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của du lịch, các vấn đề kinh tế xã hội của Thung Nai, có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân trong khu vực được nâng lên rõ rệt cụ thể: hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thơng đi lại liên xã, liên xóm được đầu tư nâng cấp khang trang đẹp đẽ, hệ thống đường điện, thông tin liên lạc và cung cấp nước sạch đã được phát triển về đến từng hộ dân, vấn đề về vệ sinh môi trường được quan tâm chú trọng. Hệ thống trường học cho con em trong xã và trạm y tế để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng được cải thiện.

Đối với các hạng mục có liên quan đến phát triển du lịch, Trung ương và địa phương đã ưu tiên đầu tư các hạng mục cho phát triển du lịch như năm 2007 đã đầu tư vào dự án xây dựng cảng Thung Nai khang trang đẹp đẽ góp phần đi lại thuận lợi cho du khách. Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống đường xuống cảng, bãi tập kết cho các phương tiện của du khách khi đến Thung Nai. Tuy nhiên đầu tư kinh tế và phát triển kinh tế xã hội tại Thung Nai chưa nhiều và chưa kịp thời để phục vụ cho việc khai thác hết tiềm năng tài nguyên phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch tại Thung Nai.

2.1.3. Mối quan hệ gắn kếtgiữa hồ Hịa Bình và xã Thung Nai trong sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng.

Trong thực tế du lịch Thung Nai đã có các hoạt động du lịch nhưng chưa thực sự hiệu quả, nên việc thống kê lượng khách và các vấn đề liên quan chưa đầy đủ. Số lượng khách du lịch đến Thung Nai chỉ chiếm một lượng nhỏ so với lượng khách đến hồ Hồ Bình. Riêng đối với khu vực Thung Nai thì du khách tới đây chủ yếu là khách Việt Nam vào mùa lễ hội đền Bờ, vào mùa lễ tết, ước chừng 20 đến 21

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN ngàn lượt khách trong năm. Đền Bờ được chọn là hạt nhân quan trọng của khu du lịch Hồ Sơng Đà Hồ Bình trong tương lai. Du khách (Nhất là khách trong nước) thường đến đây để cầu mong, ước nguyện cho những điều tốt lành trong cuộc sống và mong cho cả những chuyến đi tham quan trong khu du lịch được thuận lợi.

Khách nước ngồi thì rất ít, chủ yếu là khách cơng vụ. Sở dĩ có lý do như vậy do các cơ sở dịch vụ du lịch của khu vực chưa có gì (Kể tất cả các lĩnh vực).

Bảng 1: Tổng doanh thu du lịch của2. Thung Naigiai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 13.000 15.340 17.0 00

Quốc tế 5.000 7.000 4.500

Nội địa 8.000 8.340 12 00.5

[Nguồn: phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Cao Phong năm 2011]

Do du lịch Thung Nai chưa phát triển, cho nên doanh thu du lịch của khu vực Thung Nai cịn hạn chế, tuy có đóng góp nhất định vào ngân sách của xã và một phần vào cải thiện đời sống của nhân dân, và chuyển dịch cơ cấu nhờ vào các dịch vụ du lịch.

Nhìn chung doanh thu du lịch của hồ Sông Đà chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Qua đây ta thấy nếu du lịch được đầu tư một cách đầy đủ và biết cách khai thác đúng hướng thì doanh thu du lịch sẽ là một nguồn thu đáng kể.

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện trong phát triển kinh tế của xã Thung Nai. triển kinh tế của xã Thung Nai.

* Thuận lợi:

- Là nơi thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh vật đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, có khí hậu ơn đới rất ổn định, có nhiều động thực vật quý hiếm như trăn, gà lơi… có đặc sản là cá Quất, cá Lăng…

- Là xã có tiềm năng đất đai và khí hậu thuận lợi về phát triển cây nông nghiệp như ngô.

- Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp – – tiểu thủ công nghiệp và thương mại đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hố.

- Chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc phát triển du lịch, thường xun chỉ đạo.

- Có hồ Hồ Bình với lợi thế là thiên nhiên phong phú, cảnh quan đa dạng và được ví như là một Hạ Long thu nhỏ. Lần về thăm và làm việc tại tỉnh Hồ Bình, phát biểu với hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Hồ Hồ Bình là một trong những hồ đẹp nhất của Việt Nam”. Thủ tướng đã “Nhất trí về chủ trương đưa hồ hồ Hồ Bình vào khu du lịch Quốc gia” (Hiện nay UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ văn hố thể thao du lịch để trình thủ tướng chính phủ). Ngồi ra cịn có đền Chúa Thác Bờ, khách đến Thung Nai còn được vào thăm các bản của người dân tộc, đi bộ thăm rừng nguyên sinh.

- Hệ thống mạng lưới giao thông đường thuỷ và đường bộ tương đối phát triển, tạo nên mạng lưới đường huyết mạch vận chuyển trao đổi hàng hố và hình thành tuyến du lịch thiên nhiên Cao Phong – Mai Châu Hồ Bình.–

- Các chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng, Nhà nước tiếp tục được ưu tiên và đầu tư phát triển vùng 134,135, nhất là các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Những lợi thế sẵn có được tiếp tục phát huy khai thác như: sự thống nhất trong toàn xã, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân, tiền năng du lịch, nguồn lao động và môi trường trong lành.

Luận văn Thạc sỹ CHQTKD Viện Ktế & Qlý, ĐH BKHN - Dân cư phân tán là một thách thức lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. - Kinh tế phát triển còn chậm chưa thực sự vững chắc. Lực lượng lao động trongkhối ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 98%.

- Tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (53,03% theo tiêu chí mới)

- Sự đa dạng về dân tộc và văn hố cũng như sự khác nhau về trình độ nhận thức của các dân tộc là thách thức trong phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Tình hình giá cả thị trường biến động mạnh, thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn. Điểm xuất phát để phát triển kinh tế thấp, tài nguyên nghèo nàn.

- Xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93%, trình độ dân trí khơng đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao.

- Trình độ, năng lực lãnh đạo quản lý của một số cán bộ xã còn nhiều hạn chế. 2.2. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỒ BÌNH.

2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên.

Đặc điểm địa hình.[27,61]

Địa hình Thung Nai cao từ 200 – 400 m, gồm các dạng địa hình đối đá vơi đất sét, đồi bào mịn xâm thực, các dạng địa hình cacxtơ, các thung lũng xâm thực – bồi tụ có song suối thường xuyên. Đất chủ yếu là đấy feralit nâu đỏ trên đá macma bazơ, trên đá vơi, đất xói mịn trơ đá gốc. Nền địa chất của cảnh là đá vơi và đá trầm tích sa phiến thạch.

Do cấu trúc địa hình, đại chất cơng trình và nằm trên các lớp đá vơi bị nước phân huỷ đã tạo cho Thung Nai một cảnh quan đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Bản Mu mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối.

Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hịa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)